Bình luận về Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam

Bình luận về Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam

Monday 21 January 2013

CỘNG SẢN LUẬN XI * NHÀ NƯỚC & XÃ HỘI

                                                                      
                                                                           CHƯƠNG XI


                                                       NHÀ NƯỚC & XÃ HỘI CỘNG SẢN

Chương này có mục đích bàn về nhà nước và xã hội của các nước cộng sản theo ước mơ, kế hoạch của Marx và những người theo ông, đồng thời trình bày những sự thực của công cuộc xây dựng cộng sản chủ nghĩa.

Chủ nghĩa Marx là một chủ nghĩa hành động. Ông chỉ trích các triết gia chỉ giải thích mà không hành động, chỉ nói mà không ra tay thay đổi xã hội [1]. Marx đã viết bản Tuyên Ngôn của đảng Cộng sản và đã vạch kế hoạch cho những người theo ông thực hiện.

I. ĐẢNG CỘNG SẢN

Marx có nhiều ước mơ. Ước mơ thứ nhất là kêu gọi vô sản đứng lên chống tư bản và cướp chính quyền. Ước mơ thứ hai là tổ chức đảng cộng sản lãnh đạo vô sản. Ước mơ thứ ba là tổ chức một nhà nước và xã hội cộng sản.
Nhà nước này do đảng cộng sản lãnh đạo. Đảng này tự cho tài năng, trí tuệ , là đại biểu của giai cấp vô sản:
Những người cộng sản chỉ khác với các đảng vô sản khác trên hai điểm:
+ Một là, trong các cuộc đấu tranh của những người vô sản thuộc các dân tộc khác nhau, họ đặt lên hàng đầu và bảo vệ những lợi ích không phụ thuộc vào dân tộc và chung cho toàn thể giai cấp vô sản;
+ Hai là, trong các giai đoạn khác nhau của cuộc đấu tranh giữa vô sản và tư sản, họ luôn luôn đại biểu cho lợi ích của toàn bộ phong trào. Vậy là về mặt thực tiễn, những người cộng sản là bộ phận kiên quyết nhất trong các đảng công nhân ở tất cả các nước, là bộ phận luôn luôn thúc đẩy phong trào tiến lên về mặt lý luận, họ hơn bộ phận còn lại của giai cấp vô sản ở chỗ là họ hiểu rõ những điều kiện, tiến trình và kết quả chung của phong trào vô sản (TUYÊN NGÔN CỘNG SẢN II, 1)
Đảng cộng sản tuyên bố là họ phục vụ nhân dân, xây dựng dân chủ và phồn vinh. Như đã nói ở chương trước, đảng cộng sản khởi đầu là do các trí thức như Marx, Engels, Lenin, Trotsky, Stalin, Trần Độc Tú, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh, Nguyễn An Ninh, Phan Văn Hùm . . . chống tư sản tụ họp lại, sau mở rộng đến các tầng lớp khác.

Điểm thứ nhất là tại Nga, Trung Quốc và Việt Nam không có giai cấp vô sản, không có giai cấp công nhân cho nên khẩu hiệu vì vô sản là một điểu không thực. Dù cho ở Anh, Đức, Pháp, Thụy Sĩ công nhân đông, có đảng cộng sản nhưng họ không nổi dậy, như vậy là không có đấu tranh giai cấp, không có căm thù, hoặc nếu có cũng không đến nỗi phải hủy diệt tư bản như Marx hô hào. Điểm thứ hai, phục vụ nhân dân cũng không thực.Trong bản Tuyên ngôn đảng Cộng sản, Marx tuyên bố đảng cộng sản là lực lượng đa số tranh đấu cho quyền lợi đa số:
Tất cả những phong trào lịch sử, từ trước đến nay, đều là do thiểu số thực hiện, hoặc đều mưu lợi ích cho thiểu số. Phong trào vô sản là phong trào độc lập của tuyệt đại đa số,mưu lợi ích cho tuyệt đại đa số. (TUYÊN NGÔN CỘNG SẢN I ,15)

Nhân dân Liên Xô gồm những ai? Trong TNCS, Marx ca tụng giai cấp vô sản, nhưng giai cấp vô sản châu Âu không nổi dậy cướp chính quyền, còn ở Nga, đa số là nông dân. Nhưng nông dân bị Marx và Lenin coi là tiểu tư sản, là phản động bởi vì nông dân chủ trương tư hữu, nông dân bảo vệ ruộng đất của mình. Nông dân là tuyệt đại đa số còn có giai cấp thượng lưu là tư sản và các giai cấp trung đẳng khác như thợ thủ công, tiểu thương, tiểu chủ.. . cũng bị TNCS kết án [ 2 ]. Ngoài ra các giáo sĩ, các trí thức và tín đồ các tôn giáo cũng bị Marx kết tội trong văn bản và bị Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh đem ra hành hình trong thực tế.

Như vậy, cái khẩu hiệu vì nhân dân, vì tổ quốc, vì lợi ich đa số là một điều không hề có trong chủ nghĩa cộng sản. Loài người đã bị chiến tranh tôn giáo, bọn kỳ thị chủng tộc, chủ nghỉa thực dân, đế quốc, phát xít gieo rắc tai họa nhưng dẫu sao thì họ chỉ giết người khác giống, còn cộng sản thì giết sạch mọi người kể cả đồng bào và đồng chí! Như vậy là cộng sản có mức độ tàn bạo cao hơn các lũ kia, và thật tế, cộng sản không hề thương dân, phục vụ nhân dân như họ tuyên bố! Họ chỉ vì quyền lợi bản thân họ, phe nhóm họ. Họ cũng chẳng phải chiến đấu cho lý tưởng cộng sản.Trước khi chưa thành công, cộng sản tỏ ra thân dân, nhưng khi nắm được chính quyền, họ ngang nhiên trở mặt với nhân dân. Sau chiến thắng Điện biên phủ, cộng sản phát động cải cách ruộng đất, cải tạo công thương nghiệp và chỉnh đốn đảng là những hành động phản bội nhân dân.

Marx và Lenin luôn nói đến tự do, dân chủ [3].Trong TNCS, Marx nói: Như chúng ta đã thấy trên kia, bước thứ nhất trong cuộc cách mạng công nhân là giai cấp vô sản biến thành giai cấp thống trị, là giành lấy dân chủ. (TUYÊN NGÔN CỘNG SẢN II , 6)

Chúng ta nên hiểu rằng chính Marx đã tạo ra một thứ ngôn ngữ ma quỷ mà bọn đệ tử của ông tiếp thu rất nhanh và bắt chước rất gỉỏi. Những ngôn ngữ của họ chỉ có một phần ý nghĩa thật, còn phần nhiều là trái ngược. Họ dùng đường, và màu sắc để che đậy một âm mưu, một tội ác, một sự lừa dối của một viên thuốc độc. Như tù đày thì gọi là học tập, cải tạo; hòa bình có nghĩa là chiến tranh; dân chủ có nghĩa là phản dân chủ; độc lập có nghĩa là nô lệ; tư do có nghĩa là xiềng xích. Phải nói xây dựng dân chủ chứ không ai nói giành dân chủ.

Giành dân chủ hóa ra tư bản có dân chủ mà cộng sản không có nên phải tranh giành hay sao?Như trong câu trên, giành lấy dân chủ nghĩa là giành lấy chính quyền. Giành lấy chính quyền là phải sắt máu bạo tàn giết kẻ thù, giết nhân dân và dùng mọi thủ đoạn để chiến thắng. Hơn nữa, một khi Marx coi khinh nhân dân, Lenin, Stalin, Mao, Hồ sát hại nhân dân thì sao có thể xưng là tự do, dân chủ?
Engels đã giải thích rõ ràng về khái niệm giành lấy dân chủ trong tác phẩm Những nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản (1847):
Trước hết, nó tạo ra một chế độ dân chủ và nhờ đó mà trực tiếp hay gián tiếp tạo ra quyền thống trị chính trị của giai cấp vô sản. [. . ]. Muốn thế, có lẽ cần phải có một cuộc đấu tranh mới nữa, song cuộc đấu tranh mới đó nhất định sẽ kết thúc bằng thắng lợi của giai cấp vô sản.
(Tuyển tập Mác & Ăng-ghen, 6 tập. Nxb Sự Thật, Hà Nội và Nxb Dietz Verlag ,Berlin, Đông Đức,1980 – 1984. I,455)

Engels đã nói rõ sự khác biệt giữa dân chủ tư sản và dân chủ cộng sản. Dân chủ tư sản trên lý luận và hiến pháp mọi người dân đều có quyền tự do; trong khi dân chủ cộng sản lý luận và thực tế là tiêu diệt tư sản và các kẻ thù mà nó tưởng tượng:
Đối với giai cấp vô sản, chế độ dân chủ sẽ trở nên hoàn toàn vô ích nếu nó không được dùng ngay lập tức làm phương tiện để thi hành những biện pháp rộng rãi trực tiếp đánh vào chế độ tư hữu và bảo đảm sự sinh sống của giai cấp vô sản. (Mác-Ăng Ghen Tuyển Tập I, 455).

Lenin đưa ra một khái niệm mới về dân chủ. Ông chia ra hai thứ dân chủ là dân chủ vô sản với dân chủ tư sản. Theo ông, dân chủ vô sản là dân chủ cho tuyệt đại đa số nhân dân, dân chủ cho người nghèo; còn dân chủ tư sản chỉ là dân chủ cho một thiểu số rất nhỏ, dân chủ cho người giàu. (Lenin, Nhà nước và cách mạng, tr. 139-144)
Lenin còn nói:
Chế độ dân chủ vô sản so với bất cứ chế độ dân chủ tư sản nào, cũng dân chủ hơn gấp triệu lần; chính quyền xô-viết so với nước cộng hoà tư sản dân chủ nhất thì cũng dân chủ hơn gấp triệu lần. (Lenin, Cách mạng vô sản và tên phản bội Cau-xky, sđd., tr. 39) [4].

Cách nói của Lenin là kiểu khen mình chê người, đầy kiêu căng, tự phụ. Lịch sử nước Nga, lịch sử đảng cộng sản Liên Xô là lịch sử một cuộc nội chiến đẫm máu kéo dài từ Lenin cho đến Stalin do Lenin, Stalin tổ chức để chống lại nhân dân Liên Xô. Chính Kautsky đã lên tiếng khuyên can Lenin không nên tàn sát nhân dân, không nên tước đoạt ruộng đất của nông dân, nhưng tiếng nói của tiếng chuông hòa bình đã bị tiếng đại bác của Hồng quân lấn át.

Sau khi trừ khử những lực lượng đối lập, Lenin lập ra một nhà nước cộng sản do Lenin cầm đầu.Đảng cộng sản giữ độc quyền cai trị, cứ 1 đến 5 năm mở Đại hội, bầu Đại biểu trung ương , khoảng 100-150 người. Các đại biểu này nhiều khi là do Tổng bí thư lựa chon chứ không do các địa phương cử lên. Đại biểu trung ương bầu ra bộ chính trị khoảng 15- 20 người và một số dự khuyết, Bên cạnh bộ chính trị là ban bí thư. Người đứng đầu đảng cộng sản Liên Xô là Chủ tịch đảng, và sau chủ tịch đảng là Tổng bí thư đảng.

Đây là mô hình tổ chức đảng cộng sản Liên Xô mà cũng là khuôn mẩu cho các đảng cộng sản đàn em. Số đại biểu Trung ương, Bộ chính trị, và ban bí thư thay đổi theo không gian và thời gian. Nói chung thì nước nào cũng có khoảng một vài triệu đảng viên mà thực quyền nằm trong tay chủ tịch đảng hay tổng bí thư và một vài nhân vật bên cạnh. Dường như chức chủ tịch đảng thường dùng cho người sáng lập đảng như Lenin, Mao, Hồ. Chủ tịch đảng, Tổng bí thư cũng giống hoàng đế, ngồi hoài cho đến chết. Bên cạnh đảng còn có nhà nước và quốc hội giống như tổ chức quốc gia của các nước dân chủ. Nhưng chủ tịch nước hay thủ tướng cũng là người của đảng.Nhà nước và quốc hội là tay sai của đảng, luôn luôn phục tòng đảng. Chính phủ và quốc hội cộng sản chỉ là bù nhìn. Dân chúng các quốc gia dân chủ chỉ có nuôi nhà nước, còn dân chúng các nước cộng sản phải gánh đảng và nhà nước. còng cả tấm lưng ốm đói, còm cõi.Như vậy là quyền hành và tài sản quốc gia lọt vào tay nhóm thiểu số .

Cái sai lầm đầu tiên là ở đây, là ở chủ trương cộng sản, nghĩa là bãi bỏ tư hữu để lập tài sản quốc gia tập trung trong tay một nhóm thiểu số. Chỉ một hạt sạn nhỏ cũng đủ ngăn cản một tiến trình vận chuyển. Muốn ước mơ này thành tựu, muốn xây dựng một xã hội nhân ái, việc đầu tiên là các bậc lãnh đạo phải là những bậc thánh, không muốn chuyên quyền, không tham của cải. Mọi việc sẽ ra sao nếu người thủ kho và người lãnh đạo nẩy sinh óc chiếm đoạt tài sản xã hội? Chúng ta đã thấy việc Cải cách ruộng đất, việc đánh tư sản, việc bài trừ văn hóa đồi trụy chỉ làm giàu có một số bọn cướp ngày mà ngân khố quốc gia chẳng thêm được bao nhiêu nén vàng!

Nhiều việc cho thấy các ông cộng sản rất có óc kinh doanh và tư hữu. Người cộng sản chửi bọn Anh, Pháp bán thuốc phiện và rượu cho dân Trung Hoa và dân Việt Nam nhưng chính người cộng sản từ trước đến nay cũng buôn thuốc phiện, sản xuất ma túy. Mai Chí Thọ là một tay có bản lĩnh khi tổ chức vượt biên bán chính thức!Và nay, nhiều cộng sản gộc đã cướp đất nhân dân! Làm sao có thể giao tài sản quốc gia cho chúng quản lý? Quả là " gửi trứng cho ác"!

