Bình luận về Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam

Bình luận về Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam

Monday 21 January 2013

CỘNG SẢN LUẬN IX * PHÊ PHÁN DUY VẬT BIỆN CHỨNG PHÁP

                                                                        
                                                                  CHƯƠNG IX
                      PHÊ PHÁN DUY VẬT BIỆN CHỨNG PHÁP
                                 VÀ DUY VẬT LỊCH SỬ


Ở chương trước, chúng tôi đã trình bày những bài viết nhằm giải thích duy vật biện chứng pháp. và duy vật lịch sử. Trong chương này, chúng tôi sẽ trình bày những ý kiến về duy vật biện chứng pháp và duy vật lịch sử.

I. TÂM & VẬT

Vấn đề này, trên thế giới và Việt Nam, người ta đã tranh cãi gần một thế kỷ mà chẳng đi đến đâu.
Chúng tôi không muốn đi sâu vào việc tranh biện, chúng tôi chỉ xin trình bày khái quát một vài điều.Chủ nghĩa duy vật không phải là độc quyền của chủ nghĩa Marx. Từ xưa đã có nhiều thuyết duy vật và duy tâm. Theo thiển kiến, vật chất và tinh thần là hai khía cạnh khác nhau và gắn liền với nhau trong mỗi con người và xã hội. Ai cũng biết rằng linh hồn, tri thức, tình cảm là những cái vô hình cần phải dựa vào thân thể con người tức vật chất để tồn tại. Tuy nhiên sự khác biệt là phái duy vật cho vật chất có trước, tinh thần có sau, trong khi phái duy tâm chủ trương tinh thần làm chủ, do tinh thần mà ta nhận thức vũ trụ.

Có thể vật chất sinh trước tinh thần, nhưng cuối cùng, tinh thần đã ngự trị vật chất như duy vật thuyết đã công nhận: " Vật chất có trước, tinh thần có sau, nhưng tinh thần tác động trở lại vật chất". Có lẽ cuối cùng duy tâm và duy vật đã công nhận giá trị của tinh thần, ý thức mặc dù không đồng ý về cái nào có trước, cái nào có sau. Nhưng chính Marx cũng không giải thích tại sao tinh thần tac động trở lại vật chất. Khi tinh thần có khả năng tác động đến vật chất và vật chất cũng có khả năng quyết định tinh thần, vậy lực nào mạnh? Phật giáo duy tâm, duy ý khi cho tâm ý quyết định, vũ trụ hiện hữu là do ta nhận thức. Tâm động hay phướn động? Hai lập luận đều hữu lý, một bên duy vật ( phướn động), một bên duy tâm (tâm động). Sự vật xảy ra trước, nhận thức đến sau, nhưng không có tâm nhận thức thì phướn động hay không động đều không có nghĩa lý. Phần đông tôn giáo là duy tâm, và phần nhiều triết gia duy tâm. Theo Karl Popper [2],
Hegel với chủ nghĩa duy tâm của mình đã đi xa hơn Kant. Hegel cũng quan tâm tới câu hỏi về nhận thức luận, “Các tâm trí của chúng ta có thể thấu hiểu thế giới như thế nào?” Cùng với các nhà duy tâm chủ nghĩa khác, ông trả lời: “Bởi vì thế giới tựa-như-tâm-trí”. Nhưng lý thuyết của ông cực đoan hơn của Kant. Ông nói, “bởi vì tâm trí là thế giới”; hoặc dưới một dạng khác, “Bởi vì cái hữu lý là có thực; bởi vì thực tồn (reality) và lý tính là đồng nhất” ( BIỆN CHỨNG PHÁP II ,2)

Nhưng gọi tất cả tôn giáo là duy tâm là không hoàn toàn đúng. Phật giáo cho rằng do ngũ quan mà ta nhận thức đưọc sắc, thanh ,hương, vi, xúc. . . Phật giáo tin tâm, ý làm chủ, nhưng Phật giáo cũng cho rằng lục căn là cửa ngõ của nhận thức. Nho giáo coi trọng biến dịch, coi vũ trụ ban đầu là một khối hỗn tạp mà tên gọi là thái cực sau sinh ra âm dương, từ đó vạn vật sinh [1] 。

Như vậy Nho giáo coi vật chất sinh ra con người, không phải do thượng đế, mặc dầu Nho giáo vẫn tin có thượng đế, có quỷ thần và có linh hồn. Như vậy , Phật giáo , Nho giáo vừa duy tâm vừa duy vật.Thành thử tự xưng là duy vật và kết án người khác là duy tâm, duy tâm thần bí là một phán đoán vội vàng.
Nhưng duy tâm thì đã sao? Không những các triết gia Đông phương duy tâm mà các triết gia Tây phương trước Marx và đồng thời với Marx củng duy tâm. Kant duy tâm. Có nhiền vấn đề về vật chất mà nay ta chưa giải quyết, nhất là mối quan hệ giữa tinh thần và vật chất. Đức Phật là một triết gia, với con mắt giác ngộ, Ngài đã thấy vi khuẩn, vi trùng, và thấy các thái dương hệ. Như vậy không nên nhân danh khoa học, phỉ báng tôn giáo rồi đi đến cấm tự do tín ngưỡng, phá hoại di tích lịch sử, sát hại các tu sĩ và tín đồ các tôn giáo như người cộng sản đã làm. Hơn nữa, con người có nhiều nhận thức về sự vật khác nhau qua không gian và thời gian, thành thử việc Marx, Engels mạt sát các đối thủ là hành vi độc đoán và tự tôn , nặng về tuyên truyền.

Xã hội quân chủ và tư bản duy tâm nhưng vẫn xây dựng một cuộc sống tinh thần và vật chất đầy đủ, còn phe Marx chủ trương duy vật lại làm cho nhân dân khốn khổ về phương diện tinh thần và vật chất. Như vậy thì tranh luận duy tâm, duy vật làm gì, chẳng qua là việc tranh luận về triết lý suông, chẳng quan trọng để đến nỗi phải chém giết. Các khoa học gia, có thể là duy tâm nhưng họ vẫn làm tốt công cuộc nghiên cứu khoa học. Trong khi người cộng sản chủ trương duy vật lại quan trọng hóa vấn đề tư tưởng, đi đến cực đoan, giáo điều, không những lớn tiếng đả kích đối phương mà còn tàn sát đồng chí mình nếu họ có tư tưởng khác mình. Duy vật như vậy thì tốt hay xấu?

Lại nữa, không thể nói rằng tất cả hoạt động của con người là do vật chất. Vật chất độc lập, và lạnh lùng với những hoạt động của xã hội con người. Con dun nằm ngoài vườn, con chim thiên di bay trên trời, chúng không quan tâm khung trời bên trên chúng, bên dưới chúng là tư bản hay cộng sản, loài ngườio dưới chúng, bên cạnh chúng là vui hay buồn. Do suy nghĩ mà có toán học. Einstein tìm ra thuyết tương đối không qua thực nghiệm mà chỉ với cây bút và tờ giấy. Mặt trời, mặt trăng chuyển động là do vật chất. Con chó sủa gâu gâu, con mèo kêu ngao ngao là do vật chất. Con sư tử ăn thịt con hươu không liên hệ gì đến những tinh tú trên thiên hà. Con chó không thể bảo rằng nó tiến bộ hơn, cách mạng hơn, khoa học hơn con mèo. Tục ngữ Việt Nam có câu "Thấy người sang, bắt quàng làm họ". Marx thấy thời đại ông, người ta trọng vật chất, sùng bái khoa học nên ông cũng tự xưng là duy vật, là khoa học. Marx chỉ dán nhãn hiệu khoa học, duy vật cho món hàng vô sản của ông mặc dù bên trong món hàng đó là những thứ phi khoa học.

Vấn đề tư tưởng là vấn đề tự do của con người, không nên có thái độ đề cao mình và khinh miệt người như những người cộng sản đã hành động. Trong thế giới tự do, con người lo cuộc sống, vật chất nhưng vẫn tự do tổ chức đời sống tinh thần của mình, không cần phải theo ý kiến của ai, mệnh lệnh của ai. Ai muốn theo Thiên Chúa giáo, Do Thái giáo, Phật giáo hay Hồi giáo, ai vô thần hay hữu thần, ai duy tâm, duy vật là tùy thích . Còn thế giới cộng sản ngược lại. Họ chủ trương duy vật mà lại tỏ ra cực kỳ duy tâm chuyên chế, bắt nhân dân phải theo thứ Mac Lê của lãnh tụ họ, đảng viên và nhân dân ai có ý kiến khác thì bị kết tội là thiên tả, thiên hữu, trở lại con đường tư bản chủ nghĩa hay phản động. Đó là sự nghịch lý đáng buồn cười của nhân loại!Công việc của nhà chính trị, xã hội và khoa học là đem lại hòa bình, no ấm cho mọi người chứ không phải là bịt miệng nhân dân và làm cho nhân dân sợ hãi. Trong phạm vi văn chương, triết lý không nên có thái độ độc tài và chủ quan.

Hơn nữa, còn nhiều vấn đề nan giải mà khoa học chưa khám phá ra hết. Khoa học chưa đi sâu vào vật chất và tinh thần. Những vấn đề tinh thần và vật chất còn phải chờ khoa học tương lai chiếu dọi thêm.


II.KHOA HỌC & CÁC QUY LUẬT

II.1. Marx, Engels lợi dụng tâm lý chuộng khoa học của xã hội

Marx đã căn cứ vào thành tựu khoa học của thế kỷ 19 mà cho rằng triết thuyết của ông là khách quan, khoa học và có giá trị trường tồn. Chúng ta cũng biết rằng thời đại của Marx, người ta đang háo hức về những thành quả khoa học kỹ thuật và những lý thuyết mới về khoa học. Marx là một người nắm bắt đuợc thị hiếu của thời đại về vật chất, khoa học và mối quan tâm của thời đại về mâu thuẫn giữa tư bản và vô sản cho nên trong các sách của ông, ông tô đậm các chữ khoa học, vật chất, quy luật, tư bản, và vô sản.
Để quảng cáo hay để tự đề cao, Marx, Engels, Lenin đã cho họ là khoa học, như Lenin gọi chủ nghĩa của ông là " chủ nghĩa xã hội khoa học", và khinh miệt các thuyết xã hội và cộng sản khác như thái độ, ngôn ngữ của Marx, Engels trong TNCS và các tài liệu khác.
Lenin viết
Những phát hiện mới đây của khoa học tự nhiên - như ra-di-om, điện tử, sự biến hoá của nguyên tố - đều xác nhận một cách tuyệt diệu chủ nghĩa duy vật biện chứng của Mác, bất chấp những học thuyết của các nhà triết học tư sản cùng với việc họ "lại" quay về với chủ nghĩa duy tâm đã cũ kỹ và thối nát. Nghiên cứu sâu hơn và phát triển chủ nghĩa duy vật triết học, Mác đã đưa học thuyết đó tới chỗ hoàn bị và mở rộng học thuyết ấy từ chỗ nhận thức giới tự nhiên đến chỗ nhận thức xã hội loài người. Chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác là thành tựu vĩ đại nhất của tư tưởng khoa học (Ba nguồn gốc và ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác)
http://www.marxists.org/vietnamese/lenin/1913/03/three_sources.htm


II.2.Marx, Engels lạm dụng khoa học
Có thể Marx và Engels chủ quan, mà cũng có thể họ muốn tuyên truyền cho nên đã nhập nhằng hai chữ khoa học và vật chất. Đồng ý thế giới của ta và thế giới của khoa học là vật chất nhưng không phải tất cả do vật chất điều khiển và theo quy luật khoa học tự nhiên. Quả đất xoay, mặt trời sớm mọc tối lặn là do quy luật của vật chất, theo Darwin vạn vật tiến hóa lnhưng không phải vì thế mà Marx, Engel, Lenin bảo rằng thuyết của họ tiến bộ nhất, và xã hội cộng sản là tất yếu. Sư tan rã và biến thái của khối cộng sản đã chứng tỏ thuyết của họ sai lầm. Và tin rằng thuyết của họ là khoa học cho nên họ đã đưa ra nhiều chủ trương chính sách phản khoa học, hại nước, hại dân. Người cộng sản cho rằng cách mạng là quy luật , là khoa học, là tất yếu nhưng chính Lenin cho rằng "cách mạng, bạo loạn là thủ đoạn, là mánh lới, Những cái gian dối quỷ quyệt này ông gọi là nghệ thuật và nghệ thuật thì không phải là khoa học nếu ta hiểu danh từ khoa học một cách đúng đắn. Lenin quan niệm lật đổ chính quyền là nghệ thuật, là thủ đoạn của các tay cách mạng chuyên nghiệp:(This struggle must be organised, according to “all the rules of the art”, by people who are professionally engaged in revolutionary activity.
What Is To Be Done?, “The Primitiveness of the Economists and the Organization of the Revolutionaries” (1901)
Ông cũng cho rằng vận động nổi loạn là một nghệ thuật, là khôn ngoan tìm mọi cách để lôi cuốn, dẫn dụ quần chúng:
"The art of any propagandist and agitator consists in his ability to find the best means of influencing any given audience, by presenting a definite truth, in such a way as to make it most convincing, most easy to digest, most graphic, and most strongly impressive."
The Slogans and Organisation of Social-Democratic Work (1919)

II.3.Triết học Marx bái vật và sùng bái khoa học quá đáng
Marx tin tưởng khoa học quá đáng.Chúng ta cũng có thể đồng ý rằng vật chất đóng vai trò quan trọng trong đời sống, vật chất chi phối xã hội. Cổ nhân nói " phú quý sinh lễ nghĩa". Vật chất đầy đủ thì tinh thần trở nên tốt đẹp hơn. Mạnh tử cũng cho rằng muốn muốn cho dân có đạo đức thì phải lo cơm no áo ấm cho dân [3]. Tuy nhiên không phải cái gì cũng do vật chất quyết định, tinh thần cũng có quyền quyết định . Lịch sử do con người tạo ra. Thế giới này do con người tạo ra. Thiên nhiên tạo ra sông, núi, con người cũng có khả năngđào ngòi khơi sông, và xuyên sơn phá thạch. Ý chí con người, trí tuệ con ngươời đóng góp rất lớn.
Người cộng sản tôn thờ khoa học sinh ra tư tưởng bái vật. Marx nói : "Cánh quạt gió sinh ra xã hội phong kiến, máy hơi nước sinh ra kỹ nghệ tư bản " (The hand-mill gives you society with the feudal lord; the steam-mill society with the industrial capitalist.( Poverty of Philosophy (1847)
Marx cũng nói:
"Khoa học tự nhiên xâm nhập và thay đổi đời sống con người thực hành qua trung gian kỹ nghệ" (Natural science has invaded and transformed human life all the more practically through the medium of industry) Private Property and Communism (1844).