Nhà nước cộng sản khác với nhà nước dân chủ. Marx và Engels trong Cuộc Nội Chiến ở Pháp đã lấy cách mạng Pháp và Công xã Paris làm khuôn mẫu cho cách mạng cộng sản. Về cuộc nổi dậy là phải chém giết cực kỳ tàn ác. Lenin còn cho rằng Paris công xã chưa mạnh tay giết sạch kẻ thù.Về cách tổ chức nhà nước, Engels cho rằng cộng sản không nên theo tổ chức Đại nghị, mà tư pháp phải cộng tác với hành pháp để tiêu diệt kẻ thù.

Lenin là chủ tịch đảng, còn Stalin là tổng bí thư cho nên khi Lenin sống cũng như khi Lenin bệnh, Stalin nắm quyền, mặc tình sinh sát. Stalin tàn sát phe Nga hoàng, phe Menshevish và Trotsky.
Sau cách mạng tháng 10 Nga, đảng Bolchevish ban đầu chỉ vài ngàn người. Trong Bệnh ấu trĩ tả khuynh của phong trào cộng sản (1920), Lenin cho biết thực hiện nền chuyên chính, là do giai cấp vô sản được tổ chức trong các Xô-viết và chịu sự lãnh đạo của Đảng cộng sản bôn-sê-vích gồm 611.000 đảng viên [5]. Quyền thống trị thực tế vào tay Lenin, Stalin với khoảng năm người trong bộ chính trị thì chỉ là một thiểu số. Từ Lenin đến Stalin, nước Nga bị cai trị bởi chủ nghĩa độc tài đảng trị. Điều này lại cho chúng ta thấy tính chất phản dân chủ của cộng sản.

II. NHÂN SINH QUAN MARXIST

Trong TNCS và các tác phẩm khác, Marx đã vẽ nên một thế giới tốt đẹp, một đất nước tốt đẹp, và một xã hội rất tốt đẹp. Theo Marx, sau khi cộng sản nắm quyền thì thế giới thay đổi bộ mặt:
+vô giai cấp
+vô chính phủ
+vô tổ quốc
+vô gia đình
Marx đã nói điều đó trong TNCS:
+Khi những đối kháng giai cấp đã mất đi trong tiến trình của sự phát triển và toàn bộ sản xuất đã tập trung trong tay những cá nhân đã liên hợp lại với nhau thì quyền lực công cộng cũng mất tính chất chính trị của nó. (TUYÊN NGÔN CỘNG SẢN II )
+Sự thống trị của giai cấp vô sản sẽ càng làm cho những sự cách biệt và những sự đối lập mất đi nhanh hơn. Hành động chung của giai cấp vô sản, ít ra là ở những nước văn minh, là một trong những điều kiện đầu tiên cho sự giải phóng của họ.
+Hãy xoá bỏ tình trạng người bóc lột người thì tình trạng dân tộc này bóc lột dân tộc khác cũng sẽ bị xoá bỏ.
Khi mà sự đối kháng giữa các giai cấp trong nội bộ dân tộc không còn nữa thì sự thù địch giữa các dân tộc cũng đồng thời mất theo.
+Nếu giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản, nhất định phải tự tổ chức thành giai cấp, nếu giai cấp vô sản thông qua con đường cách mạng mà trở thành giai cấp thống trị và với tư cách là giai cấp thống trị, nó dùng bạo lực tiêu diệt những quan hệ sản xuất cũ, thì đồng thời với việc tiêu diệt những quan hệ sản xuất ấy, nó cũng tiêu diệt luôn cả những điều kiện tồn tại của sự đối kháng giai cấp, nó tiêu diệt những giai cấp nói chung và cũng do đấy, tiêu diệt cả sự thống trị của chính nó với tư cách là một giai cấp. (TUYÊN NGÔN CỘNG SẢN II )

II.1. Vô chính phủ (Nhà nước tự tiêu vong)

Nhà nước là cơ quan quyền lực tối cao của một nước. Đó là bộ máy cai trị, trên cao là quốc trưởng (vua, tổng thống hay chủ tịch) , và một hệ thống trung ương bên cạnh quốc trưởng gọi là triều đình hay chính phủ gồm các bộ trưởng.
Trên lý thuyết cũng như trên thực tế, danh từ này khác nhau. Quân chủ hay tư bản coi chức năng của nhà nước là cai trị, còn cộng sản gọi chức năng của nhà nước là trấn áp.
Engels nói:
Nhưng thực ra, nhà nước chẳng qua chỉ là một bộ máy của một giai cấp này dùng để trấn áp một giai cấp khác, điều đó, trong chế độ cộng hoà dân chủ cũng hoàn toàn giống như trong chế độ quân chủ. Và trong trường hợp tốt nhất, người ta cũng có thể nói được rằng nhà nước cũng chỉ là một tai hoạ mà giai cấp vô sản chiến thắng trong cuộc đấu tranh giành quyền thống trị giai cấp đã được thừa hưởng; cũng giống như Công xã trước kia, giai cấp vô sản chiến thắng sẽ không thể không tức khắc tước bỏ những mặt nguy hại nhất của tai hoạ đó, cho đến khi một thế hệ lớn lên trong những điều kiện xã hội mới và tự do, có đủ sức vứt bỏ được tất cả cái thứ đồ cũ là nhà nước kia đi. (Tuyển Tập Mac-Ăng-ghen, VI, 482)
Khái niệm nhà nước tự tiêu vong đã được Engels giải thích trong tác phẩm Chống Dühring (1878) như sau:
Giai cấp vô sản chiếm lấy chính quyền Nhà nước và biến tư liệu sản xuất trước hết thành sở hữu Nhà nước. Nhưng chính vì thế mà giai cấp vô sản cũng tự thủ tiêu với tư cách là giai cấp vô sản chính vì thế mà nó cũng xóa bỏ mọi sự phân biệt giai cấp và mọi đối kháng giai cấp, và cũng xóa bỏ Nhà nước với tư cách là Nhà nước (. . .). Một khi không còn giai cấp xã hội nào cần phải duy trì trong vòng áp bức nữa, một khi mà cùng với sự thống trị giai cấp và sự đấu tranh để sinh tồn xây dựng trên tình trạng vô chính phủ từ trước tới nay trong sản xuất, những xung đột và những sự quá làm nảy sinh từ tình hình đó cũng đều bị loại trừ, thì lúc đó sẽ không còn có gì để đàn áp nữa, lúc đó một lực lượng đặc biệt để đàn áp, tức là Nhà nước, cũng sẽ không còn cần thiết nữa (. . .). Sự can thiệp của chính quyền Nhà nước vào các quan hệ xã hội hóa sẽ hóa ra thừa trong hết lĩnh vực này đến lĩnh vực khác và sự đình chỉ. Việc cai quản người sẽ nhường chỗ cho việc quản lý vật và chỉ đạo quá trình sản xuất. Nhà nước không "bị xóa bỏ", nó tự tiêu vong.
http://www.marxists.org/vietnamese/marx-engels/1870s/chongduhring/phan_27.htm
Lenin cũng theo Marx và Engels mà nhấn mạnh về giấc mơ này sau khi đã cướp chính quyền, tịch thu tài sản của tư bản và sát hại họ:
Bộ máy đó, chúng ta đã tước của bọn tư bản, chúng ta đã nắm lấy nó. Nhờ bộ máy đó hoặc nhờ cái gậy đó, chúng ta sẽ đập tan được mọi sự bóc lột, và khi nào trên quả đất không còn có khả năng bóc lột người khác nữa, không còn có chủ đất, chủ công xưởng, không còn có một bên là những người no kềnh bụng và một bên là những người đói lả nữa, - chỉ khi nào không thể có tình trạng đó nữa, thì chúng ta mới vứt bỏ được bộ máy ấy vào đống sắt vụn. Khi ấy, sẽ không có nhà nước, không có bóc lột. Đó là quan điểm của đảng cộng sản chúng ta.
http://www.marxists.org/vietnamese/lenin/1919/jul/11.htm

Đây là một khái niệm của nhiều người cộng sản hay xã hội đồng thời Marx chủ trương vô giai cấp, vô chính phủ và vô tổ quốc.Nếu quả thật có một thế giới như vậy, trái đất của ta sẽ là một thiên đàng. Trên bình diện lý luận, điều này rất đúng. Xóa bỏ bọn tư sản và phương thức sản xuất tư sản, tài sản tư sản vào tay đảng cộng sản. Tiến lên, tịch thu tư hữu của mọi người như vậy là không còn kẻ bóc lột, chặt hết nguồn gốc bóc lột. Như vậy thì đâu còn giai cấp, ai cũng như ai thì đúng là xã hội bình đẳng, không còn giai cấp.

Xã hội tổ chức hợp lý thì đâu cần chính phủ. Vô chính phủ, vô tổ quốc là phải. Chúng ta có thể hiểu rằng khi Nhà nước mất đi thì những chức năng quản lý về chính trị cũng mất đi, và trong xã hội cộng sản, chỉ còn lại những chức năng quản lý về kinh tế. Nhiều người giải thích rằng nhà nước không còn làm công việc của cai ngục mà làm công việc việc của nhà bếp lo bữa ăn cho nhân dân. Như vậy, “việc quản lý người” bằng nhà nước sẽ nhường chỗ cho “việc quản lý vật và chỉ đạo quá trình sản xuất” bằng cái tổ chức mà Marx đã từng gọi là liên hiệp. Engels cũng cho biết rằng ý niệm thay quản lý người bằng quản lý vật này bắt nguồn từ Saint-Simon, một triết gia mà Marx đã chỉ trích trong TNCS!

Nhưng đó là nói chơi, làm sao cộng sản tự nhiên từ bỏ chính quyền? Khởi đầu Marx đã công kích các thuyết xã hội và cộng sản để tự đề cao ông. Hồ Chí Minh đội tên Trần Dân Tiên và T. Lan để tự quảng cáo mình. Ông Hồ còn bán nước nhượng biển cho Trung Quốc để cầu chiến thắng. Những con người đó dai hơn đĩa, không bao giờ tự bỏ quyền bính. Lý luận của Marx như truyện khôi hài. Tâm lý đa số con người là tư hữu, là tham, tham chiếm vàng bạc, tham chiếm đất đai, tham làm bá chủ thiên hạ, bắt mọi người tung hô mình. Chỉ có những thánh nhân mới vô tham, vô sân, vô si. Cộng sản gian ác, làm sao mà nói chuyện đạo đức nhân nghĩa như thế? Đã vô sản chuyên chính nghĩa là dùng xiềng xích, súng đạn giết hại hàng triệu người thì không phải là nhân đạo nữa rồi! Vì vậy, triết thuyết của Marx chỉ là phỉnh gạt con người!
Lenin cũng nói:
"Có chính phủ thì không có tự do, có tự do thì không có chính phủ" ( The State and Revolution (1917)
Đó là một kiểu nói mâu thuẫn, lúc nói thế này lúc nói thế khác, không thật lòng. Vậy ông chủ trương chuyên chính vô sản tức là ông công nhận xã hội của ông, đất nước của ông không có tự do?
Cộng sản bãi bỏ tư hữu của nhân dân để đem tài sản cho cộng sản giữ, cộng sản tiêu. Cộng sản bãi bỏ tư hữu tư nhân , biến tài sản nhân dân vào tài sản chúng. Nghĩa là cộng sản không từ bỏ tư hữu như miệng chúng nói. Như vậy làm sao mà chúng tự động rút lui nếu nhân dân không vùng lên tiêu diệt chúng! Việc chúng giành nắm chính quyền một mình, chủ trương độc đảng, việc chúng ngồi hoài cho đến chết, không bầu bán, việc chúng truyền ngai vàng cho con cháu đều chứng tỏ cộng sản không dân chủ và không bao giờ từ bỏ quyền lợi. Marx sai hay Marx nói dối?