Kinh tế châu Âu ở thế kỷ 17-18 phát triển cho nên phải chuyển sang chủ nghĩa tư bản. Tại sao kinh tế phát triển? Kinh tế tức vật chất phát triển cho nên nó thúc đẩy cách mạng. Nhưng kinh tế phát triển là do đâu? Là do khoa học, kỹ thuật phát triển. Tức do óc sáng tạo của trí tuệ con người. Trí óc của con người đã tạo nên khoa học, kỹ thuật, kinh tế, và tạo nên một nền văn minh tinh thần và vật chất. Như vậy là trí óc con người tạo ra kỹ nghệ và phát triển kinh tế để mang lại lợi ích cho con người như con người mong muốn .

Khoa học là nô lệ của con người chứ không phải quân xâm lăng mặc dầu một số người tưởng thế! Robot không phải là thần linh. Thần linh chính là con người. Robot là nô lệ của con người. Phái bái vật thì chỉ biết lạy lục vật chất mà bỏ quên giá trị tinh thần mặc dầu họ luôn luôn vỗ ngực xưng là trí tuệ đỉnh cao! Cách mạng hay lịch sử là do ý chí con người. Thời Xuân thu , Chiến quốc bên Trung Hoa, kinh tế đời đời là nông nghiệp thô sơ, nhưng lịch sử luôn sang trang. Và thời thượng cổ, bên Ai Cập, Ấn Độ, La Mã, Hy Lạp, và châu Âu, nông nghiệp, chăn nuôi không đổi nhưng biết bao cuộc chiến đã làm bộ mặt thế giới thay đổi, và bao nền văn minh đã ra đời.

+Cách mang, lịch sử, chính trị, quân sự là những hoạt động thuộc xã hội, cũng không thuộc phạm vi khoa học thuần túy. Con người giải quyết mọi việc theo tư tưởng của mình chứ không thuần túy do vật chất như hệ thống Marx quan niệm. Ngay vật chất cũng mang những hình thái khác nhau. Anh sáng là hạt hay là sóng? hay cả hai? Thuyết lượng tử đi đến kết luận về lưỡng tính sóng hạt của ánh sáng và vật chất; đúc kết ở công thức de Broglie, 1924, liên hệ giữa động lượng một hạt và bước sóng của nó.
Trước tình thế giống nhau, con người có nhiều phương án khác nhau và đi đến những kết quả giống nhau hoặc khác nhau chứ không thống nhất như quy luật khoa học. Những công nhân và dân chúng Âu Mỹ không theo cộng sản cho nên đất nước thịnh vượng, ấm no, hạnh phúc!Và ngay trong hàng ngũ cộng sản, Trotsky chủ trương khác Stalin; Lenin, sửa Marx; Stalin sửa Lenin và Marx. Mao tuy trung thành với Marx và Stalin cũng có tư duy riêng của ông.Như vậy chủ nghĩa Marx không chính xác nên không thể xưng là khoa học.Tư tưởng, chính trị, kinh tế Marx cũng chỉ là những suy nghĩ , những toan tính của con người, giống mọi trường phái khác chứ không thể tự cho là độc tôn, nghĩa là có đúng có sai, có thành có bại chứ không phải bách chiến bách thắng. Như vậy không chính xác và thống nhất như khoa hoc chính xác,


II.3.Triết học Marx không phải là khoa học

Người ta thường dùng từ "khoa học" để chỉ khoa học tự nhiên. Khoa học là một từ ngữ chỉ nhiều bộ môn như vật lý,y học, dược học, toán học, thiên văn học, hóa học. Nay người ta cũng dùng từ ngữ khoa học để chỉ các bộ môn khác như chính trị, sử học,dân tộc học, triết học, văn chương cũng là khoa học, nhưng là khoa học nhân văn, xã hội. Hai ngành khoa học tự nhiên và khoa học nhân văn xã hội hoàn toàn khác nhau. Dù cách gì đi nữa, chính trị, triết học, kinh tế không thể giống với hóa học, vật lý, thiên văn, địa chất. . .,. Hơn nữa, triết học về tự nhiên, theo duy vật chủ nghĩa không phải đã thành khoa học tự nhiên. Ấy thế mà Engels và những người theo Marx nhập nhằng dùng danh từ khoa học. Đi xa hơn nữa, những người này cho triết học Marx là khoa học, là định luật và tất yếu chung cho khoa học tự nhiên, và khoa học xã hội.

Marx viết: Khoa học tư nhiên sẽ thâm nhập khoa nhân văn, và khoa học nhân văn sẽ hòa hợp với khoa học tự nhiên, thế là thành một khoa học .(Natural science will in time incorporate into itself the science of man, just as the science of man will incorporate into itself natural science: there will be one science. ( Private Property and Communism (1844)
Engels coi biện chứng pháp như là một khoa học chung cho khoa học tự nhiên và khoa học nhân văn. Ông viết trong Chống Duhring:
Nhưng phép biện chứng chẳng qua chỉ là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loại người và của tư duy.
(XIII. Biện chứng phủ định cái phủ định.
http://www.marxists.org/vietnamese/marx-engels/1870s/chongduhring/phan_14.htm

Nature is the proof of dialectics, and it must be said for modern science that it has furnished this proof with very rich materials increasing daily. Anti-Dühring (1877)

Engels ca tụng Marx là người đầu tiên định luật chung cho khoa học xã hội và tự nhiên:
It was Marx who had first discovered the great law of motion of history, the law according to which all historical struggles, whether they proceed in the political, religious, philosophical or some other ideological domain, are in fact only the more or less clear expression of struggles of social classes, and that the existence and thereby the collisions, too, between these classes are in turn conditioned by the degree of development of their economic position, by the mode of their production and of their exchange determined by it. This law, which has the same significance for history as the law of the transformation of energy has for natural science.
Preface to The Eighteenth Brumaire of Louis Bonaparte (1885)


Dialectics constitutes the most important form of thinking for present-day natural science, for it alone offers the analogue for, and thereby the method of explaining, the evolutionary processes occurring in nature, inter-connections in general, and transitions from one field of investigation to another.( On Dialectics (1878)Qua mấy câu này thôi ta đã thấy Marx, Engels phản khoa học vì thế giới càng ngày đi vào chuyên biệt, cho đến nay loài người vẫn chưa tìm ra một quy luật chung, khoa học chung cho các khoa học, nhất là họ cho rằng có sự thống nhất của các bộ môn, giữa khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Chính lời này của Marx và Engels đã khiến cho cộng sản bắt buộc mọi người học tập chính trị, triết học Marx, Lenin , và quy tội cho các khoa học gia , các văn nghệ sĩ, nhà chính trị có tư tưởng ra ngoài của hệ thống Marx. Họ luôn nói đến quy luật, đây cũng là một việc phản khoa học, lạm dụng danh từ, dùng ngôn ngữ mập mờ nhập nhằng.

Quy luật khoa học tự nhiên khác quy luật khoa học xã hội. Ngay trong khoa học tự nhiên có biết bao định luật, định lý khác nhau, làm sao có thể quy thành một định luật áp dụng cho tất thảy ngành khoa học. Dầu chính xác và thống nhất, khoa học nào cũng có những định luật đặc biệt, ngoại lệ. Khoa học không phải là một thứ dầu cù là, dầu Nhị thiên đường trị bá bệnh. Chủ nghĩa Marx tham vọng đem truyết thuyết Marx để cắt nghĩa mọi sinh hoạt xã hội và mọi biến chuyển của tự nhiên. Làm sao dám nói đến quy luật trong xã hội? Nước một trăm độ sôi, hay dưới 0 độ nước sẽ thành băng. Đó là quy luật. Mà quy luật thì phải khách quan và thống nhất. Không cần phải cầu thần lạy Phật, không cần phải hò hét hay hoan hô đả đảo, nước sẽ tự động sôi và đóng thành băng khi đủ điều kiện khách quan. Hơn nữa, dù ở đâu nước cũng sôi và đóng băng ở một nhiệt độ nhất định, không thể ở Nam cực thì nước sôi 120 độ còn ở xích đạo thì nước sôi 90 độ nhưng người ta đã vì lợi ích cá nhân mà bóp méo lý luân và quy luật ban đầu. Như vậy thì hệ thống Marx là tùy tiện, không khoa học, không quy luật.


Marx bảo giai cấp vô sản sẽ tiêu diệt giai cấp tư sản và xây dựng một xã hội tiến bộ hơn tư sản. Có gì chứng minh? Muốn đi đến một kết luận, khoa học phải trải qua thí nghiệm nhiều lần, kiểm chứng nhiều lần rồi mới có thể phải biểu thành quy luật.Nếu bảo rằng chủ nghĩa cộng sản là giai đoạn lịch sử tất yếu thì không cần hô hào, biểu tình, không cần học tập cải tạo, không cần tuyên truyển, khủng bố, giết chóc, khi lịch sử chín muối, dân chúng các nơi sẽ theo cộng sản hết. Hoàng đế, tổng thống, các nhà tư sản đều đầu hàng hoặc tự tử trước thánh tượng Marx, Lenin!

Một định luật khoa học phải trải qua thí nghiệm và kiểm chứng. Marx chỉ mới suy nghĩ, chưa thí nghiệm và kiểm chứng thì sao ông có thể bảo rằng quan điểm của ông, lời nói của ông là quy luật, là khoa học, là khách quan và có giá trị vĩnh cữu! Hơn nữa, lịch sử không thể lập lại để thí nghiệm cho nên không thể coi lịch sử là một khoa học, theo quy luật khoa học như là khoa học chính xác.Hơn nữa, nước sôi và đóng băng là có thể kiểm chứng, có thể nhìn thấy, có thể đo lường bằng máy móc. Còn vô sản có nên nổi dậy hay không, và lúc nào thì nổi dậy, hoàn toàn không có quy luật, không có con số cụ thể và không thể tính toán, tiên liệu như khoa học

II.4. Cộng sản thiếu khách quan, duy ý chí, duy tâm

+Những lời Marx, Engels, Lenin phê bình các triết gia, các nhà xã hội và các tổ chức cộng sản là gay gắt, thiếu khách quan.Marx chủ quan, cộng thêm tính tự tôn, cho rằng thuyết của ông hay nhất, còn các thuyết khác dù là của các phái xã hội và cộng sản đều kém.Tính kiêu ngạo này đưa đến chủ nghĩa quan liêu, giáo điều và sùng bái cá nhân lãnh tụ trong toàn hệ thống Marx :" Lãnh tụ anh minh, đảng không bao giờ sai, Stalin luôn luôn đúng, Mao đại trí, đai nhân. . .". Thêm vào đó, nhờ thành công, họ cho là tài giỏi khiến cho Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông độc hành độc đoán mặc sức ra kế họạch này, kế hoạch kia rồi đày ải hàng chục triệu người , làm chết hàng chục triệu người.

+Những ý tưởng của Marx, Engels, Lenin, Stalin, Mao và hành động của họ trong các chính sách kinh tế, chính trị, và khủng bố là không khách quan, không khoa học.Những kế hoạch không tưởng của Lenin, Stalin, Mao, Hồ là không tưởng, không căn cứ vào quy luật kinh tế mà chỉ là tham vọng chính trị. Phái cộng sản duy ý chí, họ muốn dùng bạo lực cướp chính quyền, dùng vô sản chuyên chính thì nhân nào quả nấy, họ đã tạo ta một trường máu tanh! Còn những người hiền lương như Khổng tử, ( nhân nghĩa lễ, trí tín), Nguyễn Trãi ( Đem đạo nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo), Kautsky chỉ trương cách mạng ôn hòa.

+Chủ nghĩa Marx duy lý, duy tâm, chú trọng về tuyên truyền, giáo dục, và đề cao ý thức hệ trong khi tư bản thì không thế. Các lãnh tụ cộng sản rất chú trọng lý thuyết và tinh thần. Ông viết: "Muốn có phong trào cách mạng phải có lý thuyết cách mạng."
(Without revolutionary theory there can be no revolutionary movement.)
Lenin, What Is To Be Done?, “Dogmatism And ‘Freedom of Criticism’” (1902)

+Những ý tưởng của Marx, Engels, Lenin, Stalin, Mao là những ước mơ, những dự đoán tương lai xa xôi mà tưởng gần trước mắt, là những bài luận văn mô tả hơn là những công trình nghiên cứu khoa học thực nghiệm của các kinh tế gia,khoa học gia tài giỏi. Trong TNCS, Marx đã xác quyết: Sự sụp đổ của giai cấp tư sản và thắng lợi của giai cấp vô sản đều là tất yếu.
Những ý tưởng vô sản chôn sống tư bản, tư bản dẫy chết, nhà nước tự tiêu vong, làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu là duy tâm chẳng khác gì tôn giáo tin vào thiên đàng.Marx tiên đoán sai nghĩa là chủ nghĩa Marx không chính xác, không phải là khoa học tự nhiên.

II.5. Hệ thống Marx mâu thuẫn, không chính xác

Khoa học thì phải thống nhất. Nước 100 độ sôi thì ở Bắc cực hay Nam cực cũng thế. Một khoa học gia không thể nói: Nước sôi ở trăm độ thì tốn củi, tốn điện, phải nấu sôi nước ở 60 độ Và tốc lực xe hơi khoảng 200 km/giờ không thể tăng năng suất lên 300kmn/giờ như cộng sản thường tuyên bố. Chủ nghĩa Marx chứa nhiều mâu thuẫn nội tại , và các lãnh tụ tự ý " linh động sáng tạo" mà thay đổi chính sách. Lenin, Mao, Hồ Chí Minh đã cùng nhau phản Marx khi chủ trương xây dựng cộng sản chủ nghĩa bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Rõ ràng đấy là con người duy ý chí, muốn làm sao cũng được, và lịch sử chẳng có quy luật gì và chẳng tất yếu tí nào!

Giả sử các thuyết là duy tâm, phản khoa học, nhưng hệ thống cộng sản, nhất là hệ thống Marx cũng không khác gì hơn vì chứa nhiều chủ quan, không tất yếu, không thống nhất.
+Cùng theo chủ nghĩa xã hội, cùng chủ trương cộng sản, Marx chê các triết gia, các trào lưu khác là phong kiến, tư sản , và phản động.

+Cùng theo Marx, song Lenin, Stalin, Mao, Đặng Tiểu Bình có nhiều điểm khác nhau.
+Cộng sản cho rằng phong kiến và tư bản là kẻ thù, thế sao cộng sản cũng giết các đồng chí mình? Vậy ai khoa học hơn ai? Tại sao cùng theo Marx, cùng theo duy vật và khoa học, tại sao tiêu diệt nhau? Cùng là cộng sản mà phe cộng sản Lenin (Bolchevish) giết cộng sản Martov (Menshevish)? Tại sao Stalin giết Trotsky, các tướng lãnh Hồng quân và các đại biểu quốc hội? Tại sao Trần Độc Tú khác Mao?và Đặng Tiểu Bình lại trở lại con đương tư bản chủ nghĩa? Những điều này cho thấy tư tưởng Marx và hệ thống Marx không phải là khách quan khoa học mà là một mớ hỗn độn và mâu thuẫn.

Như đã nói ở trên, định luật khoa học mới là tất yếu, còn lịch sử có thể xảy ra thế này hay xảy ra thế kia, không thể gọi là tất yếu. Ngôn ngữ của Marx và những người theo ông chỉ là ngôn ngữ tuyên truyền

+Marx và Lenin nói cộng sản tự do, thịnh vượng gấp trăm, gấp ngàn tư bản tại sao lại bày ra chuyên chính vô sản? Khi đã dùng súng đan, công an, nhà tù , cưỡng bách lao động, cấm báo chí, triệt hạ tôn giáo thì làm sao dân chúng có tự do?
+Marx chủ trương thế giới phải tiến lên theo thứ tự năm hình thái xã hội, nhưng Lênin đã xây dựng XHCN bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.
+Marx chủ trương cách mạng vô sản, hy vọng nước Đưc là nước cộng sản đầu tiên nhưng Nga là nước có nông dân chiếm 2/3 dân số ổ Nga đã thành lập chủ nghĩa cộng sản đầu tiên.
+Marx đề cao công nhân nhưng Mao lại đề cao nông dân.
+ Marx chủ trương hạ tầng cơ sở (kinh tế) làm nền tảng cho thượng tầng kiến trúc, nhưng Trung Quốc và Việt Nam nay theo kinh tế thị trường, tức là lấy kinh tế tư bản làm hạ tầng để xây dựng văn hóa, chính trị và xã hội cho chủ nghĩa cộng sản.
+Marx chủ trương đấu tranh giai cấp nhưng công nhân các nước Âu Mỹ không chống tư bản. Cộng sản nay đã chết, một số biến thái. Điều này xác định chủ nghĩa Marx không chính xác, khách quan và khoa học.
+Cộng sản nổi dậy do ý chí bọn cầm đầu thúc đẩy và quyết định. Quyết định này do chủ quan chứ không khách quan như khoa học, thành thử không thể nói là theo quy luật của khoa học, của vật chất.Hết ngày đến đêm là tất yếu, nước triều lên xuống là tất yếu, theo quy luật, đâu cần phải cầu khẩn, răn đe, dụ dỗ!
Trong Khi Marx cho rằng giai cấp công nhân tất yấu là thắng lợi nhưng cuộc tranh đấu này đã thắng và đã bại. Ông cũng cho rằng lịch sử là quy luật của vật chất vận động, nhưng ông cũng cho rằng lịch sử hay cách mạng do con người thei đuổi mục đích nào đó. (History is nothing but the activity of man pursuing his aims., The Holy Family, Chapter 6 (1846).

Vây lịch sử do sự vận động của vật chất hay do ý chí con người?Như vậy là ý kiến Marx trái ngược nhau? Lenin nói: Đôi khi lịch sử cần phải thúc đẩy (Sometimes - history needs a push.)Nếu cách mạng vô sản là tất yếu thì cần gì phải thúc đẩy, đấu tranh, tuyên truyền và giết người! Khi đã tàn sát, vô sản chuyên chính tức là trái nhân tâm, trái khoa học. Người cộng sản cũng như các bọn cướp, bọn thực dân, đế quốc dùng bạo lực chứ chẳng hơn gì cho nên những lời tuyên bố khoa học, quy luật, tất yếu là không đúng.
+Về việc mâu thuẫn tư bản- vô sản, có nhiều giải pháp và con người đã áp dụng. Như vậy các biến cố lịch sử là do tư duy con người, không theo một quy luật nào. Marx cho rằng hạ tầng kinh tế quyết định thượng tầng kiến trúc.
Một điều căn bản nhất cho " cách mạng vô sản" là phải xây dựng xã hội chủ nghỉa phải trên nền tảng tư bản chủ nghĩa.
Dẫu sao, kết cuộc giả thuyết của Marx, giấc mơ của Marx đã cho ta thấy kết quả:
+Xây dựng xã hội chủ nghĩa trên cơ bản chủ nghĩa theo Marx là một thất bại vì sự kiện này đã không xảy ra.
+Xây dựng XHCN bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa cũng thất bại vì các kế hoạch kinh tế đã sụp đổ, dân chúng đói khổ và mất tự do khiến cho Đông Âu là Liên Xô sụp đổ, Trung Quốc và Việt Nam phải từ bỏ kinh tế chỉ huy mà quay sang kinh tế thị trường..
Như vậy toàn bộ triết thuyết và hành động của phái Marx đã hoàn toàn không chính xác, không khoa học và biến thành một tai họa cho nhân loại.

Như đã trình bày, chính trị, kinh tế, hành chánh không phải là khoa học chính xác thành thử không thể xác định , tiên đoán và quả quyết như Marx và đệ tử theo ông cứ bảo là tất yếu. Lenin đã nói một câu rất đúng "không thể tiên đoán được thời gian và tiến trình cách mạng. Cách mạng tự nó cai trị do những quy luật thần bí " (It is impossible to predict the time and progress of revolution. It is governed by its own more or less mysterious laws.)
Thật vậy, trong cuộc nổi dậy tháng giêng 1917, và ngay trong cuộc khởi loạn tháng 10 Nga Lenin đã không có mặt ở Nga. Trước cuộc bạo động tháng giêng 1917 một tháng, Lenin nói trước thanh niên Thụy Sĩ:
“Những người già cả chúng tôi có lẽ sẽ không được nhìn thấy những trận chiến quyết định của cuộc cách mạng tương lai. Nhưng tôi có thể nói một cách tin tưởng rằng các bạn trẻ đang hoạt động tích cực trong phong trào xã hội ở Thuỵ Sĩ và trên toàn thế giới sẽ có may mắn không chỉ đấu tranh mà còn chiến thắng trong cuộc các mạng vô sản trong tương lai” [2] .(GIAI CẤP MỚI 2 ,3 )
Ta có thể kết luận, chủ nghĩa Marx là một bài toán sai, là một giả thuyết vô căn cứ, không phải là một quy luật khoa học, không liên hệ gì đến khoa học , hoặc mang tính khoa học.

II.6 .Hệ thống Marx giáo điều.

Marx hoang tưởng, còn Lenin, Stalin, Mao và những người cộng sản đệ tử thì giáo điều> Ta có thể phê bình họ giáo điều vì nhiều lý do.
Tư tưởng Marx ra đời giữa thế kỷ 19 đến nay khoa học đã tiến bộ xa cho nên tư tưởng của Marx và Engels đã lạc hậu. Tư trưởng của Marx bắt nguồn tử triết lý Hegel và khoa học thế kỷ 18, thế kỷ 19. Nhưng nay thì khoa học và thế giới đã mang những đôi hài vạn dặm. Ở thế kỷ XX, mọi thứ đều biến đổi, nhất là khoa học đã vượt qua những giá trị của thời Marx cho nên nghiên cứu Marx hay theo Marx mà giáo điều là một sai lầm lớn. Chẳng những thế, tình hình tư bản cũng khác xưa vì kỹ nghệ tiến bộ rất nhanh, và họ cũng đã thay đổi thái độ đối với công nhân.

Một số vì quyền lợi , một số vì óc bảo thủ quá nặng nhất nhất đều theo Marx, Lenin, Stalin ,Mao trong khi Lenin, Stalin, Mao chẳng còn trung thành với lý tưởng Marx, họ đã biến đổi Marx theo quan diểm và quyền lợi của ho. Họ tuyệt đối trung thành và tin tưởng vào lãnh tụ như Gia Tô giáo thời trung cổ giáo điều kết tội những nhà khoa học, là trái lời chúa, và những người theo tôn giáo khác là tội làm phù thủy, và đã bắt họ lên giá treo cổ lên giàn hỏa.Những gì họ tuân theo là đức tin chứ không phải sự thực.B.Russell trong History of Western Philosophy rất đúng khi ông cho rằng cộng sản là một tôn giáo.

Gorbachev, Yeltin, Triệu Tử Dương, Trần Xuân Bách, Trần Độ, Nguyễn Kiến Giang đã sáng suốt nhận thấy cộng sản đã lạc hậu và giáo điều.Cộng sản châu Âu nay cũng tan rã hoặc thay đổi chính sác và tổ chức. Người ta đã biến hệ thống Marx thành tôn giáo.Thời đại loạn tiêu diệt văn hóa của Hồng vệ binh, người ta đã coi quyển sách đỏ của Mao là một thánh kinh, mỗi câu của Mao là một thần chú có thể đảo hải di sơn. Ngày nay, cộng sản Việt Nam dựng đền thờ Hồ Chí Minh, và dùng dị đoan mê tin để đầu độc nhân dân, khiến cho họ xao lãng ý chí chống cộng.

III. DUY VẬT BIỆN CHỨNG PHÁP

III.1. MÂU THUẪN

Như đã trinh bày ở chương trước, mâu thuẫn và thống nhất là cặp phạm trù trong triết học Hegel. Engels và Marx cũng tiếp thu tư tưởng của Hegel về mâu thuẫn. Thực ra thuyết mâu thuẫn đã có từ lâu. Trước Khổng tử, có thuyết ngũ hành và kinh Dịch đã nói âm dương. Đồng thời với Khổng tử, Lão tử có Đạo Đức kinh đã nói về mâu thuẫn.
Marx đã nói đến thống nhất mâu thuẫn. Có những mâu thuẫn khiến cho hai bên phải đoạn tuyệt, nhưng cũng có những mâu thuẫn mà phải gắn bó với nhau, cộng tác với nhau trong quá trình phát triển, như cực âm phải hợp với cực dương mới sinh ra điện; hai cực bắc và nam trong thanh nam châm không thể tách rời. Người Trung Quốc đã nói đến ngũ hành tương xung nhưng cũng tương hợp. Âm dương hòa hợp và cũng trái ngược nhau nhưng trong âm có dương, trong dương có âm [4].Theo tinh thần của Lão và kinh Dịch thì xã hội có mâu thuẫn mà có sự hòa hợp.

Sự vật là mâu thuẫn, mà cũng chỉ là khác nhau, và cũng là hòa hợp. Ngày và đêm, âm và dương, nam và nữ không phải là mâu thuẫn một mất một còn mà chúng chỉ là hai mặt của một thực thể cần phối hợp với nhau tạo thành cuộc sống như Kinh Dịch và Đạo Đức kinh quan niệm [5].

Mặc dầu nghiên cứu Marx, nhiều học giả có ý kiến khác nhau, đôi khi mâu thuẫn. Trong khi các học giả Marxist chỉ chú trọng mặt mâu thuẫn mà quên mất mặt thống nhất, cương quyết cho rằng mâu thuẫn là tranh đấu không khoan nhượng, là vô sản chuyên chính, là giết cùng đuổi tân thì Rob Sewell [6], cho rằng Duy vật biện chứng có nói đến " thống nhất của mâu thuẫn", mà quan niệm này cũng giống như Dịch kinh và Đạo đức kinh.
Ông viết:
The contradiction, however, is the source of all movement and life; only in so far as it contains a contradiction can anything have movement, power, and effect." (Hegel). "In brief", states Lenin, "dialectics can be defined as the doctrine of the unity of opposites. This embodies the essence of dialectics…"
The world in which we live is a unity of contradictions or a unity of opposites: cold-heat, light-darkness, Capital-Labour, birth-death, riches-poverty, positive-negative, boom-slump, thinking-being, finite-infinite, repulsion-attraction, left-right, above-below, evolution-revolution, chance-necessity, sale-purchase, and so on (What is Dialetical materialism? http://www.marxist.com/what-is-dialectical-materialism.htm).

Như đã trình bày ở trên, ít nhất có hai loại đấu tranh. Một loại đấu tranh đi đến tiêu diệt như hai xe đụng nhau, hay sự nổ tan của siêu sao mới. Một loại là hai mặt của một thống nhất như hai cực Nam Bắc của thanh nam châm. Vũ trụ cũng như cuộc đời con người là do ý chí quyết định. Trận chiến tranh nào cũng có nhiều giải pháp, nhưng tựu trung có hai giải pháp là hòa hay chiến.