Nhưng Marx đã mâu thuẫn, đã dùng ngôn ngữ ma quỷ. Một đàng, ông bảo tiêu diệt tư sản và tư hữu thì xã hội hết giai cấp, hết kẻ bóc lột, đằng khác, ông bảo phải dùng vô sản chuyên chính sau khi đã đoạt chính quyền tư sản và tài sản nhân dân. Vô sản chuyên chính nghĩa là còn có binh lính, công an, nhà tù, cai tù, bộ công an, bộ quốc phòng, đảng và chính phủ thì làm sao mà nhà nước tự tiêu vong? Thực tế cho thấy, khi cộng sản cầm quyền, các bộ phận tòa án, công an, bộ đội tăng lên gấp nhiều lần so với thời quân chủ và thực dân. Nhà nước cộng sản nói rằng họ chú trọng sản xuất, ghét bọn ngồi không hưởng lợi, nhưng chính cộng sản lại tạo ra một số phi sản xuất, ăn bám vào đôi vai còm cõi của công nông.
Milovan Djilas viết như sau về việc Marx tuyên bố nhà nước tự tiêu vong:
Điều đặc biệt là ngược lại với lí luận về sự “tiêu vong”, chức năng của nhà nước ngày càng mở rộng và phân nhánh cùng với số người tham gia vào bộ máy ngày một đông hơn. (GIAI CẤP MỚI 4 ,16)
Trần Độ đã viết về việc này như sau:Các lực lượng Công an lại có quy mô của một Chính phủ (nhiều lĩnh vực) nào là an ninh chính trị, công an kinh tế, an ninh văn hóa và an ninh đối ngoại... Thế mà bất cứ việc gì cũng phải nêu lên đó là nhiệm vụ của toàn dân, mỗi người dân đều phải gánh vác hoặc tham gia. Công an có công an khu vực, công an phường, xã. Ngày xưa còn bé, ở nhà quê, tôi chỉ thấy làng xã tôi có một trương tuần và 4 anh tuần phiên. Ngày nay tôi thấy ở phường có công an phường có trụ sở, có mấy chục người và chỉ huy là một cấp tá; bây giờ mình nhiều sĩ quan thật! Tôi thấy cái sự cồng kềnh và đông đảo quá thế không phải là một kinh nghiệm hay. Nó quá tốn kém vì nhiều cơ quan, tổ chức thì phải nhiều trụ sở, nhiều xe cộ, đồ dùng văn phòng, nhiều đại hội, hội nghị và học tập. Những chi phí về các việc đó đều lấy vào ngân sách, đều do dân phải đóng góp, mà trong khi ta lại quá thiếu thốn vốn để đầu tư phát triển kinh tế. (MỘT CÁI NHÌN TRỞ LẠI 2)

II.2.Vô giai cấp

Marx nói rằng sau khi cướp tài sản của tư sản, loại bỏ giai cấp tư sản bóc lột thì không còn giai cấp nữa. Không biết ông mơ tưởng hảo huyền hay ông lừa bịp thiên hạ, bởi vì sau khi giết, bỏ tù giai cấp tư sản, ông vẫn chủ trương vô sản chuyên chính, và Mao, Hồ vẫn dùng chế độ lý lịch. Sau khi cai trị Liên Xô 17 năm, năm 1936, Stalin tuyên bố Liên Xô đã trở thành xã hội phi giai cấp (GIAI CẤP MỚI 3, 1) nhưng mà trại tù Goulag, Siberia vẫn chật ních tội nhân. Điều này chứng tỏ xã hội Liên Xô vẫn còn kẻ bị trị chống đối giai cấp thống trị. Hơn nữa, trong thời Stalin cũng như Mao, Hồ, một giai cấp mới xuất hiện đó là bọn tư sản đỏ, sống huy hoàng, có tiêu chuẩn riêng, nhà thương riêng, chợ riêng trong khi vua chúa và tư bản vẫn dùng chung chợ búa, bệnh viện, trường học với nhân dân. Như vây cái mà Marx bảo là xóa bỏ giai cấp cũng là một điều dối trá.

II.3. Vô tổ quốc

Marx tuyên bố rằng "Công nhân không có tổ quốc" (TUYÊN NGÔN CỘNG SẢN II, 5).Vì theo chủ trương này, Marx cũng như Lenin, Stalin đã ủng hộ phát xít Đức trong khi một số đảng viên cộng sản không theo chủ trương của Marx, trái lại họ đoàn kết với đất nước họ chống phát xít, xâm lược bảo vệ tổ quốc của họ, do đó Quốc tế II tan rã.
Lenin cũng như Hồ Chí Minh chỉ cầu chiến thắng, không quan tâm đến tổ quốc của họ. Lenin nói:
Tôi không quan tâm đến nước Nga sẽ ra sao. Đồ chó đẻ! Tất cả chỉ là đi đến cách mạng thế giới mà thôi! [6]

Chủ trương của Marx và Engels không phải là do lòng bác ái vị tha, coi bốn bể là nhà, mà chỉ là một âm mưu trục lợi. Marx, Lenin, Stalin mong muốn phát xít đem binh đánh tư bản để cộng sản thủ lợi, nhưng không ngờ Đức lại đánh Liên Xô cho nên Liên Xô phải bắt tay với phe đồng minh. Thực ra cộng sản cũng là một đế quốc. Sau khi lập chính quyền cộng sản tại Nga, Lenin, Stalin đã xâm chiếm các nước xung quanh lập nên Liên bang Xô Viết, rồi đem quân xâm chiếm các nước Đông Âu. Quốc tế III cũng chỉ là một tổ chức của đế quốc Liên Xô nhằm xâm chiếm thế giới. Không có ai thực tâm yêu nhân loại cho nên không có vấn đế xóa bỏ biên cương quốc gia, trái lại họ cố gắng mở rộng biên cương, xâm chiếm thị trường. Trung quốc nay cũng là một đế quốc. Trung quốc chiếm Tây Tạng, lấn đất Việt Nam, muốn chiếm Thái Bình dương và thị trường thế giới . Quả thật nay Trung Quốc đã để lộ bộ mặt đế quốc gian ác, là một mối hiểm hoạ cho hòa bình thế giới. Và lần nữa, chúng ta thấy Marx nếu không hoang tưởng thì cũng là một kẻ lường gạt.

II.4. Vô gia đình

Trong TNCS, Marx nêu lên những điều mà những người trước Marx và đương thời Marx kết tội chủ nghĩa cộng sản là " cộng thê". và Marx cũng chửi lại họ bảo rằng tư bản cũng "cộng thê" vì tư bản coi vợ như một "công cụ sản xuất", xã hội tư bản tràn đầy gái mãi dâm, và các ông tư bản cũng lấy đàn bà, con gái công nhân, nông dân làm trò chơi. Về thực tế, thì một vài tổ chức cộng sản trước và đương thời Marx đã chung tài sản, chung vợ con, ngay vợ con lãnh tụ cũng là của chung. Nhiều ông cộng sản đã ca tụng chế độ mẫu hệ vì trong chế độ này con chỉ biết mẹ mà không biết cha là ai!Marx đã ca tụng thời kỳ ăn lông ở lổ, và ông gọi đó là thời kỳ cộng sản nguyên thủy, con người như đàn súc vật, hoàn toàn ăn chung, ở chung, không tư hữu, không vợ riêng, con riêng, tất cả là tài sản tập thể. Các ông cộng sản bám vào ý tưởng "cộng thê" của thời nguyên thủy, và Engel thì ca tụng việc "cộng thê" và cho đó là một tấm gương đạo đức :
Sự khoan dung, tức là không ghen tuông, giữa các con đực trưởng thành với nhau chính là điều kiện tiên quyết để các tập đoàn lớn hơn, bền vững hơn có thể hình thành; mà bước tiến hóa từ động vật lên người chỉ có thể diễn ra trong các tập đoàn đó.(Nguồn gốc của gia đình)
http://www.marxists.org/vietnamese/marx-engels/1880s/nguon_goc_cua_gia_dinh/phan_3.htm

Mấy ông cộng sản muốn thế giới trở về thời kỳ này, và họ coi đó là tự do, là giải phóng phụ nữ. Chính vì theo cộng sản, muốn phá bỏ gia đình, ông Hồ bắt buộc con tố cha, vợ tố chồng, nêu khẩu hiệu " trung với đảng, hiếu với dân" chứ không phải trung với nước, hiếu với cha mẹ. Một mặt muốn tạo ra huyền thoại nhà tu hành diệt dục, một mặt, ông Hồ theo chủ trương "yêu tự do" (free love) cho nên đã ăn nằm với nhiều phụ nữ, và đã giết bà Nông thị Xuân khi bà bắt ông phải cưới bà! Và cũng vì chủ trương cộng thê, Trần Quốc Hoàn đã "cộng thê" với Hồ Chí Minh trước khi giết bà ta rồi quăng xác ra ngoài đường! Cộng sản và quốc gia khác nhau ở điểm này. Trong thời kỳ hòa bình cũng như thời chiến tranh, Việt Nam tự do luôn tôn trọng gia đình, đã cho phép vợ chồng làm việc hai nơi khác nhau được sống chung, được làm việc trong một địa phương để tiện việc sống chung và nuôi dạy con cái, còn cộng sản Bắc Việt thì để mặc vợ chồng cách ly. Một vài trường hợp vợ bị cán bộ xã thôn cưỡng bức, chồng kiện cáo thì bị phê bình "phong kiến", "hủ lậu" chính là vì chủ trương "cộng thê" của cộng sản!

Lý luận cộng sản về thời nguyên thủy chỉ đúng một phần vì có loài vật sống bừa bãi, có loài chung tình sống mãi bên nhau. Và loài vật dù sống chung vẫn tư hữu ghê lắm. Con trâu, con bò, con gà mạnh nhất thì chiếm nhiều "vợ" cho riêng nó, con nào lại gần là bị đánh đuổi chứ không phải chúng theo chủ nghĩa cộng sản, cộng thê đâu! Espinas ( Về các xã hội động vật”5, 1877) cũng đã nói rằng loài vật tuy sống thành đàn nhưng vẫn có gia đình riêng:Bầy là tập đoàn xã hội cao nhất mà ta có thể thấy ở các động vật. Nó hình như là gồm nhiều gia đình; nhưng ngay từ đầu, gia đình và bầy đã đối kháng với nhau, và phát triển tỉ lệ nghịch với nhau” (Nguồn gốc của gia đình)
Trong Nguồn gốc của gia đình, Engels đã nêu lên việc Morgan đã từng sống với người Iroquois - ở bang New York và Engels đã cho rằng những người này cũng như dân bản xứ Ấn Độ - các bộ lạc Dravida ở Deccan, và các bộ lạc Gaura ở Hindustan (lưu vực sông Hằng) đã có hình thức con cái chung. Nhưng đó là quan hệ thân tộc, con anh con em, con cô con cậu là của chung, và đó là hình thức của chế độ đa thê hay đa phu của chế độ quân chủ hay thời bộ lạc chứ không phải là con chung như loài vật!
Lenin ca tụng thời kỳ nguyên thủy và cho rằng lúc này phụ nữ được tôn trọng:
Nhưng đã có một thời không có nhà nước, lúc đó các quan hệ xã hội, bản thân xã hội, kỷ luật, tổ chức lao động đều duy trì được nhờ có sức mạnh của phong tục và tập quán, nhờ có uy tín và lòng tôn trọng mà những bô lão của thị tộc hoặc phụ nữ - địa vị của phụ nữ hồi đó không những chỉ ngang với địa vị của nam giới mà thường khi còn cao hơn nữa - được hưởng, và lúc không có một hạng người riêng biệt, người chuyên môn, để cai trị. (Bàn về nhà nước) http://www.marxists.org/vietnamese/lenin/1919/jul/11.htm

Trong Nguồn gốc của gia đình, Engels cho rằng khi con người tiến lên chế độ phụ hệ là một thời kỳ đen tối của phụ nữ, phụ nữ biến thành nô lệ, mất địa vi cao quý trong gia đình:
Việc chế độ mẫu quyền bị lật đổ là thất bại có tính lịch sử toàn thế giới của nữ giới. Người đàn ông nắm quyền thống trị ngay cả ở trong nhà; còn đàn bà bị hạ xuống hàng nô lệ, phục vụ cho dục vọng của đàn ông, và là công cụ sinh đẻ đơn thuần. Địa vị thấp kém ấy của phụ nữ - đặc biệt dễ thấy ở Hi Lạp trong thời đại anh hùng, và còn rõ hơn ở thời Trung cổ - đã dần được bao biện, làm nhẹ bớt, và đôi khi được phủ dưới một hình thức ôn hòa hơn; nhưng nó vẫn không hề bị xóa bỏ.
Marx cũng kết tội xã hội hiện đại:
Gia đình hiện đại không chỉ chứa đựng mầm mống của chế độ nô lệ (servitus), mà cả mầm mống của chế độ nông nô nữa, vì ngay từ đầu nó đã gắn liền với lao dịch nông nghiệp. Nó chứa đựng, dưới hình thức thu nhỏ, tất cả những mâu thuẫn về sau sẽ phát triển trong toàn xã hội và Nhà nước của xã hội đó”. (Nguồn gốc của gia đình)
Engels chủ trương trong chế độ cộng sản, khi mà tài sản là của chung, thì chế độ hôn nhân cũ không tồn tại:
Nhưng ở đây, mọi cơ sở của chế độ hôn nhân cá thể điển hình đều bị xóa sạch. Ở đây không có tài sản nào hết, mà hôn nhân cá thể và sự thống trị của đàn ông được lập ra để duy trì và thừa kế tài sản; vì thế không có động cơ gì để lập ra sự thống trị ấy. Hơn nữa, ở đây cũng không có phương tiện để làm điều đó.(Nguồn gốc của gia đình)
Engels cho rằng vai trò đàn ông và đàn bà sẽ thay đổi , hôn nhân sẽ không còn nữa, nhất là nạn mãi dâm sẽ không còn, và cha mẹ sẽ không còn nỗi khổ sở vì phải nuôi con:
Vì với việc chuyển tư liệu sản xuất thành tài sản xã hội; thì lao động làm thuê, giai cấp vô sản sẽ mất đi, và việc một số phụ nữ phải bán mình vì tiền - con số này có thể thống kê được - cũng theo đó mà mất đi. Tệ mãi dâm biến mất; và hôn nhân cá thể không những không sụp đổ, mà còn trở thành hiện thực, kể cả với đàn ông.
Vậy, dù sao thì địa vị của đàn ông cũng sẽ thay đổi sâu sắc. Nhưng địa vị của đàn bà, của tất cả đàn bà, cũng sẽ có chuyển biến quan trọng. Một khi tư liệu sản xuất được chuyển thành tài sản xã hội, thì gia đình cá thể không còn là đơn vị kinh tế của xã hội nữa. Việc quản lí gia đình riêng trở thành một ngành lao động xã hội. Chăm sóc, giáo dục trẻ em trở thành một công việc xã hội; chúng đều được nuôi dạy như nhau, bất kể là con hợp pháp hay không.(Nguồn gốc của gia đình)
Engels viết tiếp:
Vì thế, nói chung, sự tự do hoàn toàn trong hôn nhân chỉ có thể được thiết lập; khi việc xóa bỏ nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, và các quan hệ sở hữu do nó tạo ra, đã thủ tiêu mọi toan tính kinh tế kèm theo nó; các toan tính đó hiện vẫn tạo ra ảnh hưởng lớn tới việc chọn bạn đời. Khi đó, ngoài tình cảm đối với nhau ra, thì không có động lực nào khác dẫn đến hôn nhân cả. (Nguồn gốc của gia đình)

Điều này rõ rằng là cộng sản chủ trương hủy bỏ tư hữu, hủy bỏ hôn nhân. Trai gái tự do yêu nhau, sinh con thì có đảng trông nom dạy dỗ. Nhưng quan niệm này cũng bị thực tế phủ nhận vì cộng sản nay đã trở thành tư sản đỏ, Marx chủ trương bãi bỏ tư hữu thì cộng sản chiếm hữu tài sản quốc gia và tài sản nhân dân làm của riêng. Cộng sản cho rằng xã hội cộng sản quét sạch nạn mãi dâm nhưng chính ngưòi cộng sản Việt nam đã làm gia tẳng số phụ nữa bán dâm ở trong nước và họ đã " xuất khẩu lao động" phụ nữ sang Nga, Singapore, Thái Lan, Đài Loan, Đại Hàn. . . .Chính cộng sản đã tạo ra những giai cấp mới, đã đào sâu hố ngăn cách xã hội và làm cho nạn mãi dâm phát triển gấp nhiều lần so với thời Pháp thuộc. Còn về tình yêu và hôn nhân, chẳng có gì là ưu việt trong chế độ cộng sản vì trong thời quân chủ và tư bản nhiều phụ nữ không kết hôn, hoặc sống chung mà không kết hôn, hoặc kết hôn rồi ly hôn, hoặc sống trong tình yêu tự do ( free love) .