Chính Marx cũng cho rằng có sự thống nhất các mặt mâu thuẫn, thế tại sao Marx không chủ trương hòa hợp mà chủ trương đấu tranh, một thứ đấu tranh quyết liệt, một mất một còn? Chủ nghĩa Marx đưa đến chiến tranh khủng khiếp giữa nước này với nước nọ, giai cấp này với giai cấp khác, và giữa các nước anh em, giữa các đồng chí với nhau, tồi tệ hơn bất cứ xã hội nào!

Sau khi Stalin chết, Khrushchev đưa ra thuyết "sống chung hòa bình "giữa tư bản và cộng sản. Trung cộng và Việt Nam chỉ trích chủ trương " xét lại hiện đại" của Liên Xô, nhưng nay thì Trung Quốc và Việt Nam thực hiện tư tưởng Khrushchev một cách đầy đủ nghĩa là hợp tác với tư bản. Hơn nữa, việc cộng sản thành công là chỉ trong phạm vi châu Á, và nói chung là ở các nước thuộc địa và nghèo đói. Mâu thuẫn giai cấp ở các nước tư bản không nổ ra, công nhân và tư bản hòa hợp chứ không đấu tranh một mất một còn như Marx hô hào.

Giả sử đồng ý rằng giết hết tư sản để lập xã hội không giai cấp, để cho loài người được no ấm nhưng than ôi giết hết lớp tư sản cũ thì lớp tư sản đỏ mọc lên. Cách mạng vô sản chỉ là đổi chủ mà không đổi đầy tớ. Trước và sau việc cướp chính quyền tháng mười Nga, người vô sản đổ xương máu cho giai cấp mới, mà trước sau vô sản vẫn là vô sản.
Trong thế giới có nhiều cái nhìn khác nhau và nhiều cách giải quyết. Theo lý luận của Hegel và Marx, một số vật có mâu thuẫn và cũng có thống nhất. Tại sao Marx và Engels không chú trọng mặt thống nhất mà chú trọng tranh đấu để cho xã hội điêu tàn, quốc gia tan nát?Phải chăng hy vọng của Marx, Engels, Lenin là cướp chính quyền và giết người, cướp của để họ có địa vị lãnh đạo thế giới?Nay thì ràng là chủ trương tranh đấu ôn hòa như Kautsky, E. Bernstein, cộng sản châu Âu, hoặc không đấu tranh giai cấp như vô sản Âu, Mỹ là đúng.

III.2. CHUYỂN HÓA LƯỢNG THÀNH CHẤT

Marx cho rằng lượng tới một biên giới nào đó thì sinh bước nhảy vọt tạo thành chất. Có thể có những trường hợp lượng thành chất và chất thành lượng như phái Duy vật nói, nhưng không phải tất cả đều như thế. Trong trường hợp nước sôi thì thí dụ đó không đúng. Khi nghiên cứu thì ta phải chú trọng vào đối tượng chính. Đối tượng ở đây là nước. Ví như đổ một lít nước vào nồi, không thấy gì nhưng đổ đến một trăm lít nước vào nồi thì nước biến thành mật sôi lên. Đó là lượng thành chất. Còn khi dùng củi ,than, điện mà nấu lên, đó là tác dụng của nhiệt lên nước khiến nước biến chất.

Chính nhiệt độ cao mà nước bốc hơi thành sương mù hay thành mưa, và cũng vì nhiệt độ thấp mà thàng băng, tuyết. Đó là do tác dụng bên ngoài đối với nước chứ không phải bản thân lượng của nước. Cũng vậy, một tấn đất , một tấn cát vẫn là đất, là cát. Nếu đổ thêm một ngàn tấn đất, một ngàn tất cát mà biến thành kim cương hay vàng thì mới có thể nói lượng thành chất. Đổ nhiều đất thì thành núi, trồng nhiều cây thành rừng đó chỉ là biến hình thái chứ không phải biến thành phẩm chất.

Tác động trực tiếp của một hay nhiều vật khác với một hay nhiều vật có thể gây ra biến chất, tạo thành một hợp chất hoặc thành một chất mới. Như vậy là chưa có chứng minh cụ thể cho quy luật lượng thành chất, chất thành lượng.

Hegel và Marx cũng nói đến sự nhảy vọt. Khi nước 90 độ hay gần 0 độ thì nước "nhảy vọt", hóa thành nước sôi hay băng. Nhiều người cho rằng có sự nhảy vọt trong thiên nhiên và lịch sử. Có thể có sự kiện đó trong nhiên giới và nhân giới. Biết đâu có một ngày quả đất đang từ 15 -30 độ bỗng nhiên tăng lên 300 độ hay giảm xuống -120 độ! Nhưng phần nhiều là tuần tự mà tiến. Thường thường là nước tăng hay hạ nhiệt dần dần. Trong Văn ngôn, kinh Dịch, Khổng tử nói : " Tôi giết vua, con giết cha, không phải một sớm, một chiều, mà nguyên do tích lũy từ lâu " [7].
Marx cũng cho rằng cách mạng là phát triển từ từ, chứ không phải bộc phát tức thời [8].
Thuyết tiến hóa của Darwin cho thấy con người và loài vật tiến bộ dần dần, trải qua hàng triệu năm mới đến ngày nay. Nếu như vậy, lịch sử con người không phải là năm giai đoạn mà là ngàn giai đoạn, trăm giai đoạn hay mấy chục giai đoạn?Ngày nay, nhiều người cho rằng Darwin sai [9] Sự vật nhảy vọt sau một thời gian im lìm hoặc tiến hóa chậm chạp. Có lẽ cũng như nước sôi. 100 độ là nhảy vọt, nhưng phải một thời gian chuẩn bị để nhiệt tăng cho đến mức nhảy vọt.

Giả sử lưọng thành chất là đúng thì đó cũng chỉ ở trong khoa học còn ở trong xã hội và lịch sử không phải thế, vì con người và vật chất như sắt thép, nước, mây. . . khác nhau. Không thể đem kết quả của khoa học để áp dụng cho xã hội loài người. Khoa học thì kiên định. Nước trăm độ thì sôi nhưng tư bản và vô sản không nhất thiết phải quyết đấu sanh tử. Cái ý niệm đem khoa học áp dụng vào xã hội là niềm tự hào của Marx về triết thuyết vật chất của ông là tân tiến, khoa học đã gây ảo tưởng cho nhiều người. Khoa học thì đong đếm, kiểm nghiệm được còn kinh tế , chính trị thì làm sao là đến mức nhảy vọt? Nước 100 độ thì sôi nhưng khi nào thì xã hội đạt bước nhảy vọt? Tuy nhiên, dù là vật chất, là khoa học, chúng ta nên coi chừng ,những biến cố đột ngột có thể gây ra tai họạ cho người và vật, thí dụ thay đổi nhiệt độ đột ngột.Phải chăng Mao Trạch Đông đã tâm đắc với ý niệm "nhảy vọt" này mà làm cho hai ba triệu người Trung Quốc chết đói? Ở đây, ta lại thấy các thuyết duy vật mang tính chất duy ý chí, duy tâm, và phản khoa học!


III.3. PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH


Luật phủ định của phủ định đúng trong vài trường hợp. Danh từ phủ định chỉ đúng một phần. Luật này cũng như luật mâu thuẫn nhằm giải thích sự đấu tranh đưa đến tiêu diệt nhau. Phủ định theo Marx là cái mới diệt cái cũ, cái mới tốt hơn cái cũ. Đúng là có sự tiêu diệt nhau như đã nói ở mục mâu thuẫn . Cách mạng Pháp 1789 đã tiêu diệt chế độ quân chủ Pháp, và cách mạng tháng mười Nga năm 1917 tiêu diệt chế độ quân chủ của Nga hoàng. Khi xe hơi, xe đò ra đời thì xe ngựa, xe bò phải xếp xó. Nhưng có nhiều trường hợp không phải là phủ định, là tiêu diệt nhau mà là thay thế, là tiếp nối theo một chu kỳ, hay sự kế thừa từ đời này sang đời khác..

Người Marxist thường lấy thí dụ con gà và cái trứng, hay hạt và cây để nói về phủ định của phủ định. Nhưng ở đây con gà không giết chết cái trứng, mà cái trứng chuyển hóa thành gà trong chu kỳ sinh tử của tự nhiên. Cái hạt thành cây, cây sinh hạt cứ như thế mãi. Tre già măng mọc, cha mẹ sinh ra con cái. . .Ai phủ định ai? Cái trứng phủ định con gà hay con gà phủ định cái trứng? Mà đó có phải là phủ định hay là kế thừa?
Marx lý luận rằng giai cấp phong kiến nuôi nấng giai cấp tư sản, rồi giai cấp tư sản phủ định phong kiến. Rồi giai cấp tư sản sinh ra vô sản để rồi vô sản phủ định giai cấp tư sản bằng cách đào mồ chôn nó. Nhận định này chủ quan và sai lầm.

Từ lâu, xã hội loài người sống theo chế độ bộ lạc. Những bộ lạc mạnh thì trở thành vua cai trị các bộ lạc chứ không phải giết hết các tộc trưởng hoặc tiêu diệt hết các bộ lạc. Trong cách mạng 1789, phong kiến không chết nhưng nó thay màu đổi sắc. Phong kiến vẫn làm chủ. Họ có tiền bạc, ruộng đất và họ trở thành nhà tư bản. Con cái phong kiến không làm quan nhưng làm bộ trưởng, giám đốc trong các cơ sở quốc gia và tư nhân. Ở Anh thì vẫn còn vua, không còn bá tước nhưng lại có các bộ trưởng, các giám đốc và nghị sĩ. Bên Nhật cũng vậy. Phong kiến thay màu đổi sắc nhưng không thể nói là đã bị tiêu diệt. Marx bảo đó là biện chứng duy vật, là đấu tranh giai cấp, nhưng đó là sự tiếp tục không phải là hủy diệt như kiểu người này cầm dao giết người kia.Và điều này đã xảy ra trước mắt Marx, tại sao Marx lại bắt sự thật biến hóa theo lý thuyết phủ định của Marx. Như vậy là Marx không tôn trọng sự thực của lịch sử. Và điều này, ngày nay ta cũng nhận thấy chứ không phải đã thành chuyện đời xưa, nghĩa là cho đến hiện nay nhiều chế độ vẫn sống tồn tại bên nhau chứ không phải chế độ sau tiêu diệt chế độ cũ. Marx nói đều này chỉ là ngụy biện, nhằm tuyên truền cho chủ nghĩa cộng sản. Marx là một nhà chính trị gian dối, không phải là một triết gia trung thực.

Sự biến đổi trong thiên nhiên và xã hội con người có khi là hủy diệt nhưng cũng có trường hợp kế thừa " tre già, măng mọc". Cái trứng gà bể ra, cái vỏ bị hủy diệt nhưng là để sinh thành ra con gà con. Trong con gà con có cái trứng cho đến khi con gà đẻ ra trứng lập lại chu kỳ sinh tử. Cái trứng, cái hột là sự kế thừa. Cũng như xã hội tư bản sinh ra trong lòng phong kiến, Lẽ dĩ nhiên ai giải thích thế nào cũng được. Hai người đều được bạn tặng nửa bình rượu ngon. Một người hân hoan nói: "Tôi sướng quá, tôi được nửa bình rượu ngon". Còn người kia buồn rầu phát biểu: " Tôi chỉ được nửa bình rượu ngon"!

Trong phạm vi văn hóa, tư tưởng và văn chương, nghệ thuật , tinh thần quyết định. Con người có thể chọn nhiều kế hoạch khác nhau mà nhân và quả sẽ khác nhau. Lịch sử đã chứng minh ý chí quyết định. Trong khung cảnh xã hội vật chất tư bản và vô sản mâu thuẫn giống nhau, Marx chủ trương tranh đấu cho nên gây ra một trường thịt nát, xưong tan. Trong khi công nhân tư bản không chống tư bản thì họ có một kết cuộc khác. Quan niệm phủ định của Marx mang tính cách bạo lực theo chủ trương đấu tranh giai cấp của ông. Marx không khách quan. Ông bắt mọi sự phải theo tinh thần đấu tranh giai cấp, đấu tranh tiêu diệt của ông mà thôi.

Nhận định của Marx cũng một chiều. Trong cuộc long tranh hổ đấu không phải bao giờ cái cũ cũng thua và cái mới bao giờ cũng thắng. Trong khoa học kỹ thuật, ta thấy cái mới thắng cái cũ là vị nếu nhà khoa học không sáng chế ra cái mới tốt đẹp hơn thì tự nhà khoa học đã từ bỏ nó. Có những trường hợp cái mới hơn cái cũ nhưng trong xã hội và tự nhiên, nhiều trường hợp cho thấy cái mới có thể bằng, hay thua cái cũ. Rõ ràng là xã hội tư bản tuy có nhiều khuyết điểm vẫn tốt hơn chế độ cộng sản. Nói tất cả cái cũ đều tốt hơn cái cũ, thắng cái cũ và tiêu diệt cái cũ là hàm hồ, sai lầm. Những lời nói như thế không thể là quy luật, nhất là quy luật cho khoa học tự nhiên.

Riêng người Á Phi thì nhận thấy rằng sống dưới thời thực dân, đế quốc, họ khổ mười phần nhưng ở với cộng sản thì khổ trăm phần. Thực dân, đế quốc bóc lột nhưng họ đã xây dựng cho thuộc địa những thành phố, những con đường, và giúp cho nền văn học, nghệ thuật bản xứ tiến bước và phong phú. Còn văn học, nghê thuật và khoa học, kỹ thuật cộng sản là một con số không to lớn. Trong trường hợp này, cái mới cộng sản thua cái cũ của thực dân, đế quốc.

Nhưng Marx áp dụng luật phủ định không triệt để như Marx lý luận. Ông lạc quan tin rằng tư bản sinh ra trong chế độ phong kiến, rồi phủ định phong kiến. Sau đó tư bản tự đưa vũ khí cho vô sản để vô sản giết mình. Ông cũng cho rằng sau khi phủ định giai cấp tư sản, vô sản sẽ tự phủ định mình nghĩa là một khi không còn bóc lột thì không còn giai cấp. Như luật phủ định cái mới phủ định cái cũ, vậy sau chế độ cộng sản thì là chế độ gì sinh ra?Chế độ nào phủ định cộng sản? Nói rõ hơn, cái thứ hai phủ định cái thứ nhất trước nó. Cái thứ hai không bền vững, sẽ bị cái thứ ba phủ định nó. Cứ thế mãi. Nhưng Marx lại bảo tư bản là giai cấp bóc lột cuối cùng, và cộng sản là xã hội sau cùng, không bị cái nào phủ định. Thế là Marx tự mâu thuẫn. Và con đường tiến hóa bị tắc tị, và con đường thẳng hay xoắn trôn ốc hóa ra cái gì? Và cái luật biến dịch đã bị Marx chôn sống!Đến đây, ta không khỏi thắc mắc là Marx duy tâm hay duy vật?

Marx không dám nói ra hay ông không biết? Ông không trả lời nhưng ta cũng thấy từng bước phủ định trong lịch sử theo quan điểm của Marx:
+Tư bản phủ định phong kiến
+Vô sản phủ định tư bản (sự phủ định này chỉ là một phần).
Sau đó:
+Vô sản phủ định vô sản.
-Sự phủ định này chỉ là một phần :Trotsky phủ định Stalin, Stalin phủ định Trotsky, Khrushchev phủ định Stalin( trong đại hội XX đảng cộng sản Liên Xô ).
-Mikhail Gorbachev, Boris Yeltsin phủ định toàn phần chủ nghĩa cộng sản.
+Tư bản phủ định cộng sản: Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, và trở lại tư bản chủ nghĩa; Trung Quốc. Việt Nam mở cửa buôn bán với tư bản ; bãi bỏ kinh tế hoạch định và chạy theo kinh tế thị trường.

Ở đây, chúng ta thấy hiện rõ hai điều:
+Nếu bảo rằng cộng sản là giai đoạn chót của lịch sử thì trái với luật phủ định của Marx.
+Nếu bảo rằng một xã hội khác tốt đẹp hơn sẽ thay thế cộng sản, thì chủ nghĩa Marx và đảng cộng sản cũng chỉ là lũ khỉ tầm thường trên Hoa Quả sơn, không thoát khỏi luật tử sinh, và như thế thì có gì mà tự hào? và phải giết nhiều người như vậy?


IV. DUY VẬT SỬ QUAN

IV.1. Tồn tại và ý thức

+Duy vật lịch sử chú trọng hai điểm:
-Vật chất có trước, tinh thần có sau. Tồn tại quyết định ý thức.Xã hội, lịch và những thành quả của nó như cách mạng, kiến trức, văn chương, tư tưởng là do vật chất.
- Lịch sử tiến theo năm giai đoạn của lịch sử, và lịch sử là lịch sử giai cấp đấu tranh.
Quan điểm của Marx và các triết gia cho triết học khác họ là triết học duy tâm, phản động còn triết học duy vât của họ là khoa học.. Nhưng triết học hiên đại cũng như cổ điển quan niệm con người là một thể thống nhất, những quan niệm cực đoan về duy tâm và duy vật là sai lầm.,.
Hơn nữa, triết học Marx còn quan niệm rằng ý thực tác động trở lại vật chất. Dẫu sao ý thức dù sinh sau vẫn chỉ huy vật chất. Phải chăng hai ý này trái ngược nhau? Hay đây là cái bình có hai quai, muốn xách quai nào cũng được?

Marx quả quyết lịch sử biến chuyển theo quy luật năm hình thái xã hội, và chủ nghĩa cộng sản là tất yếu! Nhưng lịch sử đâu có tất yếu? Marx tin tưởng luật mâu thuẫn và luật phủ định của phủ định nhưng các xã hội nguyên thủy, phong kiến và tư bản vẫn sống cạnh cộng sản?Và tư bản đâu có dẫy chết và vô sản đâu có chôn tư bản? Trái lại cộng sản đã chết hơn một nửa và cộng sản nay lại xin đồng tiền tư bản? Vậy là có quy luật không? Có do vật chất không? Vật chất không có quy luật hay vật chất chẳng quyết định gì cả. Đó là ý thức quyết định. Chính ông Marx và những người cộng sản muốn xây dựng chủ nghĩa cộng sản, trong khi đa số dân Âu Mỹ không thích chủ nghĩa cộng sản.
Mặt khác, ta thấy cộng sản làm ngược những gì Marx và họ nói. Marx nói sau khi triệt tiêu giai cấp bóc lột, giai cấp vô sản sẽ tiệt tiêu, xã hội không còn người bóc lột người, nước lớn không xâm chiếm nước nhỏ, nhưng thực tế trái hẳn điều Marx nói. Lại nữa Marx nói cộng sản phát triển ở các nước công nghiệp cao nhưng thực tế tại đây công nhân không nghe lời cộng sản dụ dỗ, trong khi tại nhiều nước đã xây dựng XHCN bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Như vậy là xã hội hình thành theo ý muốn và ý thức của con người.

IV.2. Các giai đoạn lịch sử

Marx chỉ ra rằng lịch sử có 5 hình thái xã hội:
-Xã hội nguyên thủy
-Xã hội nô lệ
-Xã hội phong kiến
-Xã hội tư bản
-Xã hội cộng sản

Với luật phủ định của phủ định và luật mâu thuẫn, Marx tin rằng cái mới tiêu diệt cái cũ và cái mới tốt hơn cái cũ. Ông đưa ví dụ xã hội tư bản tốt hơn phong kiến và xã hội cộng sản ắt tiến hơn xã hội tư bản. Điều này sai về lý luận và thực tế. Rõ rệt nhất là cộng sản thua xa tư bản.Hơn nữa, ngay trong thời Marx còn sống, xã hội nguyên thủy vẫn còn ở nhiều nơi ( Nam Mỹ), vẫn còn phong kiến, vẫn còn tư bản. Và sau khi Marx chết, cộng sản nổi lên và cuối thế kỷ XX, cộng sản đã chết. Như vậy, cộng sản không là tất yếu. Ta còn thấy danh từ " xã hội nô lệ" là không ổn. Nếu như quan niệm xã hội nguyên thủy là sống bình đẳng thì làm sao mà có chế đô nô lệ?

Còn giữa nguyên thủy và phong kiến còn có chế độ gì nữa? Chế độ nô lệ tồn tại trong thời phong kiến. Nếu đã nói xã hội nô lệ, rồi lại nói xã hội phong kiến tức là trùng nhau.Làm sao chứng minh xã hội nguyên thủy bình đẳng, không bóc lột, không có chém giết và chiến tranh? Loài vật có thể là hình ảnh của xã hội nguyên thủy của loài người. Loài ong, loài kiến, loài mối sống tập thể, loài nhện sống cá thể nhưng loài nào, giống nào sống riêng với nhau (kiến đen, kiến đỏ, ong bầu, ong vò vẽ sống riêng với nhau từng loại), chúng bắt loài vật khác để dành làm thức ăn. và đó cũng là một hình thức của chế độ nô lệ, của sự chiếm hữu.

Lại nữa, Marx cho rằng 5 giai đoạn lịch sử là tất yếu. Marx bảo phải xây dựng XHCN sau khi đã có cơ sở tư bản chủ nghĩa. Marx có lý vì chờ cho người ta giàu, mình nhảy vào cướp nhà, cướp của thì hơn là người ta đang nghèo, mình nhảy vào ăn cướp thì có lợi bao nhiêu? Chính Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông đã đi trái ngược với lý thuyết của Marx vì họ đã "tiến lên XHCN" bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.
Lenin cũng biết điều này nhưng quyền lợi , tham vọng của ông và phe phái của ông không cho ông tuân theo lời dạy của Marx dù ông xưng là đệ tử của Marx. Ông biết là khó, là sai mà phải làm liều như lời ông nói:
Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở một vị thế hoàn toàn khác. Do những dích dắc của lịch sử, đất nước tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa càng lạc hậu thì giai đoạn chuyển tiếp từ quan hệ tư bản chủ nghĩa sang quan hệ xã hội chủ nghĩa sẽ càng khó khăn (GIAI CẤP MỚI, II 2)

Điều này là nỗi đau của người cộng sản. Họ đã cướp được chính quyền, không lẽ họ lại để cho tư bản được hưởng lợi , thế thì họ đi đâu? Kháng chiến bao năm để rồi không có quyền lợi, địa vị gì hay sao? Do đó họ phải cầm quyền, phải nắm tài sản và địa vị cho họ và cho đàn em. Họ giết tất cả và cướp tài sản trong nước và tập trung vào tay họ. Họ nghĩ rằng thế là họ có quyền hô phong hoán vũ, chỉ một đêm là khắp nước Nga, Đông Âu là thành những tòa lâu đài, những nhà máy và những cánh đồng xanh. Ở thế kỷ 18, tại châu Âu chỉ có Pháp, Anh, Đức là tiến lên tư bản chủ nghĩa, còn Nga, Tiệp, Hung đang ở trong nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, chưa có kỹ nghệ nặng, chưa đặt căn bản cho tư bản chủ nghĩa.Nhưng cộng sản đã lật đổ Nga hoàng, và thiết lập chính quyền vô sản trên một đống gạch nát. Điều này cho thấy từ Lenin, Stalin, cộng sản duy ý chí, duy tâm nhiều hơn là duy vật. Việt Nam, Trung Quốc, Lào Miên, Bắc Triều Tiên cũng là bản sao của " cách mạng" Sô Viết!

Nhưng chờ khi nào thì Liên Sô, Đông Âu tiến lên Tư bản chủ nghĩa? Và nếu họ xây dựng xong tiền đề tư bản chủ nghĩa, dân chúng họ có theo cộng sản không?Người Marxist tin vào Marx, vào quy luật của vật chất, của lịch sử, họ có thể quả quyết rằng có hay không. Nhưng lịch sử cho thấy dân lao động tư bản không theo cộng sản. Dân Á châu theo cộng sản là vì lòng yêu nước, vì chủ nghĩa dân tộc chứ không phải chủ nghĩa cộng sản. Cộng sản thành công vì họ lừa bịp, dùng nhãn hiệu giải phóng dân tộc che đây cái nhãn hiệu cộng sản của họ.

Và điều này cũng cho ta một ý niệm rằng biến chuyển của lich sử là do lựa chọn của con người, không phải do sức đẩy vật chất hay định luật khoa học như Marx khẳng định.
Chính cộng sản đã phủ nhận năm hình thái xã hội của Marx, và các quy luật của Marx. Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông đã sửa sách của Marx và chủ thuyết của Marx. Lúc thì họ lôi Marx ra, lúc thì trưng Lenin hay Stalin, hay Mao, quả thật " miệng cộng trôn trẻ"!

Nói tóm lại, chính phe cộng sản đã phủ nhận quan điểm duy vật lịch sử của Marx, và thư65c tế lịch sử cũng vậy.

IV.3. Vượn thành người

Người cộng sản thích thuyết nói rằng người do vượn sinh ra. Thuyết này có nhiều người tin và cộng sản theo thuyết này ngụ ý rằng con người không do thượng đế sinh ra Nếu vưọn sinh ra người thì tại sao nay vẫn còn loài vượn? Nếu có một loài vượn nào đó sinh ra người thì đó là một giống đặc biệt, khác với các loại vượn thông thường. Có thể không phải là vượn. Trong khi phân loại động vật, Darwin nhận thấy rằng có nhiều loại giống nhau nhưng lại khác họ , và có nhiều loại khác nhau lại cùng một họ. Phải còn nhiều khám phá nữa mới có thể tìm ra nguồn gốc loài người.

IV.4. Con đường tiến hóa

Marx lạc quan cho rằng cái mới thắng cái cũ. Xã hội bộ lạc là kém, cứ lên mỗi bậc cao hơn thì con người khá hơn. Lý luận như vậy cho nên ông cho rằng tư bản hơn phong kiến, rồi cộng sản hơn tư bản. Rất rõ ràng là cộng sản tạo ra những đất nước nghèo nàn và đau khổ. không thể hơn tư bản, nhất là ngày nay, Trung Quốc và Việt Nam đang sống bằng đồng tiền của tư bản.

Thật ra, trong lãnh vực tư tưởng, có nhiều quan điểm khác nhau. Phật giáo, Khổng giáo, Lão giáo cho đời là thay đổi, hết thành đến bại, hết bĩ đến thái chứ không phải lúc nào cũng đi lên thẳng đuột hay đi lên theo vòng xoắn trôn ốc. Thành bại, bĩ thái có thể ở dạng lên xuống như điện tâm đồ, cũng có thể ở vòng tròn như là các chu kỳ của mặt trăng, mặt trời, và chu kỳ kinh tế của tư bản. Khách quan mà nói đường thẳng hay xoắn trôn ốc cũng có hai chiều: một lên và một xuống chứ không phải đi lên như Marx nghĩ. Rõ ràng là chủ nghĩa Marx ở Liên Xô và Đông Âu suy sụp, và cộng sản Trung Quốc, Việt Nam đang biến chất chứ không đi lên.


V.TAM ĐOẠN LUẬN

Marx áp dụng tam đoạn luận vào việc nghiên cứu xã hội. Tam đoạn luận cùng ba luật của biện chứng pháp phối hợp với nhau, cùng đi đến xác định: giai cấp đấu tranh, vô sản sẽ chôn tư bản. Marx áp dụng tam đoạn luận cho việc nhận định xã hội. Ông cho tam đoạn luân là luật của xã hội tiến hóa:
-Tiền đề
-Phản đề
-Hợp đề.

Như đã trình bày ở chương trước, đề thứ hai không hoàn toàn có nghĩa là phản đề mà là một giả thuyết, một trường hợp cá biệt trong khi tiền đề là định luật, là chân lý phổ biến. Thật ra ba đề trên đã chung nhất với hợp đề. Nếu đề thứ hai trái với đề thứ nhất thì không thành hợp đề.