III. TIÊU DIỆT THƯỢNG TẦNG KIẾN TRÚC CŨ
Cách mạng vô sản là cuộc cách mạng toàn diện, không phải chỉ là việc cướp chính quyền, mà còn nhắm tiêu diệt thượng tầng kiến trúc xã hội.

Descartes là một nhà khoa học, ông kêu gọi chúng ta nên có tinh thần khoa học. Tinh thần này đòi hỏi ta không nên nhắm mắt tin theo truyền thống . Ông cũng như các nhà đạo học Đông phương khuyên ta "tận tín thư bất như vô thư". Chúng ta phải kiểm tra, suy nghĩ lại tất cả lý thuyết khoa học tự nhiên hay khoa học xã hội. Có như vậy thì ta mới thấy được chân lý. Còn Marx thì chủ trương đánh đổ văn hóa truyền thống. Ông cho rằng mọi xã hội đều tạo ra một văn hóa riêng, bao gồm văn chương, đạo đức, pháp luật. . . mà ông gọi là thượng tầng kiến trúc.Văn hóa cũ là con đẻ của xã hội cũ.
Lịch sử tư tưởng chứng minh cái gì, nếu không phải là chứng minh rằng sản xuất tinh thần cũng biến đổi theo sản xuất vật chất? Những tư tưởng thống trị của một thời đại bao giờ cũng chỉ là những tư tưởng của giai cấp thống trị.
Khi người ta nói đến những tư tưởng đang cách mạng hoá cả một xã hội thì như thế là người ta chỉ nêu ra sự thật này là trong lòng xã hội cũ, những yếu tố của một xã hội mới đã hình thành là sự tan rã của những tư tưởng cũng đi đôi với sự tan rã của những điều kiện sinh hoạt cũ-TUYÊN NGÔN CỘNG SẢN II ,5)[12]

Trong chủ trương đấu tranh giai cấp, nhất là với cách mạng bạo lực và cách mạng triệt để, giai cấp vô sản tiêu diệt giai cấp tư sản phải tiêu diệt tất cả cấu trúc sản xuất cũ và sinh hoạt cũ như vậy là bao gồm kinh tế, chính trị, khoa học, kỹ thuật, tôn giáo, văn hóa, nghệ thuật, pháp luật cũ:

Cách mạng cộng sản chủ nghĩa là sự đoạn tuyệt triệt để nhất với những quan hệ sở hữu kế thừa của quá khứ; không có gì đáng ngạc nhiên khi thấy rằng trong tiến trình phát triển của nó, nó đoạn tuyệt một cách triệt để nhất với những tư tưởng kế thừa của quá khứ -TUYÊN NGÔN CỘNG SẢN II ,5)[12]

Các cuộc cách mạng chỉ động chạm đến một góc của xã hội. Như thời quân chủ, chiến tranh giữa các vị vua cũng chỉ xảy ra tại kinh đô hay tại một vài vùng chiến địa, nay cách mạng vô sản dưới sự chỉ dẫn của Marx, một gốc cây, một ngọn cỏ cũng bị đào bứng tận gốc rễ. Marx nói:

Những người vô sản chỉ có thể giành được những lực lượng sản xuất xã hội bằng cách xoá bỏ phương thức chiếm hữu hiện nay của chính mình, và do đấy, xoá bỏ toàn bộ phương thức chiếm hữu nói chung đã tồn tại từ trước đến nay. Những người vô sản chẳng có gì là của mình để bảo vệ cả, họ phải phá huỷ hết thảy những cái gì, từ trước đến nay, vẫn bảo đảm và bảo vệ chế độ tư hữu.[..]. Giai cấp vô sản, tầng lớp ở bên dưới nhất của xã hội hiện tại, không thể vùng dậy, vươn mình lên nếu không làm nổ tung toàn bộ cái thượng tầng kiến trúc bao gồm những tầng lớp cấu thành xã hội (TUYÊN NGÔN CỘNG SẢN I ,15)[14]
Tóm lại, ở tất cả mọi nơi, những người cộng sản đều ủng hộ mọi phong trào cách mạng chống lại trật tự xã hội và chính trị hiện hành.[. . .]. Họ công khai tuyên bố rằng mục đích của họ chỉ có thể đạt được bằng cách dùng bạo lực lật đổ toàn bộ trật tự xã hội hiện hành -TUYÊN NGÔN CỘNG SẢN IV, 1 ,2).[15]
Marx còn nói thêm, cách mạng vô sản nghĩa là hủy diệt tất cả những gì liên quan với chế độ tư bản:
Những người vô sản chẳng có gì là của mình để bảo vệ cả, họ phải phá huỷ hết thảy những cái gì, từ trước đến nay, vẫn bảo đảm và bảo vệ chế độ tư hữu -TUYÊN NGÔN CỘNG SẢN I ,15)[16]

Chính sách chuyên chính vô sản đã xuống tận các ngành nghề và thôn xã. Kinh tế, chính trị, khoa học đã đối diện với bộ mặt kinh khủng của nó. Văn hóa là mặt trận bị cộng sản vây đánh hội đồng mặc dù chúng nó không có kiến thức văn học nghệ thuật nhưng quỷ vương đã cho chúng làm công an văn hóa. Trong TNCS, chính Marx đã ra chỉ thị cho vô sản lật đổ thượng tầng kiến trúc cũ, đoạn tuyệt với truyền thống văn hóa cũ:
Giai cấp vô sản, tầng lớp ở bên dưới nhất của xã hội hiện tại, không thể vùng dậy, vươn mình lên nếu không làm nổ tung toàn bộ cái thượng tầng kiến trúc bao gồm những tầng lớp cấu thành xã hội ((TUYÊN NGÔN CỘNG SẢN I ,15)
Cách mạng cộng sản chủ nghĩa là sự đoạn tuyệt triệt để nhất với những quan hệ sở hữu kế thừa của quá khứ; không có gì đáng ngạc nhiên khi thấy rằng trong tiến trình phát triển của nó, nó đoạn tuyệt một cách triệt để nhất với những tư tưởng kế thừa của quá khứ (TUYÊN NGÔN CỘNG SẢN II ,5)

Chỉ thị của Marx chỉ trong mấy dòng ngắn ngọn nhưng đã gây ra bao cảnh tàn phá đau thương, gây thiệt hại cho đời sống tinh thần và vật chất của quốc gia và xã hội. Đó là tội ác vi phạm nhân quyền và tàn phá tài sản nhân loại.
Chủ trương của Marx nghe ra đơn giản nhưng khi thực hiện rất là kinh khủng. Nó đảo lộn toàn diện đời sống quốc gia và thế giới.
+Về kinh tế, nó bắt dân lao động ngày đêm sản xuất nông phẩm để cho chúng xuất khẩu lấy tiền trong khi dân chúng đói rét. Chúng phá hủy kinh tế cá thể, lao động tự do của nhân dân
+Về quân sự: Chúng ra sức xây dựng kỹ nghệ quốc phòng để xâm chiếm thế giới mà không cần chú ý hàng tiêu dùng và tiện nghi cho nhân dân.
+Về văn học nghệ thuật, chúng bắt văn nghê sĩ ca tụng lãnh tụ và đảng dù cho lãnh tụ và đảng xấu xa.
+Về giáo dục, chúng bắt trẻ và sinh viên học sinh ca tụng lãnh tụ, xuyên tạc lịch sử,. Chúng áp dụng lối giáo dục ngu dân, tạo lớp trẻ thành những con vẹt, thiếu suy luận. Chúng cố tình hạ thấp trình độ giáo dục và coi khinh trí thức và vai trò giáo dục vì chúng cho rằng trí thức đối nghịch với vô sản.
+Về tôn giáo, chúng cấm đoán tự do tôn giáo, phá hủy nơi thờ phụng, khủng bố các lãnh tụ tôn giáo. Với khẩu hiệu
"Tôn giáo là thuốc phiện"[7], Marx đã ra lệnh cho đệ tử phá hoại đền đài, lăng miếu, chùa chiền và triệt hạ tôn giáo.
+Về nghệ thuật, học thuật, chúng đả phá các triết gia, văn gia đời trước. Chúng đốt sách, cấm báo chí, và kiểm duyệt văn hóa phẩm, bắt văn học nghệ thuật phải phục vụ tham vọng của chúng.
+Về đời sống, chúng dùng kinh tế và ngục tù để khủng bố nhân dân.
+Về đời sống luân lý, và tình cảm , chúng phá hoại bao cái đẹp truyền thống như chúng bắt con tố cha, vợ tố chồng, hàng xóm theo dõi nhau, học trò báo cáo thầy. . .

Xã hội nào cũng có sự canh tân, học tập và kế thừa. Marx mù quáng, không thấy khoa học tự nhiên và khoa học nhân văn là sự kế thừa của nhân loại. Những khoa học và triết học La, Hy, Ấn, Hoa đã làm nền tảng cho văn minh nhân loại ngày nay. Ông quên rẳng tư tưởng của ông cũng chỉ là tiếp thu tư tưởng của cách mạng Pháp, kinh tế Anh và triết học Đức.
Ông đả phá thượng tầng kiến trúc cũ vì cho nó liên hệ đến xã hội cũ. Điều này sai lầm vì xã hội nào cũng bảo tồn một số vốn cũ và xây dựng cái mới chứ không phải cách mạng là đập phá cái cũ như Lenin, Stalin, Mao , Hồ , Pol Pot chỉ thị và bọn Bonchesiks, Vệ binh đỏ, và cộng sản Việt Nam, Cao Miên đã phá hoại mọi thứ nhân danh cách mạng.

Về triết học, ông không thể phủ nhận Hegel mặc dù có nhiều điểm ông khác Hegel. Ông cho rằng thuyết duy vật của ông đúng nhất, còn các thuyết duy tâm là sai cho nên tất cả tư tưởng, tín ngưỡng ngoài Marx là lạc hậu, phản khoa học, cần diệt trừ. Ông chủ trương phủ định của phủ định, cái mới tốt hơn cái cũ và diệt trừ cái cũ.Ông còn nói . Theo ông, các đệ tử của ông đốt sách, phá chùa chiền, nhà thờ, cấm dân chúng thờ cúng tổ tiên, cấm các phong tục tập quán, luân lý đạo đức cũ, bỏ tù hay giết hại những ai làm thơ, viết truyện, viết biên khảo hay phát biểu tư tưởng ra ngoài khuôn khổ Marx.

Việc cải cách ruộng đất, đánh tư sản, triệt hạ tôn giáo ở Nga, ngoài mục đích hủy bỏ tư hữu, trừng phạt " kẻ dị giáo", bọn bóc lột, phản động, tâm ý Lenin là ruộng đất và tiền bạc của Chính thống giáo, một kho tiền bạc mà Lenin nghĩ là có thể giúp ông trang trải ngân sách thiếu hụt của nền kinh tế khập khểnh lúc ban đầu. Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh phát động cải cách ruộng đất, đánh tư sản, triệt hạ tôn giáo cũng là muốn tóm thâu vàng bạc của dân chúng để làm tài sản cho họ.

Con người sống với quá khứ, hiện tại và tương lai. Cộng sản cắt bỏ quá khứ chỉ nói đến lich sử hiện tại có mặt cộng sản và ra sức tô son chuốt phấn cho họ như Hồ Chí Minh đề cao cộng sản Việt Nam, nói xấu Quốc Dân đảng, Đại Việt, và trong xã hội và trường học, cộng sản Việt Nam chỉ đề cao Hồ Chí Minh, Tố Hữu . Họ bắt văn nghệ sĩ phải ca tụng họ cho dù đảng ăn cắp, phản dân, hại nước.
Cách mạng là thay cũ đổi mới nhưng phải phân biệt tốt xấu, đúng sai.Mạnh tử dạy " Tận tín thư bất như vô thư". Descates nói rằng phải suy nghĩ và kiểm nghiệm trước khi tin tưởng. Đó là những thái độ của trí thức và khoa học. Còn mỗi người có một lối suy nghĩ riêng, không nên rút phép thông công hay đưa lên giàn hỏa như hành động của nhà thờ trung cổ.

Cuối cùng, một nét rõ rệt nhất trong chế độ cộng sản là không có tư do, mặc dù họ luôn luôn khoe khoang chế độ cộng sản có tư do, dân chủ gấp triệu lần tư bản. Chính Marx đã đề ra vô sản chuyên chính và chính Lenin đã nói thẳng là trong chế độ cộng sản không có đa đảng, không có đối lập và tự do báo chí.[8]
Chủ trương phá bỏ thượng tầng kiến trúc cũ cùng các chủ trương tranh đấu giai cấp, vô sản chuyên chính, tập thể hóa, kinh tế lãnh đạo đã làm cho Cộng sản trở thành một ác quỷ, gây bao thảm họa cho nhân loại.
IV. CÁCH MẠNG VÔ SẢN & CÁC THẢM HỌA

Các chủ thuyết do Marx đưa ra như cách mạng vô sản, đấu tranh giai cấp, bãi bỏ tư hữu, vô sản chuyên chính, phá bỏ thượng tầng kiến trúc xã hội cũ đã đem lại nhiều tai họa cho nhân loại.

IV. 1. Thảm họa tại Liên Xô

Như đã trình bày ở trước, chính sách bãi bỏ tư hữu, tập trung tài sản vào tay nhà nước và cưỡng bách lao động đã sinh ra hai khuynh hướng trái ngược nhau:
-Nhân dân không hăng hái làm việc
-Cán bộ mặc tình ăn cắp của công tham nhũng , bè phái, nịnh hót và đưa đến việc hình thành một giai cấp mới. Chủ trương bãi bỏ giai cấp đã thất bại vì trừ bỏ giai cấp tư sản cũ thì giai cấp tư sản đỏ xuất hiện với trăm ngàn vẻ hùng hậu và sắc sảo hơn, trong khi nhân dân lao động thì càng nghèo khổ hơn.
Chính Lenin đã nhìn thấy mộng tưởng của ông tan vỡ. Ông cho rằng sau khi diệt chủ nghĩa phong kiến của Nga hoàng, dân chúng sẽ theo ông, nhưng đại đa số nhân dân đã chống đối ông. Khi thấy bốn năm triệu dân chống ông, ông ra lệnh tàn sát các dân tộc thiểu số, bắt dân chúng vào trại tập trung.
Ngày 8 tháng 11, Lenin được Đại hội Xô viết Nga bầu làm Chủ tịch Hội đồng Dân ủy. Lenin lập một bản báo cáo rất hay nào là đưa điện tới mọi vùng nước Nga và hiện đại hóa công, nông nghiệp, chăm sóc sức khỏe miễn phí và toàn diện cho mọi người dân, giải phóng phụ nữ và dạy cho những người dân mù chữ Nga biết đọc, viết.. .Bản báo cáo trên khác với các bản báo cáo và thư gửi các Đại biểu trung ương đảng mà chúng tôi sẽ trình bày sau đây. và có lẽ do thực tế thất bại, Kautsky, và Kollontai, kết tội ông thủ tiêu sự giải phóng giai cấp vô sản và nền dân chủ (quyền kiểm soát của công nhân thông qua các Xô Viết hay các hội đồng công nhân). Có người cho rằng đây là hành động mở đường cho chủ nghĩa Stalin sau này, vì chính Lenin đã dùng cảnh sát mật, trại lao động, và việc hành quyết các đối thủ chính trị mà so với Nga hoàng thì tàn ác thập phần.

Số tù nhân chính trị bị hành quyết trong vài tháng đầu cầm quyền của phái Bolshevik lớn gấp ba lần con số đó trong 90 năm chế độ Nga Hoàng. Thời Stalin càng khủng khiếp hơn. Trotsky tuyên bố rằng một "con sông máu" chia tách Lenin khỏi những hành động của Stalin bởi vì Stalin đã hành quyết nhiều đồng chí cũ của Lenin cũng như những người ủng hộ họ, trong nhóm Đối lập cánh Tả. Trong số này có cả chính Trotsky.

Thực tế cho thấy Nhà nước và xã hội Liên Xô đang quằn quại dưới gót giày của đảng cộng sản Liên Xô, và đang trên đà sụp đổ.Lenin ban đầu tin tưởng vào chủ nghĩa Marx và tài năng của ông . Nếu có khuyết điểm nào của Nhà nước và xã hội, ông đổ tội cho là tàn dư của chế độ Nga hoàng.
Trước đại hội đảng, và trong các bức thư gửi đại hội đảng, ông nhiều lần bào chữa cho đảng cộng sản, và đổ lỗi cho chế độ Nga hoàng.
Trong Thư gửi Đại hội , ông thừa nhận bộ máy nhà nước Xô-viết là kém cõi vì “kế thừa của chế độ cũ”:
. . . chúng ta đã tiếp thu bộ máy cũ của Nga hoàng, của giai cấp tư sản, và giờ đây, khi đã có hoà bình, những nhu cầu tối thiểu đã được bảo đảm để thoát khỏi cảnh đói khổ, thì toàn bộ hoạt động phải được hướng vào việc cải tiến bộ máy. (Lê Nin Toàn Tập, tr. 397-398)
Trong lá thư Về vấn đề dân tộc hoặc vấn đề “tự trị hoá (ngày 30.12.1922), Lenin cũng đổ lỗi cho nhà nước Nga hoàng:
. . . bộ máy mà chúng ta gọi là của mình, thực ra vẫn còn hoàn toàn xa lạ với chúng ta, nó là một mớ hổ lốn tư sản và Nga hoàng; cải tạo bộ máy ấy trong vòng năm năm trong điều kiện không có sự giúp đỡ của các nước khác và trong điều kiện chúng ta chủ yếu đang bận vào những “công việc” chiến tranh và chống đói, - đó là điều hoàn toàn không thể làm được. (Lê Nin Toàn Tập. tr. 408)
Tuy nhiên, một thời gian dài, xương cốt Nga hoàng đã tan mà bệnh căn của chế độ ngày càng trầm trọng. Lenin hết đường bào chữa.Ông đưa ra những nhận định mới:
+Kinh tế suy sụp:
Lenin trước kia chế riễu triều đình Nga hoàng kêu gọi nhân dân khắc khổ, nay kinh tế suy sụp, Lenin cũng làm việc tương tự. Ông kêu gọi dân chúng:
Hãy tính toán tiền nong cho cẩn thận và thành thực, hãy chi tiêu tiết kiệm, đừng lười biếng, đừng tham ô, hãy triệt để tuân theo kỷ luật trong lao động .(Ba nguồn gốc và ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác) http://www.marxists.org/vietnamese/lenin/index.htm

+ Quản lý khó khăn:
-Khó khăn chủ yếu là ở trong lĩnh vực kinh tế: thực hiện ở khắp mọi nơi và hết sức nghiêm ngặt sự kiểm kê và kiểm soát việc sản xuất và phân phối sản phẩm, tăng năng suất lao động, thật sự xã hội hóa sản xuất.(Ba nguồn gốc và ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác )
http://www.marxists.org/vietnamese/lenin/index.htm

-Điều quyết định là: tổ chức cho toàn dân kiểm kê và kiểm soát một cách hết sức chặt chẽ sự sản xuất và phân phối sản phẩm. Thế nhưng chúng ta vẫn chưa tổ chức được việc kiểm kê và kiểm soát trong những xí nghiệp, trong các ngành kinh tế, các lĩnh vực kinh tế mà chúng ta đã giành lại được từ tay giai cấp tư sản; mà không làm được việc đó thì không thể nào nói đến điều kiện vật chất thứ hai cũng không kém phần quan trọng để đảm bảo việc thiết lập chủ nghĩa xã hội, tức là: nâng cao năng suất lao động trong phạm vi cả nước. (Những nhiệm vụ trước mắt của chính quyền Sô Viết) http://www.marxists.org/vietnamese/lenin/1918/nhungviec/index.htm
- Tại Đại hội lần thứ XI của Đảng cộng sản Nga (tháng 3 năm 1922), ông đã nói các cấp lãnh đạo đảng cộng sản kém trình độ văn hóa và mang chất quan liêu:
Rõ ràng, cái còn thiếu chính là trình độ văn hoá của những người cộng sản lãnh đạo. Nhưng nếu ta lấy Mát-xcơ-va – nghĩa là lấy 4700 đảng viên cộng sản phụ trách – và đem đối chiếu với bộ máy quan liêu, với cái khối to lớn ấy, thử hỏi ai lãnh đạo ai? Tôi rất không tin là có thể nói được rằng những người cộng sản đang lãnh đạo. Nói cho đúng ra, không phải họ lãnh đạo. Mà chính là họ bị lãnh đạo. (Lênin, "Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Nga", Toàn tập, tập 45, Nxb Tiến bộ, Matxcơva 1978, tr. 114)

Đường lối kinh tế của đảng cộng sản Nga dần dần thay đổi. Trong bài "Giai đoạn mới của cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản", Lenin thú nhận là phải lùi bước, trở lại con đường tư bản chủ nghĩa một chút:
+Nới rộng sự kiểm soát nông nghiệp, cho nông dân có chút tự do. Đại hội X của Đảng Cộng sản Nga vào tháng 3 năm 1921 quyết định thực hiện một chương trình cải cách kinh tế sâu rộng, gọi là "Chính sách kinh tế mới". Quyền sở hữu tư nhân phần nào được phục hồi. Nông dân được phép thuê mướn lao động và nộp sản phẩm thu hoạch xem như thuế. Các hạn chế thương mại được nới lỏng. Quan hệ kinh tế với nước ngoài được tăng cường. Cuộc cải cách này đã phát huy một số thành quả, song, đến năm 1929 bị bãi bỏ.
+Bãi bỏ chính sách bình quân. Lúc đầu trả lương cán bộ bằng lương công nhân, sau phải tăng lương cán bộ lên gấp năm lương tối thiểu.
+Lúc đầu, các hãng xưởng do công nhân tự quản và bầu bán, sau chính phủ phải bổ nhiệm giám đốc.(Những nhiệm vụ trước mặt của chính quyền Xô-viết.Hoàn cảnh quốc tế của nước cộng hòa Xô-viết Nga và những nhiệm vụ cơ bản của cuộc cách mạng Xã hội chủ nghĩa) http://www.marxists.org/vietnamese/lenin/1918/nhungviec/index.htm

+Lúc đầu chém giết, khủng bố trí thức, khiến họ chạy ra nước ngoài, Lenin phải thuê chuyên viên tư sản với giá cao.

Sau này Stalin, một kẻ cực đoan đã bãi bỏ đường lối của Lenin . Dẫu sao, những biện pháp tạm thời và phi xã hội chủ nghĩa đó đã tồn tại kéo dài sau khi Lenin mất và ngày càng được cũng cố.
Bên cạnh những cải cách nho nhỏ, những bước lùi tạm thời, chính sách của Lenin có nhiều điểm giống Stalin.Chúng ta thấy có hai đường lối song song: đó là thực hiện kinh tế kế hoạch và vô sản chuyên chính.


Cũng lúc này, Stalin từ bỏ chính sách kinh tế mới của Lenin vốn được bênh vực bởi Nikolai Ivanovich Bukharin và Alexei Ivanovich Rykov. Ông nhấn mạnh rằng sự tồn tại và phát triển chỉ có thể đến bằng cách theo đuổi sự phát triển nhanh chóng của công nghiệp nặng. Stalin lưu ý rằng Liên Xô đang "chậm hơn các nước phát triển từ năm mươi đến một trăm năm", vì vậy ông đốc thúc cả nước tiến nhanh tiến mạnh phải thu hẹp "khoảng cách này" trong mười năm. Stalin, đã thành lập Gosplan (Uỷ ban kế hoạch quốc gia).Con cóc muốn to bằng con bò,mục đích là tham vọng muốn phát triển " đế quốc Liên Xô" chứ chẳng phải vì nước, vì dân.

Tháng 4 năm 1929, Gosplan đưa ra hai điều cơ bản rằng quá trình đầu tiên sẽ công nghiệp hoá quốc gia trồng trọt. Bản báo cáo 1.700 trang này trở thành cơ bản của Kế hoạch 5 năm cho việc xây dựng nền kinh tế quốc gia, hay Piatiletka, mục tiêu tăng gấp hai dự trữ vốn Xô Viết từ 1928 đến 1931. Thay đổi từ NEP của Lenin, kế hoạch năm năm lần thứ nhất thành lập kế hoạch trung ương như là cơ sở căn bản để đưa ra quyết định và nhấn mạnh vào công nghiệp hoá nhanh chóng công nghiệp nặng .Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất nhắm tới việc huy động các nguồn tài nguyên thiên nhiên để xây dựng cơ sở công nghiệp nặng quốc gia bằng cách tăng khai thác than, thép, và những nguồn tài nguyên quan trọng khác.

Từ 1928 đến 1932, sản xuất gang, cần thiết cho sự phát triển của hạ tầng công nghiệp chưa hiện hữu tăng từ 3.3 triệu đến 10 triệu tấn một năm. Cộng sản nói duy vật nhưng thực tế là duy ý chí và duy tâm, không chú ý đến khoa học kinh tế mà chỉ làm liều vì tham vọng và dục tốc khiến cho kế hoạch thất bại, dân đói khổ và chết chóc. Các định mức rất cao khó được hoàn thành, đòi hỏi thợ mỏ phải làm việc 16 đến 18 giờ một ngày. Việc không hoàn thành định mức có thể dẫn đến trách nhiệm phản bội tổ quốc. Các điều kiện làm việc rất kém, thậm chí nguy hiểm. Một số con số, 127.000 công nhân đã chết trong bốn năm (từ 1928 đến 1932).

Vì sự phân phối các nguồn tài nguyên cho công nghiệp cùng sự giảm sút năng suất của sự tập thể hoá, một nạn đói diễn ra. Việc sử dụng lao động cưỡng bức cũng không bị bỏ qua. Trong việc xây dựng các tổ hợp công nghiệp, những người trong các trại lao động cũng được sử dụng như những nguồn tài nguyên có thể lãng phí. Từ 1921 đến 1954, trong giai đoạn nhà nước chỉ huy, bắt buộc công nghiệp hoá, 3.7 triệu người bị cho là đã bị kết án vì cái gọi là các tội phản cách mạng, gồm 0.6 triệu bị tử hình, 2.4 triệu bị đưa đến các trại lao động, và 0.7 triệu bị đày biệt xứ. Một số ước tính khác cho các con số này cao hơn rất nhiều.