Theo tam đoạn luận, thì có hai lực là tiền đề và phản đề.Marx cho đó là hai lực mâu thuẫn, rồi cái mới phủ định cái cũ thành ra hợp đề. Điều này đúng trong khoa học, khi A tác động đến B thì sẽ sinh ra một hay nhiều cái mới như H2+O + H2O, hay acide +Baze = muối+ nước.

Nhưng trong lịch sử, cũng như trong tự nhiên, khi hai vật tác động vào nhau thì sẽ xảy ra ba trường hợp:
-Cả hai bị tiêu diệt
-Một phe chiến thắng, không biết là phe cũ hay phe mới.
-Cả hai phe hợp tác.
-Yếu tố mới xuất hiện khác với tiền đề và phản đề.

Tại sao Marx nhất định cho là cái mới thay thế cái cũ, giai cấp vô sản thay thế tư bản? Đó là một ý kiến độc đoán, chủ quan.

Khoa học và lịch sử khác nhau, không thể giống nhau. Mới và cũ, đông và tây xung đột có thể bên này tiêu diệt bên kia, có thể cả hai hòa đồng. Một hòa đồng là cả hai tồn tại trong một thực thể, như trường hợp người Việt Nam thâu thái văn minh tây phương trong khi vẫn giữ nề nếp cổ truyền. Và một sự hòa đồng tuyệt diệu là sự hòa hợp của tiền đề và phản đề đưa đến hợp đề như:
Cha + mẹ = con.
Con chính là hợp đề của cha và mẹ. Và ở đây, ta nên gọi cha là đề thứ nhất, mẹ là đề thứ hai, chứ không phải là phản đề. Đề thứ nhất và đề thứ hai phối hợp nhau tạo ra đề thứ ba. Danh từ hợp đề ở đây rất đúng.Lại nữa, lý luận của Marx không đúng trên lý thuyết. vì theo tam đoạn luận, giai cấp tư bản đấu tranh với vô sản thì hai bên đi đến hòa hợp nhau ( hợp đề) , tại sao ông lại cho rằng vô sản chôn tư bản? Lý luận của ông cũng sai trong thực tế, vì tại Âu Mỹ và các nước tự do, tư bản và lao động kết hợp theo tinh thần " lao tư lưỡng lợi", "lao tư hợp tác".

Tuy nhiên vấn đề không đơn giản như thế. Karl Popper phê phán về tam đoạn luận của Marx như sau:
Chẳng hạn chúng ta phải cẩn thận đối với một số các ẩn dụ mà các nhà biện chứng đưa ra và đáng tiếc là chúng lại thường xuyên được tiếp nhận ở mức độ quá đáng. Một ví dụ là khi các nhà biện chứng nói rằng chính đề “sản sinh” ra phản đề của nó. Thực sự thì chỉ có thái độ phê phán của chúng ta mới sản sinh ra phản đề, và khi thiếu thái độ như vậy – mà đây là trường hợp khá thường xuyên xảy ra – chẳng có phản đề nào được sản sinh ra. Tương tự, chúng ta phải cẩn thận không nên nghĩ rằng “cuộc đấu tranh” giữa chính đề và phản đề sẽ “sản sinh ra” hợp đề. Cuộc đấu tranh luôn diễn ra trong từng bộ óc; và những bộ óc này phải sản sinh ra các ý tưởng mới: có rất nhiều cuộc đấu tranh vô bổ trong lịch sử tư tưởng loài người, các cuộc đấu tranh kết thúc chẳng đi đến đâu cả. Và ngay cả khi đạt được một hợp đề thì hợp đề này thường xuyên là một phát biểu ở dạng “đầu ngô mình sở” thay vì là một hợp đề “bảo tồn” những phần tốt đẹp hơn của cả chính đề và phản đề. Phát biểu này thường gây ra hiểu nhầm ngay cả khi nó đúng, bởi vì bên cạnh các ý tưởng cũ mà nó “bảo tồn”, hợp đề trong mọi trường hợp nhất thiết phải chứa đựng một ý tưởng mới nhất định nào đó mà không thể qui giản về các giai đoạn trước đó của quá trình phát triển. Nói cách khác, hợp đề sẽ thường bao gồm nhiều thứ hơn cái được xây dựng chỉ từ chất liệu do chính đề và phản đề cung ứng. Cân nhắc tất cả điều này thì lý giải biện chứng, với gợi ý của nó rằng một hợp đề sẽ được tạo dựng từ các ý tưởng được chứa đựng trong một chính đề và một hợp đề, ngay cả khi ứng nghiệm, hầu như chẳng có mấy hữu ích đối với việc phát triển tư duy.(BIỆN CHỨNG PHÁP LÀ GÌ, I)

Karl Popper còn nhận định rằng người ta lầm lẫn giữa biện chứng với logic học:
Hiểm nguy chính của sự nhầm lẫn như thế giữa phép biện chứng và logic học là: như tôi đã nói, nó cho phép người ta lập luận một cách giáo điều.(BIỆN CHỨNG PHÁP II,8)

Và Karl Popper phê phán biện chứng duy vật của Marx đưa đến chủ nghĩa giáo điều:

Nhờ có phép biện chứng, thái độ chống giáo điều đã biến mất, và chủ nghĩa Marx đã tự biến nó thành một chủ nghĩa giáo điều đủ linh động, bằng cách sử dụng phương pháp biện chứng của mình, để đè bẹp bất kỳ cuộc tấn công tiếp theo nào. Do đó, nó đã trở thành cái mà tôi đã gọi là chủ nghĩa giáo điều được gia cố.
Đúng là không có vật cản tồi tệ hơn nào đối với sự phát triển của khoa học bằng một chủ nghĩa giáo điều được gia cố. Sẽ không có bất kỳ sự phát triển khoa học nào nếu như không có cạnh tranh tự do về tư tưởng – đây là cốt lõi của thái độ chống giáo điều đã từng được Marx và Engels ủng hộ mạnh mẽ; và nói chung không thể có cạnh tranh tự do trong tư duy khoa học nếu không có tự do đối với mọi tư tưởng.Do đó phép biện chứng đã tạo ra sự bất hạnh khủng khiếp, không chỉ đối với sự phát triển của triết học, mà còn cả sự phát triển của lý thuyết chính trị.
(BIỆN CHỨNG PHÁP II, 8)

Marx và Engels khoe khoang ba quy luật của biện chứng pháp duy vật ( lưọng thành chất, mâu thuẫn, và phủ định). Nhưng ba quy luật này là của Hegel dùng trong tư tưởng mà Marx và Engels lại đem áp dụng cho khoa học tự nhiên lẫn khoa học xã hội. J.Paul Sartre phê bình ba quy luật của biện chứng pháp như sau:
Lý luận của Engels không vững chắc (.. .). Engels chỉ trích Hegel đã áp đặt các quy luật trên cho tư tưởng nhưng chính Engels lại áp đặt các quy luật này trong khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Như vậy là Engels đã dẹp bỏ tính duy lý, cho rằng tự con người tạo ra con người, và cho rằng phải là như thế, không cách nào khác hơn.(The Dogmatic Dialectic and the Critical Dialectic.DElo, Belgrade, June 6, 1966, Vol XII,p.794-799. Trích Milovan Djilas. The Unperfect Society Beyond the New Class. New York, 1969, 82-83).
Milovan Djilas cũng nhận định về điểm này:
Trong lịch sử nhân loại không có gì vô nghĩa hơn chủ nghĩa Marx về biện chứng tự nhiên. Đó là một phần phụ của ý thức hệ giai cấp đấu tranh. Thuyết này chỉ làm cho con người tối tăm, ngu dốt.(sđd, 83)

Thật vậy, văn chương, triết học là phạm vi khoa học xã hội, nó không là khoa học chính xác. Ngay cả khoa học tự nhiên, thuyết này chống lại thuyết kia để đi đến chân lý. Con người phải xét lại vấn đề chứ không nhắm mắt mà tin như Descartes đã nhận định. Nhưng chủ nghĩa Marx với duy vật biện chứng pháp, duy vật lịch sử đã trở thành "thánh kinh", đảng cộng sản đã trở thành nhà thờ trung cổ, ai dám nói trái ý các " giáo sĩ", ai suy nghĩ và làm trái lời dạy của " giáo chủ" sẽ bị lên giàn hỏa. Trong viễn ảnh này, duy vật biện chứng và duy vật lịch sử không có giá trị khoa học và giá trị thực tiễn nghĩa là không ích lợi cho đời sống vật chất và tinh thần con người.Biên chứng duy vật, duy vật sử quan và triết lý Marx không làm cho nhân loại tiến lên một bước mà chỉ làm nền tảng cho ý thức hệ mù quáng, giáo điều, phi khoa học và phản dân, hại nước.

____

[1]. Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, tam sinh vạn vật. 道 生 一 , 一 生 二 , 二 生 三 , 三 生 萬 物 ( Lão tử Đạo Đức kinh. Chương 42). Thuyết văn Giải Tự giải thích: Duy sơ thái cực, đạo lập ư nhất, tạo phân thiên địa, hóa thành vạn vật《說文解字:惟初太極。道立於一,造分天地,化成萬物。
[2]. Sir Karl Raimund Popper, CH, FRS, FBA (1902 – 1994) là một triết gia Anh quốc, giáo sư tkinh tế ại trường London School .
[3].孟子: 民之為道也,有恒產者有恒心,無恒產者無恒心
[4]. Đạo Đức kinh:高下相倾,音声相和,前后相随 Cao hạ tương khuynh, âm thanh tương hòa, tiền hậu tương tùy .
[5]. Kinh Dịch (Hệ từ thượng) nói : "nhất âm nhất dưong chi vị đạo 一陰一陽之謂道 (Một âm một dương tạo ra vũ trụ). Thiên nhiên mà âm dương hòa hợp, cũng như nam nữ giao hoan thì thế giới và vũ trụ phát triển: thiên địa nhân huân vạn vật hóa thuần, nam nữ cấu tinh, vạn vật hóa sinh 天地因缊,万物化醇,男女构精,万物化生 (Hệ từ hạ)。
[6] .Rob Sewell hiện là chủ biên tạp chí điện tử "In Defence of Marxism" editor@marxist.com www.marxist.com
[7].Thần thí kỳ quân, tử thí kỳ phụ, phi nhất triêu, nhất tịch chi cố, kỳ sở do lai giả tiệm hỉ 臣弒其君,子弒其父,非一朝一夕之故,其所由來者漸矣 (乾文言傳).
[8].The revolution made progress, not by its immediate tragicomic achievements but by the creation of a powerful, united counter-revolution, an opponent in combat with whom the party of overthrow ripened into a really revolutionary party. Marx, Class Struggle in France (1850)
[9]. Even Charles Darwin believed that his theory of evolution was essentially gradual and that the gaps in the fossil record did not represent any breaks or leaps in evolution, and would be "filled in" by further discoveries. In this Darwin was wrong. Today, new theories, essentially dialectical, have been put forward to explain the leaps in evolution. Stephen J. Gould and Niles Eldredge termed their dialectical theory of evolution "punctuated equilibria". They explained that there were long periods of evolution where there were no apparent changes taking place, then suddenly, a new life form or forms emerged. In other words, quantitative differences gave rise to a qualitative change, leading to new species. The whole of development is characterised by breaks in continuity, leaps, catastrophes and revolutions. (Rob Sewell .What is Dialetical materialism? http://www.marxist.com/what-is-dialectical-materialism.htm).

=









CHƯƠNG IX

PHÊ PHÁN DUY VẬT BIỆN CHỨNG PHÁP
VÀ DUY VẬT LỊCH SỬ



Ở chương trước, chúng tôi đã trình bày những bài viết nhằm giải thích duy vật biện chứng pháp. và duy vật lịch sử. Trong chương này, chúng tôi sẽ trình bày những ý kiến về duy vật biện chứng pháp và duy vật lịch sử.

I. TÂM & VẬT

Vấn đề này, trên thế giới và Việt Nam, người ta đã tranh cãi gần một thế kỷ mà chẳng đi đến đâu.
Chúng tôi không muốn đi sâu vào việc tranh biện, chúng tôi chỉ xin trình bày khái quát một vài điều.Chủ nghĩa duy vật không phải là độc quyền của chủ nghĩa Marx. Từ xưa đã có nhiều thuyết duy vật và duy tâm. Theo thiển kiến, vật chất và tinh thần là hai khía cạnh khác nhau và gắn liền với nhau trong mỗi con người và xã hội. Ai cũng biết rằng linh hồn, tri thức, tình cảm là những cái vô hình cần phải dựa vào thân thể con người tức vật chất để tồn tại. Tuy nhiên sự khác biệt là phái duy vật cho vật chất có trước, tinh thần có sau, trong khi phái duy tâm chủ trương tinh thần làm chủ, do tinh thần mà ta nhận thức vũ trụ.