Giống như với nạn đói, chứng cớ ủng hộ con số lớn đang còn bị các nhà sử học tranh cãi mặc dù đây là một quan điểm của số ít. Tháng Mười Hai 1928, Uỷ ban trung ương quyết định thực hiện tập thể hoá bắt buộc. Sự kiện này đánh dấu chấm hết chính sách NEP, vốn từng cho phép nông dân bán thặng dư của họ ra thị trường tự do. Việc trưng thu lương thực xuất hiện và nông dân bị bắt buộc phải dừng làm việc trên cánh đồng nhỏ và đất đai riêng, để làm việc trong các nông trại tập thể, và bán sản phẩm của họ cho nhà nước với một giá thấp do nhà nước đặt ra.

Tới năm 1936 khoảng 90% nông nghiệp Sô Viết đã được tập thể hoá. Trong nhiều trường hợp nông dân cay đắng chống đối lại quá trình này và thường giết chết những con vật của họ hơn là đưa chúng vào các nông trại tập thể. Kulak, những người nông dân giàu có, bị cưỡng bức dời đến Siberia (một tỷ lệ lớn kulak phải làm việc trong các trại lao động). Tuy nhiên, vì bất kỳ ai phản đối tập thể hoá đều bị coi là kulak. Chính sách thanh toán kulak như một tầng lớp xã hội, được Stalin đưa ra vào cuối 1929, nghĩa là sự hành hình và trục xuất tới các trại lao động.

Mặc dù được mong đợi, tập thể hoá dẫn tới một sự sụt giảm thảm hại trong sản xuất nông nghiệp, chỉ đạt lại được mức của NEP tới tận 1940. Sự biến động cùng với sự tập thể hoá rất kinh khủng ở Ukraine và đặc biệt nghiêm trọng ở những vùng lân cận Volga của Ukraine, một sự thực dẫn tới việc nhiều học giả Ukraine tranh cãi rằng đã có một chính sách có cân nhắc về việc bỏ đói người dân Ukraine. Số người chết vì nạn đói được ước tính khoảng từ ba đến mười triệu người chỉ riêng ở Ukrane, không tính các vùng lân cận. Việc ăn thịt người trở thành phổ biến. Năm 1975, Abramov và Kocharli ước tính rằng 265.800 gia đình kulak đã bị tống đến Gulag năm 1930. Năm 1979, Roy Medvedev đã sử dụng ước tính của Abramov và Kocharli để tính rằng 2.5 triệu nông dân đã bị trục xuất từ 1930 đến 1931 nhưng ông vẫn cho rằng mình còn ước lượng dưới mức con số thực.

IV.2. Thảm họa tại Trung Quốc

Nhiều tài liệu ngoại quốc viết rõ về cách mạng văn hóa tại Trung quốc. Các chính sách kinh tế của Mao thất bại, nhất là Bước Nhảy vọt của ông đã làm cho bao nhiêu triệu người chết đói. Các đảng viên cao cấp và sinh viên lên tiếng phê bình Mao. Để triệt hạ các đối thủ, như Lưu Thiếu Kỳ , Đặng Tiểu Bình, Bành Đức Hoài Mao bèn bày ra " Cuộc Cách Mạng (Vô) văn hóa". Nội dung là cho đám trẻ, ngay cả 14, 15 tuổi cầm vũ khí đột nhập các nơi công cộng và tư gia để triệt hạ bọn tư sản. Ai chống lại là bị chúng đanh đập và giết hại. Bọn này có quyền hạn vô song, chúng có thể bắt giam hay sát hại tất cả những ai chúng thích và Mao đồng ý.

Đại cách mạng văn hóa là một giai đoạn hỗn loạn xã hội và tình trạng vô chính phủ ở Trung Hoa diễn ra trong 10 năm từ năm 1966-1976, gây nhiều tai hại tinh thần và vật chất . Cuộc đại loạn này còn được bọn bốn tên là Giang Thanh, Trương Xuân Kiều, Vương Hồng Văn và Diêu Văn Nguyên đẩy mạnh thêm . Mao cho in khoảng 740 triệu, tập Sách đỏ truyền bá tư tưởng của ông. Ông công nhận thất bại nhưng ông đổ lỗi cho cán bộ hủ hoá, mất tinh thần cách mạng năm 1935 (vụ Trường hành), thành một bọn công chức tiểu tư sản, sợ khó nhọc, biếng nhác… vậy phải làm lại cách mạng, đưa hết những bọn cán bộ, trí thức, học sinh ở thành thị về nông thôn sống với dân quê, vào trong các nhà máy sống với các thợ thuyền, lao động cực khổ, tập cho họ yêu lao động chân tay, ghét máy móc của bọn tư bản.
Mao bắt thị dân phải về nông thôn, sống với nông dân, làm việc với nông dân. Thật là một phong trào di cư vĩ đại. Ở Thiên Tân, hơn 40.000 học sinh trung học và trên 10.000 sinh viên đại học về nông thôn. Nhưng tỉnh Giang Tây mới đáng làm kiểu mẫu: trên 720.000 người (130.000 cán bộ, giáo viên, y sĩ) về nông thôn chia làm 12.000 đội sản xuất như nông dân. Các nhân viên hành chánh giảm xuống chỉ còn 1/5, còn 4/5 về nông thôn. Chỉ khổ cho các công xã nhân dân phải nuôi họ, kiếm chỗ ở, việc làm cho họ.

Cách mạng văn hóa theo Mao là làm cho xã hội thành bần cùng.Cứ khoảng 10 năm lại phải làm lại cuộc cách mạng văn hoá đó. Thực ra đó là là một cuộc đại khủng bố, những lý thuyết của Mao, cũng như thuyết của Marx, Lenin là lừa bịp. Kết quả là Lâm Bưu, Lưu Thiếu Kỳ, Bành Đức Hoài, Đặng Tiểu Bình bị triệt hạ, nhưng Đặng Tiểu Bình nhờ có Chu Ân Lai bảo vệ nên thoát chết. Hàng triệu người bị tù đày, khổ nhục. Các đền đài, viện bảo tàng đóng cửa hết, có nơi dùng làm kho chứa rác, làm trại lính. Bảo vật, nhất là các tượng bị phá huỷ. Dân chúng có đồ cổ, tranh cổ cũng phải dấu cất giấu.
Các trường đại học đóng cửa luôn 4 năm từ năm 1966 đến 1970, khi mở cửa trở lại thì rút từ 4 năm xuống còn 2-3 năm. Muốn được tuyển vào thì phải giỏi về ý thức hệ, phải thuộc và biết áp dụng tư tưởng của Mao, phải biết sống chung với dân chúng, phải có tinh thần phục vụ giai cấp vô sản. Học hết trung học (trước 6-7 năm nay rút xuống còn 4-5 năm), phải thực tập trung bình 3 năm hoặc trong xưởng hoặc ngoài đồng ruộng. Con nông dân, thợ thuyền, binh lính thì không buộc có bằng cấp gì cả. Như vậy mới đúng với lập trường giai cấp. Chương trình học thay đổi hẳn: nhiều môn bỏ hoặc giảm (như sử học, văn học); có mấy môn thêm như canh nông (lý thuyết và thực hành) văn hoá cách mạng… mà sinh viên ngành nào cũng phải học. Về canh nông dĩ nhiên người ta đưa nông dân lên làm giáo sư; khổ cho họ (nông dân) chứ họ không cho đó là một vinh dự. Hậu quả là sau cuộc cách mạng tôn giáo bị dẹp, các chùa chiền, giáo đường Hồi và Ki tô phải đóng cửa, báo chí bị rút giấy phép; các rạp hát trong toàn quốc chỉ còn diễn đi diễn lại 6-7 vở tuồng (trên tổng số là 50.000 vở) mà vở Bạch Mao nữ được diễn nhiều nhất và quay phim. Vô số trí thức thất nghiệp bỏ nghề Năm sáu năm sau, khi tình trạng bình thường trở lại Trung Hoa thiếu kỹ thuật gia một cách trầm trọng. Có tỉnh lớn mà trong số lãnh đạo không kiếm ra được 10 cán bộ có bằng cấp đại học; một nửa số cán bộ không hiểu nổi tài liệu của Đảng. Bộ Chính trị, Uỷ ban Trung ương Đảng không ai có bằng cấp cao. Trên số 11.3 triệu cán bộ thì 7 trịêu bị đàn áp, non 2 triệu xử tử, nên phải tuyển thêm 20 triệu Đảng viên. Một số nhà văn bị nhục, phải xử tử như Lão Xá, hoặc phải trốn ra nước ngoài, còn đa số phải tự phê như Quách Mạt Nhược. Ngay Chu Dương, người từ trước vẫn là phát ngôn viên của Đảng về văn hoá mà cũng bị kết tội là mê say văn nghệ tư sản thế kỷ XIX, là phản cách mạng, đề cao Kroutchev là “cáo già, chó sói, rắn độc” (theo K.S.Karol trong La Chine de Mao – Robert Laffont – 1996)
Báo chí Trung Quốc gần đây bảo cuộc cách mạng đó đã giết chết 20 triệu người.Một nhà báo của Tây phương ví Mao với Tần Thuỷ Hoàng: Mao đáp: “Tần Thuỷ Hoàng chỉ giết có 460 kẻ sỹ. Còn tôi, tôi đã giết 46.000 trí thức, tôi hơn Thuỷ Hoàng cả trăm lần chứ!”

IV.3. Thảm họa tại Việt Nam

Nguyễn Minh Cần đã nói lên tội ác của cộng sản trong CCRD.

Tội phá hoại truyền thống tốt đẹp mấy nghìn năm của dân tộc.

Truyền thống hiếu hoà, thương yêu, đùm bọc lẫn nhau ở nông thôn Việt Nam được dân tộc ta xây dựng hàng nghìn năm đã bị ĐCS phá vỡ trong vòng ba-bốn năm CCRĐ. Nếu ai đã từng sống ở nông thôn Việt Nam trước “cách mạng”, trước CCRĐ đều cảm nhận cái tinh thần “đùm bọc nhau”, “lá lành đùm lá rách” còn khá đậm đà trong mối quan hệ giữa người với người. Cố nhiên, không ai nói là ở các làng quê không có những kẻ bóc lột, nhưng tinh thần chung ở nông thôn ta là như vậy. Với cái chính sách “phân định thành phần giai cấp”, ĐCS chia cư dân nông thôn thành cố nông, bần nông, trung nông (có ba loại, trung nông yếu, trung nông vừa, trung nông cứng), phú nông (có hai loại, phú nông thường, phú nông ngấp nghé địa chủ – đây là “sáng kiến” của người chấp hành để khi cần thì dễ “kích” họ lên địa chủ, chứ trong chính sách thì không chia ra), địa chủ (có mấy loại, địa chủ yêu nước và kháng chiến, địa chủ thường, địa chủ cường hào ác bá, địa chủ phản động). Sự phân chia có vẻ “khoa học” lắm, nhưng khi thực hiện thì tất cả đều do cảm tính chủ quan, do nhu cầu của “đội” (khi trên bắt phải đủ 5% địa chủ, bắt phải có ác bá, phản động để bắn, thì cứ phải “kích” lên cho đủ số), do ý muốn chủ quan của “ông đội” (nhiều khi ý muốn đó rất quái đản, thấy thái độ của đương sự có vẻ ngang bướng thì cứ “kích” lên cho bõ ghét). Về nguyên tắc, muốn phân định thành phần thì phải “tố khổ”, phải “tố” nhau, vạch nhau ra để “xếp” thành phần. Với lối xúi giục, cưỡng ép người dân tố giác lẫn nhau rất phổ biến trong CCRĐ, nên từ đó họ chia rẽ nhau, thù ghét nhau. Cũng có nhiều người lúc đầu không muốn “tố” ai hết vì không muốn làm trái lương tâm, nhưng ai không chịu “tố” thì bị đội CCRĐ coi là chưa “dứt khoát”, “có liên quan”, v.v... cuối cùng thì ai cũng tham gia vào cuộc “tố” lẫn nhau để giữ mạng mình. Đây là số đông. Nhưng cũng có không ít những kẻ hoặc vì tư thù, hoặc vì muốn trục lợi, “tố điêu”, “tố láo” để ngoi lên làm “rễ”, làm “cốt cán”, làm cán bộ, để được chia “quả thực” nhiều hơn. Mà thường cái đám người này nghèo túng vì lười biếng, vì rượu chè, cờ bạc, có khi là những phần tử lưu manh, nhưng thường lại được đội coi như là bần cố nông để dựa, o bế, sử dụng nhằm... hoàn thành nhiệm vụ của đội. Một điều kỳ quái cần nói nữa là: mọi lời “tố” của nông dân đều không cần bằng chứng, hơn nữa mọi lời “tố” của họ đều được coi là bằng chứng, đều được ghi vào hồ sơ tội trạng! Không cần có bất cứ một sự kiểm chứng nào hết! “Lý luận” chung hồi đó là “phải tin tưởng ở quần chúng”, “nông dân lao động đã nói là đúng”. Thế là không còn ai cãi được nữa! Chính vì thế, khi đội cần “đánh vào” bí thư hay chủ tịch uỷ ban kháng chiến trước ở vùng tạm bị chiếm, nay bị coi là tổ chức cũ, mà có một ai đó “tố” là “chúng nó họp Quốc Dân Đảng” thì bị “lên hồ sơ” ngay là “bí thư Quốc Dân Đảng”, và anh ta khó tránh khỏi cái án tử hình! Một nông dân “tố” một người bị “kích” lên địa chủ là “hồi kháng chiến, khi máy bay địch tới, tôi thấy hắn nhìn lên trời và chỉ chỏ cái gì đó”, tức thì bị quy ngay là “gián điệp” và số phận anh ta coi như là “đi đứt”! Có thể là thế hệ mới lớn lên, nhất là những người đang sống ở các nước dân chủ tiên tiến, thì khó mà tin là đã có những chuyện như thế. Khốn thay đó lại là sự thật đắng cay đã từng xảy ra trong lịch sử nước nhà!

Tóm lại, CCRĐ làm cho nội bộ nông dân chia rẽ trầm trọng, làng xóm đảo lộn lung tung! Đến khi ĐCS tuyên bố sửa sai thì tình hình nông thôn lại cực kỳ hỗn loạn: những vụ ẩu đả, đâm chém, trả thù nhau giữa những người bị “tố oan” với những kẻ “tố điêu”, giữa những người bị tước đoạt tài sản với những người được hưởng “quả thực”, giữa cán bộ cũ bị quy kết phản động và bị tù tội với cán bộ mới “ngoi lên” trong CCRĐ... Di sản nghìn năm rất đáng quý mà cha ông ta đã để lại là tinh thần đùm bọc, hoà hiếu nhau của người dân nông thôn miền Bắc đã bị phá huỷ từ ngày CCRĐ. Lẽ nào đó không phải là một tội ác?
Image hosting by Photobucket
“căm thù”!

Tội phá hoại đạo lý, luân thường của dân tộc.
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam chưa bao giờ đạo lý làm người bị đảo điên một cách quái đản như trong CCRĐ. Các đội CCRĐ không từ một cách nào hết để “tìm ra địa chủ”, “tìm ra phản động”, “tìm ra của chìm”, họ ép buộc con cái “đấu tố” cha mẹ, con dâu “đấu tố” bố mẹ chồng, con rể “đấu tố” bố mẹ vợ, vợ “đấu tố” chồng, anh em “đấu tố” lẫn nhau, trò “đấu tố” thầy, kẻ hàm ơn “đấu tố” người đã làm ơn, láng giềng hàng xóm “đấu tố” lẫn nhau! (Cũng có trường hợp cha mẹ bấm bụng khuyên con cái “đấu tố” mình để mong cứu mạng cho con cái). Thật là một tấn bi kịch hãi hùng! Những người bị quy là địa chủ ngay lập tức bị tước mọi quyền làm người, bị hạ nhục, bị chà đạp, ngay lập tức phải thay đổi cách xưng hô trước nông dân, phải cúi đầu lễ phép “thưa các ông, các bà nông dân”, phải xưng “con” trước mặt nông dân, dù đó chỉ là một đứa trẻ con. Còn nông dân thì tha hồ gọi người kia là “thằng kia”, “mụ kia”, “con kia”, là “mày”, “chúng bay” và tự xưng là “tao”, “chúng tao”, thậm chí có thể chửi mắng, xỉ vả. Chẳng ai dám làm trái lại cái “lệ mới” đó – đội tuyên bố phải đối xử như thế mới “nâng cao uy thế nông dân”, mới “đánh gục giai cấp địa chủ” được! Không làm thế là “bênh địa chủ”, “mất lập trường giai cấp”, thậm chí “có liên quan với địa chủ”! Ngay cả đứa bé con cũng có thể mắng mỏ, sỉ nhục người lớn đã bị quy là địa chủ. Những người này, dù là thứ bậc thế nào trong họ tộc cũng đều bị bà con họ tộc xa lánh, để không “bị liên quan”. Còn khi hành quyết người bị án tử hình thì những người thân thích, ruột thịt của người ấy, từ già cả cho đến trẻ con, đều bắt buộc phải có mặt để chứng kiến tận mắt cảnh tượng đó! Đúng là sự khủng bố tinh thần cực kỳ vô nhân đạo!

Một tình trạng thương tâm nữa là nhiều gia đình ở nông thôn (và cả ở thành phố có liên hệ với nông thôn) đã tan vỡ, con cái bơ vơ, vì khi một trong hai người có gia đình bị quy (hoặc bị kích lên) thành phần địa chủ, bị gán tội phản động, thì bên kia, tức là vợ hay chồng, sợ liên luỵ phải bỏ nhau. Nhiều người đi lập gia đình khác, có con hoặc chưa có con với chồng hay vợ mới. Đến sau này thấy sai, người bị bắt đi tù nay được trở về, thế là bao nhiêu chuyện rắc rối xảy ra đến nỗi Bộ tư pháp VNDCCH phải ra thông tư ngày 19.04.1956 để “giải quyết những vụ vợ chồng bỏ nhau”. Thật là mỉa mai, người ta cho rằng có thể hàn gắn được tình cảm yêu thương trong gia đình đã bị thương tổn nặng nề bằng một tờ thông tư vô hồn của Bộ tư pháp! Tình yêu của nam nữ cũng bị xâm phạm nghiêm trọng giống hệt như thế – để giữ lập trường giai cấp ai cũng phải cắt đứt với người yêu thuộc thành phần địa chủ, phản động!

Đây cũng là một nét về đạo đức nữa cần phải nói đến. Chưa bao giờ sự giả dối trắng trợn được đề cao như trong CCRĐ. Chẳng cần phải nói tới việc các “anh đội”, “chị đội” báo cáo láo cho đoàn, vì nó quá thường, mà cái cần vạch ra ở đây chính là người ta ép buộc, khuyến khích người nông dân nói dối, làm láo. Dần dà rồi người nông dân cũng thấy cần phải nói dối, làm láo để “qua khỏi cái đận CCRĐ”, họ cũng “tố bậy”, “tố điêu” dù trong thâm tâm biết mình đang nói dối, vu khống. Cũng có người cố giữ lương tâm trong sạch, nhưng thường họ phải trả giá đắt cho điều đó. Cho nên cơn dịch dối trá cứ lan tràn. Đội cũng dạy thêm cho nông dân quen làm những việc giả dối, chẳng hạn như dặn họ: khi thấy trên màn ảnh xuất hiện hình địa chủ thì phải hô “đả đảo”, hay vừa hô vừa ném đá vào hình địa chủ để tỏ lòng uất hận của mình. Thế là nông dân cũng làm theo. Tất nhiên, cũng không loại trừ cái hiện tượng gọi là “tâm lý đám đông”, khi người ta hành động như trong một cơn lên đồng tập thể. Chẳng hạn, mỗi lần chiếu phim Bạch Mao Nữ của Trung Quốc, thì có nhiều người khóc nức nở, và khi xuất hiện hình địa chủ là bên dưới ào ào ném đá vào màn ảnh. Chính vì thế, các diễn viên kịch thường từ chối lên sân khấu đóng vai địa chủ vì sợ vỡ đầu sứt trán.

Tội phá huỷ truyền thống tâm linh và văn hoá của dân tộc.
Bằng cuộc CCRĐ, ĐCS cố tình triệt hạ các tôn giáo và truyền thống tâm linh của dân tộc. Trước CCRĐ, các nhà thờ Thiên chúa giáo, các tu viện, nhà cô nhi... đều có ruộng đất riêng, các chùa có ruộng hậu do tín chủ cúng cho chùa, các nhà thờ họ có ruộng họ, các đình có ruộng làng... để lo việc sửa sang, tu bổ nhà thờ, chùa, đình, cúng tế hàng năm, việc từ thiện, v.v... và để nuôi sống các linh mục, tu sĩ, tăng ni và những người chuyên lo việc trông nom, thờ phụng... Nhờ thế hoạt động tôn giáo, tâm linh, từ thiện được tiến hành bình thường không có trở ngại. Nhưng với chính sách CCRĐ của ĐCS, tất cả các ruộng đất đó đều nhất loạt bị coi là ruộng đất phong kiến và bị trưng thu để chia cho nông dân. Với cái đòn độc địa đó, tất cả các nhà thờ, tu viện, nhà cô nhi, chùa chiền, điện thờ, miếu mạo, nhà thờ họ, đình... đều trở nên điêu đứng và đần dần tàn tạ. Riêng đối với nhà thờ Thiên chúa giáo, do phong trào giáo dân ồ ạt di cư vào Nam, nên về sau Đảng đã phải để lại cho các nhà thờ một ít ruộng đất. Người ta công nhiên dùng các cơ sở thờ cúng vào việc họp hành, đóng quân, làm hội trường, làm kho hợp tác xã mua bán, kho hợp tác xã sản xuất, v.v... Có nơi thậm chí người ta cho các tượng Phật trôi sông. Nhiều nơi bà con tín đồ bí mật cứu các tượng Phật, đem chôn, đem giấu hầm kín, sau này phần lớn các tượng gỗ đều mục nát, thế nhưng cũng có ít tượng còn giữ được, vào thập niên 80 bà con mới đưa lại vào chùa. Tóm lại, cuộc sống tâm linh hoàn toàn bị xoá bỏ. Chữ “thiện”, chữ “nhân” một thời gian dài chẳng ai dám nói đến, vì giữa lúc cái ác tràn đầy mà nói đến chữ “thiện”, chữ “nhân” thì có thể bị coi là biểu hiện sự phản đối!

Trong lúc đó, người ta lại đề cao bạo lực, cổ vũ đấu tranh giai cấp, khuyến khích điều ác, điều bất nhân, điều vô đạo. Một điều rất quái dị trong CCRĐ mà ĐCS lại coi là tự nhiên hoặc là cần thiết: người ta thường xuyên huy động các cháu thiếu niên từ 9-10 tuổi trở lên tham gia CCRĐ. Bắt chúng mang trống ếch đi cổ động, đi “đả đảo”, “hoan hô”, tham dự các cuộc đấu tố, các phiên toà CCRĐ, các buổi hành quyết công khai. Nhiều cháu, nhất là các cháu gái, vốn có tâm lý hiền lành bị bắt buộc phải tham gia, đã không chịu nổi, run sợ, khiếp đảm, có cháu ngất xỉu trước cảnh hãi hùng, súng bắn, máu đổ... Còn các cháu vốn có tâm lý hung dữ thì lại thích thú hoan hô, thậm chí sau khi “được” tham dự những cảnh tượng đó, có nơi chúng lại bày trò chơi “đấu tố”, bắt con cái địa chủ quỳ để con cái nông dân lên đấu, cũng xỉa xói vào mặt, cũng xỉ vả, vạch tội... Chẳng biết có ai xúi giục không, nhưng nhiều nơi đã xảy ra những “trò chơi” quái đản đó! Khi cái thiện bị nén xuống mà cái ác được cổ vũ, thì chẳng có gì đáng ngạc nhiên là đạo đức bị suy đồi, băng hoại dưới chế độ của những người cộng sản. Tôi còn nhớ trong thời kỳ “cởi trói”, đã được đọc truyện ngắn “Bước Qua Lời Nguyền” của Tạ Duy Anh đăng trên tuần báo Văn Nghệ (1989) ở Hà Nội, truyện đó phản ánh phần nào tấn bi kịch của giới trẻ nông thôn đã lớn lên trong và sau cuộc CCRĐ đầy kinh hoàng.

Không những CCRĐ đánh một đòn rất mạnh vào nền đạo lý và truyền thống nhân bản, mà nền văn hoá dân tộc cũng vì nó mà bị tổn hại rất nặng nề. Nhiều miếu đền uy nghiêm bề thế, nhiều bia đá là những di tích văn hoá lâu đời của dân tộc đã bị huỷ hoại trong CCRĐ. ĐCS giấu kín những chuyện này, nhưng cũng có thể nêu ra vài trường hợp. Mong rằng các bạn xa gầân, trong và ngoài nước sưu tầm và bổ sung thêm. Chẳng hạn, cụ Nguyễn Mai (1876-1954) là hậu duệ đời thứ 14 của dòng họ Nguyễn Tiên Điền, gọi thi hào Nguyễn Du (1765-1820) đời thứ 11 là bác. Đầu năm 1954, lúc 78 tuổi cụ bị đội và đoàn CCRĐ quy là địa chủ (vì có vài mẫu cho phát canh để sống) lại bị “kích” lên thành phần phong kiến cường hào (vì cụ từng đỗ cử nhân khoa Canh Tý (1900) lúc 24 tuổi, lại đỗ Tiến sĩ khoa Giáp Thìn (1904) lúc 28 tuổi), mà thật ra cụ không hề nhận chức tước, phẩm hàm gì, chỉ cam phận sống thanh nhàn ẩn dật. Cụ bị đấu ba đêm liền, bị kết án 15 năm tù khổ sai, bị giam ở trại Đâng, tỉnh Hà Tĩnh, là nơi nước rất độc, nên ngay mùa thu năm ấy, cụ bị phù thũng chết trong trại tù, vùi xác ở ven rừng. Cụ Nghè Nguyễn Mai từ trần trong uất hận là nỗi đau lớn, nhưng nỗi đau còn lớn hơn nữa cho dân tộc là do cụ bị quy oan như vậy, mà đội CCRĐ đã phá huỷ nhiều đền đài, bia, miếu thờ của các danh nhân họ Nguyễn Tiên Điền và nghiêm trọng hơn nữa đã đốt cháy ngôi nhà năm gian chứa đầy thư tịch quý giá của dòng họ Nguyễn Tiên Điền, trong đó có di cảo của thi hào Nguyễn Du. Một sự mất mát lớn lao về văn hoá không có gì bù lại được! (Xem sách Bể Dâu Trong Dòng Họ Nguyễn Du của Đặng Cao Ruyện, NXB Miền Đông Hoa Kỳ, 2002, tr. 200, 201)

Còn một chuyện này nữa. Trong cuộc hội nghị cán bộ do TW Đảng triệu tập sau khi có nghị quyết sửa sai trong CCRĐ hồi tháng 09.1956, tôi được nghe ông Cù Huy Cận, lúc đó là thứ trưởng Bộ văn hoá, nói ở cuộc họp tổ là tấm bia đá của Lê Lợi đã bị đội CCRĐ phá huỷ. Bộ văn hoá phải cấp tốc thuê làm bia khác giống hệt bia cũ rồi đặt vào chỗ cũ và phải tuyệt đối giữ bí mật để không ai biết là bia mới! Tôi không có điều kiện kiểm chứng, nhưng chẳng lẽ ông thứ trưởng văn hoá lại nói sai?! http://www.thongluan.org/vn/modules.php?name=News...sid


Nói tóm lại, chế độ cộng sản là ngục tù, mọi người đều mất quyền tự do, dân chủ.
Các chính sách cộng sản đều làm cho nhân dân chết chóc và đói khổ. Trên kia, chúng tôi đã trình bày những kết quả của chủ nghĩa Marx. Sau đây chúng tôi xin trình bày ý kiến các nhà tranh đấu, đã sống và hiểu thấu đáo chủ nghĩa Marx và người cộng sản về hai điểm chính là kế hoạch hóa và vô sản chuyên chính.