Có thể vật chất sinh trước tinh thần, nhưng cuối cùng, tinh thần đã ngự trị vật chất như duy vật thuyết đã công nhận: " Vật chất có trước, tinh thần có sau, nhưng tinh thần tác động trở lại vật chất". Có lẽ cuối cùng duy tâm và duy vật đã công nhận giá trị của tinh thần, ý thức mặc dù không đồng ý về cái nào có trước, cái nào có sau. Nhưng chính Marx cũng không giải thích tại sao tinh thần tac động trở lại vật chất. Khi tinh thần có khả năng tác động đến vật chất và vật chất cũng có khả năng quyết định tinh thần, vậy lực nào mạnh? Phật giáo duy tâm, duy ý khi cho tâm ý quyết định, vũ trụ hiện hữu là do ta nhận thức. Tâm động hay phướn động? Hai lập luận đều hữu lý, một bên duy vật ( phướn động), một bên duy tâm (tâm động). Sự vật xảy ra trước, nhận thức đến sau, nhưng không có tâm nhận thức thì phướn động hay không động đều không có nghĩa lý. Phần đông tôn giáo là duy tâm, và phần nhiều triết gia duy tâm. Theo Karl Popper [2],
Hegel với chủ nghĩa duy tâm của mình đã đi xa hơn Kant. Hegel cũng quan tâm tới câu hỏi về nhận thức luận, “Các tâm trí của chúng ta có thể thấu hiểu thế giới như thế nào?” Cùng với các nhà duy tâm chủ nghĩa khác, ông trả lời: “Bởi vì thế giới tựa-như-tâm-trí”. Nhưng lý thuyết của ông cực đoan hơn của Kant. Ông nói, “bởi vì tâm trí là thế giới”; hoặc dưới một dạng khác, “Bởi vì cái hữu lý là có thực; bởi vì thực tồn (reality) và lý tính là đồng nhất” ( BIỆN CHỨNG PHÁP II ,2)

Nhưng gọi tất cả tôn giáo là duy tâm là không hoàn toàn đúng. Phật giáo cho rằng do ngũ quan mà ta nhận thức đưọc sắc, thanh ,hương, vi, xúc. . . Phật giáo tin tâm, ý làm chủ, nhưng Phật giáo cũng cho rằng lục căn là cửa ngõ của nhận thức. Nho giáo coi trọng biến dịch, coi vũ trụ ban đầu là một khối hỗn tạp mà tên gọi là thái cực sau sinh ra âm dương, từ đó vạn vật sinh [1] 。

Như vậy Nho giáo coi vật chất sinh ra con người, không phải do thượng đế, mặc dầu Nho giáo vẫn tin có thượng đế, có quỷ thần và có linh hồn. Như vậy , Phật giáo , Nho giáo vừa duy tâm vừa duy vật.Thành thử tự xưng là duy vật và kết án người khác là duy tâm, duy tâm thần bí là một phán đoán vội vàng.
Nhưng duy tâm thì đã sao? Không những các triết gia Đông phương duy tâm mà các triết gia Tây phương trước Marx và đồng thời với Marx củng duy tâm. Kant duy tâm. Có nhiền vấn đề về vật chất mà nay ta chưa giải quyết, nhất là mối quan hệ giữa tinh thần và vật chất. Đức Phật là một triết gia, với con mắt giác ngộ, Ngài đã thấy vi khuẩn, vi trùng, và thấy các thái dương hệ. Như vậy không nên nhân danh khoa học, phỉ báng tôn giáo rồi đi đến cấm tự do tín ngưỡng, phá hoại di tích lịch sử, sát hại các tu sĩ và tín đồ các tôn giáo như người cộng sản đã làm. Hơn nữa, con người có nhiều nhận thức về sự vật khác nhau qua không gian và thời gian, thành thử việc Marx, Engels mạt sát các đối thủ là hành vi độc đoán và tự tôn , nặng về tuyên truyền.

Xã hội quân chủ và tư bản duy tâm nhưng vẫn xây dựng một cuộc sống tinh thần và vật chất đầy đủ, còn phe Marx chủ trương duy vật lại làm cho nhân dân khốn khổ về phương diện tinh thần và vật chất. Như vậy thì tranh luận duy tâm, duy vật làm gì, chẳng qua là việc tranh luận về triết lý suông, chẳng quan trọng để đến nỗi phải chém giết. Các khoa học gia, có thể là duy tâm nhưng họ vẫn làm tốt công cuộc nghiên cứu khoa học. Trong khi người cộng sản chủ trương duy vật lại quan trọng hóa vấn đề tư tưởng, đi đến cực đoan, giáo điều, không những lớn tiếng đả kích đối phương mà còn tàn sát đồng chí mình nếu họ có tư tưởng khác mình. Duy vật như vậy thì tốt hay xấu?

Lại nữa, không thể nói rằng tất cả hoạt động của con người là do vật chất. Vật chất độc lập, và lạnh lùng với những hoạt động của xã hội con người. Con dun nằm ngoài vườn, con chim thiên di bay trên trời, chúng không quan tâm khung trời bên trên chúng, bên dưới chúng là tư bản hay cộng sản, loài ngườio dưới chúng, bên cạnh chúng là vui hay buồn. Do suy nghĩ mà có toán học. Einstein tìm ra thuyết tương đối không qua thực nghiệm mà chỉ với cây bút và tờ giấy. Mặt trời, mặt trăng chuyển động là do vật chất. Con chó sủa gâu gâu, con mèo kêu ngao ngao là do vật chất. Con sư tử ăn thịt con hươu không liên hệ gì đến những tinh tú trên thiên hà. Con chó không thể bảo rằng nó tiến bộ hơn, cách mạng hơn, khoa học hơn con mèo. Tục ngữ Việt Nam có câu "Thấy người sang, bắt quàng làm họ". Marx thấy thời đại ông, người ta trọng vật chất, sùng bái khoa học nên ông cũng tự xưng là duy vật, là khoa học. Marx chỉ dán nhãn hiệu khoa học, duy vật cho món hàng vô sản của ông mặc dù bên trong món hàng đó là những thứ phi khoa học.

Vấn đề tư tưởng là vấn đề tự do của con người, không nên có thái độ đề cao mình và khinh miệt người như những người cộng sản đã hành động. Trong thế giới tự do, con người lo cuộc sống, vật chất nhưng vẫn tự do tổ chức đời sống tinh thần của mình, không cần phải theo ý kiến của ai, mệnh lệnh của ai. Ai muốn theo Thiên Chúa giáo, Do Thái giáo, Phật giáo hay Hồi giáo, ai vô thần hay hữu thần, ai duy tâm, duy vật là tùy thích . Còn thế giới cộng sản ngược lại. Họ chủ trương duy vật mà lại tỏ ra cực kỳ duy tâm chuyên chế, bắt nhân dân phải theo thứ Mac Lê của lãnh tụ họ, đảng viên và nhân dân ai có ý kiến khác thì bị kết tội là thiên tả, thiên hữu, trở lại con đường tư bản chủ nghĩa hay phản động. Đó là sự nghịch lý đáng buồn cười của nhân loại!Công việc của nhà chính trị, xã hội và khoa học là đem lại hòa bình, no ấm cho mọi người chứ không phải là bịt miệng nhân dân và làm cho nhân dân sợ hãi. Trong phạm vi văn chương, triết lý không nên có thái độ độc tài và chủ quan.

Hơn nữa, còn nhiều vấn đề nan giải mà khoa học chưa khám phá ra hết. Khoa học chưa đi sâu vào vật chất và tinh thần. Những vấn đề tinh thần và vật chất còn phải chờ khoa học tương lai chiếu dọi thêm.


II.KHOA HỌC & CÁC QUY LUẬT

II.1. Marx, Engels lợi dụng tâm lý chuộng khoa học của xã hội

Marx đã căn cứ vào thành tựu khoa học của thế kỷ 19 mà cho rằng triết thuyết của ông là khách quan, khoa học và có giá trị trường tồn. Chúng ta cũng biết rằng thời đại của Marx, người ta đang háo hức về những thành quả khoa học kỹ thuật và những lý thuyết mới về khoa học. Marx là một người nắm bắt đuợc thị hiếu của thời đại về vật chất, khoa học và mối quan tâm của thời đại về mâu thuẫn giữa tư bản và vô sản cho nên trong các sách của ông, ông tô đậm các chữ khoa học, vật chất, quy luật, tư bản, và vô sản.
Để quảng cáo hay để tự đề cao, Marx, Engels, Lenin đã cho họ là khoa học, như Lenin gọi chủ nghĩa của ông là " chủ nghĩa xã hội khoa học", và khinh miệt các thuyết xã hội và cộng sản khác như thái độ, ngôn ngữ của Marx, Engels trong TNCS và các tài liệu khác.
Lenin viết
Những phát hiện mới đây của khoa học tự nhiên - như ra-di-om, điện tử, sự biến hoá của nguyên tố - đều xác nhận một cách tuyệt diệu chủ nghĩa duy vật biện chứng của Mác, bất chấp những học thuyết của các nhà triết học tư sản cùng với việc họ "lại" quay về với chủ nghĩa duy tâm đã cũ kỹ và thối nát. Nghiên cứu sâu hơn và phát triển chủ nghĩa duy vật triết học, Mác đã đưa học thuyết đó tới chỗ hoàn bị và mở rộng học thuyết ấy từ chỗ nhận thức giới tự nhiên đến chỗ nhận thức xã hội loài người. Chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác là thành tựu vĩ đại nhất của tư tưởng khoa học (Ba nguồn gốc và ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác)
http://www.marxists.org/vietnamese/lenin/1913/03/three_sources.htm


II.2.Marx, Engels lạm dụng khoa học
Có thể Marx và Engels chủ quan, mà cũng có thể họ muốn tuyên truyền cho nên đã nhập nhằng hai chữ khoa học và vật chất. Đồng ý thế giới của ta và thế giới của khoa học là vật chất nhưng không phải tất cả do vật chất điều khiển và theo quy luật khoa học tự nhiên. Quả đất xoay, mặt trời sớm mọc tối lặn là do quy luật của vật chất, theo Darwin vạn vật tiến hóa lnhưng không phải vì thế mà Marx, Engel, Lenin bảo rằng thuyết của họ tiến bộ nhất, và xã hội cộng sản là tất yếu. Sư tan rã và biến thái của khối cộng sản đã chứng tỏ thuyết của họ sai lầm. Và tin rằng thuyết của họ là khoa học cho nên họ đã đưa ra nhiều chủ trương chính sách phản khoa học, hại nước, hại dân.
II.3.Triết học Marx bái vật và sùng bái khoa học quá đáng

Marx tin tưởng khoa học quá đáng.Chúng ta cũng có thể đồng ý rằng vật chất đóng vai trò quan trọng trong đời sống, vật chất chi phối xã hội. Cổ nhân nói " phú quý sinh lễ nghĩa". Vật chất đầy đủ thì tinh thần trở nên tốt đẹp hơn. Mạnh tử cũng cho rằng muốn muốn cho dân có đạo đức thì phải lo cơm no áo ấm cho dân [3]. Tuy nhiên không phải cái gì cũng do vật chất quyết định, tinh thần cũng có quyền quyết định . Lịch sử do con người tạo ra. Thế giới này do con người tạo ra. Thiên nhiên tạo ra sông, núi, con người cũng có khả năngđào ngòi khơi sông, và xuyên sơn phá thạch. Ý chí con người, trí tuệ con ngươời đóng góp rất lớn.
Người cộng sản tôn thờ khoa học sinh ra tư tưởng bái vật. Marx nói : "Cái quạt gió sinh ra xã hội phong kiến, máy hơi nước sinh ra kỹ nghệ tư bản " (The hand-mill gives you society with the feudal lord; the steam-mill society with the industrial capitalist.( Poverty of Philosophy (1847)
Marx cũng nói:
"Khoa học tự nhiên xâm nhập và thay đổi đời sống con người thực hành qua trung gian kỹ nghệ" (Natural science has invaded and transformed human life all the more practically through the medium of industry) Private Property and Communism (1844).

Kinh tế châu Âu ở thế kỷ 17-18 phát triển cho nên phải chuyển sang chủ nghĩa tư bản. Tại sao kinh tế phát triển? Kinh tế tức vật chất phát triển cho nên nó thúc đẩy cách mạng. Nhưng kinh tế phát triển là do đâu? Là do khoa học, kỹ thuật phát triển. Tức do óc sáng tạo của trí tuệ con người. Trí óc của con người đã tạo nên khoa học, kỹ thuật, kinh tế, và tạo nên một nền văn minh tinh thần và vật chất. Như vậy là trí óc con người tạo ra kỹ nghệ và phát triển kinh tế để mang lại lợi ích cho con người như con người mong muốn .

Khoa học là nô lệ của con người chứ không phải quân xâm lăng mặc dầu một số người tưởng thế! Robot không phải là thần linh. Thần linh chính là con người. Robot là nô lệ của con người. Phái bái vật thì chỉ biết lạy lục vật chất mà bỏ quên giá trị tinh thần mặc dầu họ luôn luôn vỗ ngực xưng là trí tuệ đỉnh cao! Cách mạng hay lịch sử là do ý chí con người. Thời Xuân thu , Chiến quốc bên Trung Hoa, kinh tế đời đời là nông nghiệp thô sơ, nhưng lịch sử luôn sang trang. Và thời thượng cổ, bên Ai Cập, Ấn Độ, La Mã, Hy Lạp, và châu Âu, nông nghiệp, chăn nuôi không đổi nhưng biết bao cuộc chiến đã làm bộ mặt thế giới thay đổi, và bao nền văn minh đã ra đời.

+Cách mang, lịch sử, chính trị, quân sự là những hoạt động thuộc xã hội, cũng không thuộc phạm vi khoa học thuần túy. Con người giải quyết mọi việc theo tư tưởng của mình chứ không thuần túy do vật chất như hệ thống Marx quan niệm. Ngay vật chất cũng mang những hình thái khác nhau. Anh sáng là hạt hay là sóng? hay cả hai? Thuyết lượng tử đi đến kết luận về lưỡng tính sóng hạt của ánh sáng và vật chất; đúc kết ở công thức de Broglie, 1924, liên hệ giữa động lượng một hạt và bước sóng của nó.
Trước tình thế giống nhau, con người có nhiều phương án khác nhau và đi đến những kết quả giống nhau hoặc khác nhau chứ không thống nhất như quy luật khoa học. Những công nhân và dân chúng Âu Mỹ không theo cộng sản cho nên đất nước thịnh vượng, ấm no, hạnh phúc!Và ngay trong hàng ngũ cộng sản, Trotsky chủ trương khác Stalin; Lenin, sửa Marx; Stalin sửa Lenin và Marx. Mao tuy trung thành với Marx và Stalin cũng có tư duy riêng của ông.Như vậy chủ nghĩa Marx không chính xác nên không thể xưng là khoa học.Tư tưởng, chính trị, kinh tế Marx cũng chỉ là những suy nghĩ , những toan tính của con người, giống mọi trường phái khác chứ không thể tự cho là độc tôn, nghĩa là có đúng có sai, có thành có bại chứ không phải bách chiến bách thắng. Như vậy không chính xác và thống nhất như khoa hoc chính xác,


II.3.Triết học Marx không phải là khoa học

Người ta thường dùng từ "khoa học" để chỉ khoa học tự nhiên. Khoa học là một từ ngữ chỉ nhiều bộ môn như vật lý,y học, dược học, toán học, thiên văn học, hóa học. Nay người ta cũng dùng từ ngữ khoa học để chỉ các bộ môn khác như chính trị, sử học,dân tộc học, triết học, văn chương cũng là khoa học, nhưng là khoa học nhân văn, xã hội. Hai ngành khoa học tự nhiên và khoa học nhân văn xã hội hoàn toàn khác nhau. Dù cách gì đi nữa, chính trị, triết học, kinh tế không thể giống với hóa học, vật lý, thiên văn, địa chất. . .,. Hơn nữa, triết học về tự nhiên, theo duy vật chủ nghĩa không phải đã thành khoa học tự nhiên. Ấy thế mà Engels và những người theo Marx nhập nhằng dùng danh từ khoa học. Đi xa hơn nữa, những người này cho triết học Marx là khoa học, là định luật và tất yếu chung cho khoa học tự nhiên, và khoa học xã hội.