+Kế hoạch hóa:
Trong các chính sách, kế hoạch hóa là một giấc mơ và cũng là một cơn ác mộng của các quốc gia cộng sản vì nó có nhiều tham vọng quá, nó bắt dân làm quá sức, nó coi dân như gỗ đá chứ không được là loài vật vì loài vật biết đau đớn, biết mệt nhọc cho nên dân ta rất quý trọng con trâu, con bò, con chó, con mèo. Còn cộng sản thì không. Hồ Chí Minh tuyên bố dù đốt sạch Trường Sơn, dù nướng ba bốn thế hệ ông cũng không từ nan. Điều này giúp ta hiểu rõ tại sao Hồ CHí Minh cam tâm làm nô lệ Nga Tàu, cắt đất, nhượng biển cho Tàu. Dục tốt bất đạt. Câu này giải thích sự sụp đổ của kế hoạch hóa và tham vọng của cộng sản. Hậu quả dẫn đến dân chết, không hoàn thành kế hoạch cho nên cán bộ phải báo cáo láo nếu không muốn mất chức, ngồi tù và mang tội phản đảng, phản quốc. Và tự nhiên các cán bộ cao cấp phải che chở nhau, phải lừa dối nhân dân và lừa dối lãnh tụ như ở Liên Xô, Trung Quốc, và Việt Nam.
Milovan Djilas viết về kế hoạch hóa như sau:
Kế hoạch hoá và chuyên chính vô sản (toàn trị) bổ sung cho nhau. Chính những tính toán về chính trị đã thúc đẩy những người cộng sản tập trung đầu tư vào những lĩnh vực nhất định nào đó. Tất cả kế hoạch đều tập trung cho những lĩnh vực này. Chính điều đó đã gây ra mất cân đối mà thu nhập cướp được từ việc quốc hữu hoá các nhà tư sản cũng như địa chủ lớn không thể bù đắp được, giai cấp công nhân phải trả giá bắng mức lương chết đói, còn nông dân thị bị cướp bóc bằng lao động cưỡng bức. (GIAI CẤP MỚI 5 ,9)

Nguyễn Kiến Giang viết về tệ nạn kế hoạch hóa của cộng sản như sau:
Hậu quả của các dự án xã hội không tưởng là rất nguy hại, nhất là khi chúng được coi là duy nhất khoa học có thể có, nghĩa là khi chúng biến thành những tín điều. Khi đó, tính không tưởng biến thành một thứ duy ý chí, những dự án duy ý chí được đem áp đặt cho xã hội và con người, nhân danh sự giải phóng con người, để cuối cùng, trở thành một sự chuyên chế đối với con người cũng nhân danh con người (. . .). Những dự án xã hội không tưởng còn mang lại một hậu quả khác, cũng không kém nghiêm trọng: nhân danh tương lai để bắt buộc con người hy sinh hiện tại. Và khi cuộc sống hiện tại của con người bị hy sinh cho tương lai, thì chính cái tương lai ấy sẽ không bao giờ tới. Thay thế cho cái hiện tại bị hy sinh, cái tương lai không bao giờ tới là cái quá khứ mà con người muốn từ bỏ nhưng bây giờ lại chìm sâu vào đó. (ĐI TÌM LỜI GIẢI 2 , 9)
+Vô sản chuyên chính
Sau khi cướp được chính quyền, Lenin thấy nhân dân phản kháng nên lại cương quyết duy trì chủ trương vô sản chuyên chính. Ông viết:
Giai cấp tư sản đã bị đánh bại ở nước ta, nhưng nó vẫn chưa bị diệt trừ tận gốc, chưa hoàn toàn bị tiêu diệt mà thậm chí cũng chưa hoàn toàn bị đánh tan. Do đó, một hình thức mới và cao của cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản đang được đề ra trước mắt, đó là việc chuyển từ nhiệm vụ giản đơn nhất, tức là tiếp tục tước quyền sở hữu của bọn tư bản, sang một nhiệm vụ phức tạp hơn nhiều và khó khăn hơn nhiều, tức là tạo ra những điều kiện khiến cho giai cấp tư sản không tồn tại được, mà cũng không thể tái sinh được nữa. Hiển nhiên là nhiệm vụ ấy vô cùng cao hơn và chừng nào mà nó chưa được hoàn thành, thì vẫn chưa có chủ nghĩa xã hội.(Giai đoạn mới của cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản)

Chính sách này ngày càng tăng cường. Trước đây Marx chỉ trích chế độ phong kiến và tư sản tốn tiền tổ chức quân đội [9], thì nay Lenin, Stalin càng thành lập quân đội và cảnh sát một cách tích cực. Để bảo vệ chính phủ Bolshevik mới thành lập trước những kẻ phản cách mạng, chính quyền của Lenin đã tạo ra lực lượng cảnh sát mật, Cheka, và Hồng vệ binh. Tại đại hội Đảng cộng sản Liên Xô thứ 14 vào tháng 12 năm 1927, Iosif Vissarionovich Stalin tấn công cánh tả bằng cách trục xuất Lev Davidovich Trotsky và những người ủng hộ ông ta khỏi đảng.

Trong thập niên 1930, Stalin đã tiến hành hàng loạt cuộc thanh trừng nhằm vào những người bất đồng với mình trong Đảng Cộng sản Liên Xô và trong quân đội. Thời kỳ từ 1936 đến 1937 thường được gọi là Nỗi khiếp sợ vĩ đại, với hàng nghìn người (thậm chí chỉ đơn giản bị nghi ngờ chống đối chế độ Stalin) bị giết hoặc bị bỏ tù. Hàng triệu người đã bị chuyển tới các trại lao động Gulag.Trong tình trạng lao động cưỡng bách ở nơi hoang vu giá lạnh,làm sao con người có thể sống sót. Siberia, Gulag là trại giam không phải là công trường sản xuất theo tinh thần thuần túy kinh tế.
Milovan Djilas viết về cộng sản tòan trị như sau:
chủ nghĩa cộng sản hiện đại thực tế đúng là một chế độ, chế độ đó nhất định có xu hướng trở thành toàn trị. Nhưng không phải chế độ chuyên chế hiện đại nào cũng đều là cộng sản và về mức độ toàn trị thì các chế độ đó không thể nào so với cộng sản được. (GIAI CẤP MỚI 7 ,6)
Trần Độ nói về chuyên chính vô sản như sau:
Rõ nhất là học thuyết về đấu tranh giai cấp và chuyên chính vô sản. Học thuyết này được người vận dụng nó đưa tới những chủ nghĩa kinh khủng như “chủ nghĩa thành phần”, “chủ nghĩa công nông”, “chủ nghĩa lý lịch” … Các thứ chủ nghĩa ấy làm cho học thuyết giai cấp bị méo mó thành bất nhân bất nghĩa. . [. . .] Đảng cộng sản từ một Đảng người-giải-phóng đã trở thành một Đảng cai trị, thực hiện một nền thống trị không dân chủ và phản dân chủ. Đảng thực hiện độc tài và toàn trị. (TRẦN ĐỘ * NHẬT KÝ RỒNG RẮN III,2.4)


KẾT LUẬN

Lenin viết:
. .. chủ nghĩa xã hội không tưởng không thể vạch ra được lối thoát thực sự. Nó không giải thích được bản chất của chế độ làm thuê trong chế độ tư bản, cũng không phát hiện ra được những quy luật phát triển của chế độ tư bản và cũng không tìm được lực lượng xã hội có khả năng trở thành người sáng tạo ra xã hội mới.(Ba nguồn gốc và ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác) http://www.marxists.org/vietnamese/lenin/index.htm

Lenin cũng như Marx đã chỉ trích xã hội chủ nghĩa không tưởng, nhưng chính Marx và Lenin đều không tưởng. Marx và Lenin chỉ trích tư bản coi công nhân như một con ngựa chỉ cho nó ăn no là đủ, mà không coi nó như là con người [10]. Còn cộng sản chủ nghĩa cũng coi công nhân như một con ngựa nhưng lại bỏ đói nó, và cũng không coi nó như là một con người. Trong trường này, khẩu hiệu "làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu" đã trở thành một bàn bi hài kịch trong xã hội cộng sản Liện Xô.
+Trước đây Hegel ,Marx, Lenin chỉ trích tính chất quan liêu của phong kiến và tư sản [11] nhưng chính người cộng sản thời Lenin đã mang tính chất quan liêu, đến thời Stalin còn nặng nề hơn.

Nói tóm lại, tư tưởng của Marx, Engels và Lenin nửa là không tưởng nửa là dối trá. Trần Độ đã nhắc lại lời giáo sư Phạm Thiều trước khi tư tử đã trăn trối cho đời "những kẻ dốt hay làm dại, vì thế nên họ phải dối ". (MỘT CÁI NHÌN TRỞ LẠI 2 ,5, )

Marx, Engels được mọi người ca tụng nhưng bản chất ngôn ngữ của ông là thế, không thể bào chữa.Vì không tưởng và vì tham vọng, kiến trúc của họ đã đổ vỡ. Thất bại họ phải khủng bố để mọi người tuân phục. Dân phản kháng, cộng sản khủng bố. Cộng sản khủng bố, dân chúng càng phản kháng. Cuộc phản kháng sẽ thành công và hủy diệt cộng sản. Đó là con đường tự do của nhân loại.


_____

[1]. The philosophers have only interpreted the world, in various ways; the point, however, is to change it. ... (Karl Marx. Philosophers and Philosophy )
[2].Các tầng lớp trung đẳng là những tiểu công nghiệp, tiểu thương, thợ thủ công và nông dân, tất cả đều đấu tranh chống giai cấp tư sản để cứu lấy sự sống của họ với tính cách là những tầng lớp trung đẳng. Cho nên họ không cách mạng mà bảo thủ. Thậm chí, hơn thế nữa, họ lại là phản động: họ tìm cách làm cho bánh xe lịch sử quay ngược trở lại.Nếu họ có thái độ cách mạng thì cũng chỉ trong chừng mực là họ thấy họ sẽ phải rơi vào hàng ngũ giai cấp vô sản: lúc đó, họ bảo vệ lợi ích tương lai của họ, chứ không phải lợi ích hiện tại của họ, họ từ bỏ quan niệm của chính họ để đứng trên quan điểm của giai cấp vô sản. (Communist Manifesto)
[3]."Democracy is the road to socialism." (Karl Marx);"Democracy is indispensable to socialism." (Vladimir Ilyich Lenin);"Modern Socialism is inseperable from political democracy." (Vladimir Ilyich Lenin.Elements of Socialism, pg 337.)
[4]. Soviet power took thousands upon thousands of these best buildings from the exploiters at one stroke, and in this way made the right of assembly#8212;without which democracy is a fraud#8212;a million times more democratic for the people. Indirect elections to non-local Soviets make it easier to hold congresses of Soviets, they make the entire apparatus less costly, more flexible, more accessible to the workers and peasants at a time when life is seething and it is necessary to be able very quickly to recall one’s local deputy or to delegate him to a general congress of Soviets.Proletarian democracy is a million times more democratic than any bourgeois democracy; Soviet power is a million times more democratic than the most democratic bourgeois republic. (Vladimir Lenin The Proletarian Revolution and the Renegade Kautsky.http://www.marxists.org/archive/lenin/works/1918/prrk/democracy.htm.
[5].
Bệnh ấu trĩ tả khuynh của phong trào cộng sản (1920), tài liệu báo cáo Đại hội IV-1920.
Should Revolutionaries Work in Reactionary Trade Unions? http://www.marxists.org/archive/lenin/works/1920/lwc/ch06.htm
[6]. I don’t care what becomes of Russia. To hell with it. All this is only the road to a World Revolution. http://quotes.liberty-tree.ca/quotes_by/vladimir+ilyich+lenin
[7]. It is the opium of the people. Religion is the opiate of the masses."(Contribution to Critique of Hegel's Philosophy of Right )
[8]. We do not have time to play at “oppositions” at “conferences.” We will keep our political opponents... whether open or disguised as “nonparty,” in prison.
The bourgeoisie is many times stronger than we. To give it the weapon of freedom of the press is to ease the enemy’s cause, to help the class enemy. We do not desire to end in suicide, so we will not do this. http://quotes.liberty-tree.ca/quotes_by/vladimir+ilyich+lenin
[9]. A lie told often enough becomes truth”http://quotes.liberty-tree.ca/quotes_by/vladimir+ilyich+lenin
[10]“Công xã đã thực hiện được khẩu hiệu của tất cả các cuộc cách mạng tư sản là thiết lập một chính phủ ít tốn kém, bằng cách huỷ bỏ hai món chi tiêu lớn nhất: quân đội thường trực và hệ thống quan lại.” (Cuộc nội chiến ở Pháp)]
[11].“Political Economy regards the proletarian ... like a horse, he must receive enough to enable him to work. It does not consider him, during the time when he is not working, as a human being. It leaves this to criminal law, doctors, religion, statistical tables, politics, and the beadle. ...
"Modern Socialism is inseperable from political democracy." Elements of Socialism, pg 337.
[12].The bureaucracy is a circle from which no one can escape. Its hierarchy is a hierarchy of knowledge. Marx, Critique of Hegel’s Philosophy of Right (1843)

No comments:

Post a Comment