Marx viết: Khoa học tư nhiên sẽ thâm nhập khoa nhân văn, và khoa học nhân văn sẽ hòa hợp với khoa học tự nhiên, thế là thành một khoa học .(Natural science will in time incorporate into itself the science of man, just as the science of man will incorporate into itself natural science: there will be one science. ( Private Property and Communism (1844)
Engels coi biện chứng pháp như là một khoa học chung cho khoa học tự nhiên và khoa học nhân văn. Ông viết trong Chống Duhring:
Nhưng phép biện chứng chẳng qua chỉ là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loại người và của tư duy.
(XIII. Biện chứng phủ định cái phủ định.
http://www.marxists.org/vietnamese/marx-engels/1870s/chongduhring/phan_14.htm

Nature is the proof of dialectics, and it must be said for modern science that it has furnished this proof with very rich materials increasing daily. Anti-Dühring (1877)

Engels ca tụng Marx là người đầu tiên định luật chung cho khoa học xã hội và tự nhiên:
It was Marx who had first discovered the great law of motion of history, the law according to which all historical struggles, whether they proceed in the political, religious, philosophical or some other ideological domain, are in fact only the more or less clear expression of struggles of social classes, and that the existence and thereby the collisions, too, between these classes are in turn conditioned by the degree of development of their economic position, by the mode of their production and of their exchange determined by it. This law, which has the same significance for history as the law of the transformation of energy has for natural science.
Preface to The Eighteenth Brumaire of Louis Bonaparte (1885)


Dialectics constitutes the most important form of thinking for present-day natural science, for it alone offers the analogue for, and thereby the method of explaining, the evolutionary processes occurring in nature, inter-connections in general, and transitions from one field of investigation to another.( On Dialectics (1878)Qua mấy câu này thôi ta đã thấy Marx, Engels phản khoa học vì thế giới càng ngày đi vào chuyên biệt, cho đến nay loài người vẫn chưa tìm ra một quy luật chung, khoa học chung cho các khoa học, nhất là họ cho rằng có sự thống nhất của các bộ môn, giữa khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Chính lời này của Marx và Engels đã khiến cho cộng sản bắt buộc mọi người học tập chính trị, triết học Marx, Lenin , và quy tội cho các khoa học gia , các văn nghệ sĩ, nhà chính trị có tư tưởng ra ngoài của hệ thống Marx. Họ luôn nói đến quy luật, đây cũng là một việc phản khoa học, lạm dụng danh từ, dùng ngôn ngữ mập mờ nhập nhằng.

Quy luật khoa học tự nhiên khác quy luật khoa học xã hội. Ngay trong khoa học tự nhiên có biết bao định luật, định lý khác nhau, làm sao có thể quy thành một định luật áp dụng cho tất thảy ngành khoa học. Dầu chính xác và thống nhất, khoa học nào cũng có những định luật đặc biệt, ngoại lệ. Khoa học không phải là một thứ dầu cù là, dầu Nhị thiên đường trị bá bệnh. Chủ nghĩa Marx tham vọng đem truyết thuyết Marx để cắt nghĩa mọi sinh hoạt xã hội và mọi biến chuyển của tự nhiên. Làm sao dám nói đến quy luật trong xã hội? Nước một trăm độ sôi, hay dưới 0 độ nước sẽ thành băng. Đó là quy luật. Mà quy luật thì phải khách quan và thống nhất. Không cần phải cầu thần lạy Phật, không cần phải hò hét hay hoan hô đả đảo, nước sẽ tự động sôi và đóng thành băng khi đủ điều kiện khách quan. Hơn nữa, dù ở đâu nước cũng sôi và đóng băng ở một nhiệt độ nhất định, không thể ở Nam cực thì nước sôi 120 độ còn ở xích đạo thì nước sôi 90 độ nhưng người ta đã vì lợi ích cá nhân mà bóp méo lý luân và quy luật ban đầu. Như vậy thì hệ thống Marx là tùy tiện, không khoa học, không quy luật.


Marx bảo giai cấp vô sản sẽ tiêu diệt giai cấp tư sản và xây dựng một xã hội tiến bộ hơn tư sản. Có gì chứng minh? Muốn đi đến một kết luận, khoa học phải trải qua thí nghiệm nhiều lần, kiểm chứng nhiều lần rồi mới có thể phải biểu thành quy luật.Nếu bảo rằng chủ nghĩa cộng sản là giai đoạn lịch sử tất yếu thì không cần hô hào, biểu tình, không cần học tập cải tạo, không cần tuyên truyển, khủng bố, giết chóc, khi lịch sử chín muối, dân chúng các nơi sẽ theo cộng sản hết. Hoàng đế, tổng thống, các nhà tư sản đều đầu hàng hoặc tự tử trước thánh tượng Marx, Lenin!

Một định luật khoa học phải trải qua thí nghiệm và kiểm chứng. Marx chỉ mới suy nghĩ, chưa thí nghiệm và kiểm chứng thì sao ông có thể bảo rằng quan điểm của ông, lời nói của ông là quy luật, là khoa học, là khách quan và có giá trị vĩnh cữu! Hơn nữa, lịch sử không thể lập lại để thí nghiệm cho nên không thể coi lịch sử là một khoa học, theo quy luật khoa học như là khoa học chính xác.Hơn nữa, nước sôi và đóng băng là có thể kiểm chứng, có thể nhìn thấy, có thể đo lường bằng máy móc. Còn vô sản có nên nổi dậy hay không, và lúc nào thì nổi dậy, hoàn toàn không có quy luật, không có con số cụ thể và không thể tính toán, tiên liệu như khoa học

II.4. Cộng sản thiếu khách quan, duy ý chí, duy tâm

+Những lời Marx, Engels, Lenin phê bình các triết gia, các nhà xã hội và các tổ chức cộng sản là gay gắt, thiếu khách quan.Marx chủ quan, cộng thêm tính tự tôn, cho rằng thuyết của ông hay nhất, còn các thuyết khác dù là của các phái xã hội và cộng sản đều kém.Tính kiêu ngạo này đưa đến chủ nghĩa quan liêu, giáo điều và sùng bái cá nhân lãnh tụ trong toàn hệ thống Marx :" Lãnh tụ anh minh, đảng không bao giờ sai, Stalin luôn luôn đúng, Mao đại trí, đai nhân. . .". Thêm vào đó, nhờ thành công, họ cho là tài giỏi khiến cho Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông độc hành độc đoán mặc sức ra kế họạch này, kế hoạch kia rồi đày ải hàng chục triệu người , làm chết hàng chục triệu người.

+Những ý tưởng của Marx, Engels, Lenin, Stalin, Mao và hành động của họ trong các chính sách kinh tế, chính trị, và khủng bố là không khách quan, không khoa học.Những kế hoạch không tưởng của Lenin, Stalin, Mao, Hồ là không tưởng, không căn cứ vào quy luật kinh tế mà chỉ là tham vọng chính trị. Phái cộng sản duy ý chí, họ muốn dùng bạo lực cướp chính quyền, dùng vô sản chuyên chính thì nhân nào quả nấy, họ đã tạo ta một trường máu tanh! Còn những người hiền lương như Khổng tử, ( nhân nghĩa lễ, trí tín), Nguyễn Trãi ( Đem đạo nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo), Kautsky chỉ trương cách mạng ôn hòa.

+Chủ nghĩa Marx duy lý, duy tâm, chú trọng về tuyên truyền, giáo dục, và đề cao ý thức hệ trong khi tư bản thì không thế. Các lãnh tụ cộng sản rất chú trọng lý thuyết và tinh thần. Ông viết: "Muốn có phong trào cách mạng phải có lý thuyết cách mạng."
(Without revolutionary theory there can be no revolutionary movement.)
Lenin, What Is To Be Done?, “Dogmatism And ‘Freedom of Criticism’” (1902)

+Những ý tưởng của Marx, Engels, Lenin, Stalin, Mao là những ước mơ, những dự đoán tương lai xa xôi mà tưởng gần trước mắt, là những bài luận văn mô tả hơn là những công trình nghiên cứu khoa học thực nghiệm của các kinh tế gia,khoa học gia tài giỏi. Trong TNCS, Marx đã xác quyết: Sự sụp đổ của giai cấp tư sản và thắng lợi của giai cấp vô sản đều là tất yếu.
Những ý tưởng vô sản chôn sống tư bản, tư bản dẫy chết, nhà nước tự tiêu vong, làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu là duy tâm chẳng khác gì tôn giáo tin vào thiên đàng.Marx tiên đoán sai nghĩa là chủ nghĩa Marx không chính xác, không phải là khoa học tự nhiên.

II.5. Hệ thống Marx mâu thuẫn, không chính xác

Khoa học thì phải thống nhất. Nước 100 độ sôi thì ở Bắc cực hay Nam cực cũng thế. Một khoa học gia không thể nói: Nước sôi ở trăm độ thì tốn củi, tốn điện, phải nấu sôi nước ở 60 độ Và tốc lực xe hơi khoảng 200 km/giờ không thể tăng năng suất lên 300kmn/giờ như cộng sản thường tuyên bố. Chủ nghĩa Marx chứa nhiều mâu thuẫn nội tại , và các lãnh tụ tự ý " linh động sáng tạo" mà thay đổi chính sách. Lenin, Mao, Hồ Chí Minh đã cùng nhau phản Marx khi chủ trương xây dựng cộng sản chủ nghĩa bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Rõ ràng đấy là con người duy ý chí, muốn làm sao cũng được, và lịch sử chẳng có quy luật gì và chẳng tất yếu tí nào! Như đã nói ở trên, định luật khoa học mới là tất yếu, còn lịch sử có thể xảy ra thế này hay xảy ra thế kia, không thể gọi là tất yếu. Ngôn ngữ của Marx và những người theo ông chỉ là ngôn ngữ tuyên truyền

+Marx và Lenin nói cộng sản tự do, thịnh vượng gấp trăm, gấp ngàn tư bản tại sao lại bày ra chuyên chính vô sản? Khi đã dùng súng đan, công an, nhà tù , cưỡng bách lao động, cấm báo chí, triệt hạ tôn giáo thì làm sao dân chúng có tự do?
+Marx chủ trương thế giới phải tiến lên theo thứ tự năm hình thái xã hội, nhưng Lênin đã xây dựng XHCN bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.
+Marx chủ trương cách mạng vô sản, hy vọng nước Đưc là nước cộng sản đầu tiên nhưng Nga là nước có nông dân chiếm 2/3 dân số ổ Nga đã thành lập chủ nghĩa cộng sản đầu tiên.
+Marx đề cao công nhân nhưng Mao lại đề cao nông dân.
+ Marx chủ trương hạ tầng cơ sở (kinh tế) làm nền tảng cho thượng tầng kiến trúc, nhưng Trung Quốc và Việt Nam nay theo kinh tế thị trường, tức là lấy kinh tế tư bản làm hạ tầng để xây dựng văn hóa, chính trị và xã hội cho chủ nghĩa cộng sản.
+Marx chủ trương đấu tranh giai cấp nhưng công nhân các nước Âu Mỹ không chống tư bản. Cộng sản nay đã chết, một số biến thái. Điều này xác định chủ nghĩa Marx không chính xác, khách quan và khoa học.
+Cộng sản nổi dậy do ý chí bọn cầm đầu thúc đẩy và quyết định. Quyết định này do chủ quan chứ không khách quan như khoa học, thành thử không thể nói là theo quy luật của khoa học, của vật chất.Hết ngày đến đêm là tất yếu, nước triều lên xuống là tất yếu, theo quy luật, đâu cần phải cầu khẩn, răn đe, dụ dỗ!
Trong Khi Marx cho rằng giai cấp công nhân tất yấu là thắng lợi nhưng cuộc tranh đấu này đã thắng và đã bại. Ông cũng cho rằng lịch sử là quy luật của vật chất vận động, nhưng ông cũng cho rằng lịch sử hay cách mạng do con người thei đuổi mục đích nào đó. (History is nothing but the activity of man pursuing his aims., The Holy Family, Chapter 6 (1846).

Vây lịch sử do sự vận động của vật chất hay do ý chí con người?Như vậy là ý kiến Marx trái ngược nhau? Lenin nói: Đôi khi lịch sử cần phải thúc đẩy (Sometimes - history needs a push.)Nếu cách mạng vô sản là tất yếu thì cần gì phải thúc đẩy, đấu tranh, tuyên truyền và giết người! Khi đã tàn sát, vô sản chuyên chính tức là trái nhân tâm, trái khoa học. Người cộng sản cũng như các bọn cướp, bọn thực dân, đế quốc dùng bạo lực chứ chẳng hơn gì cho nên những lời tuyên bố khoa học, quy luật, tất yếu là không đúng.
+Về việc mâu thuẫn tư bản- vô sản, có nhiều giải pháp và con người đã áp dụng. Như vậy các biến cố lịch sử là do tư duy con người, không theo một quy luật nào. Marx cho rằng hạ tầng kinh tế quyết định thượng tầng kiến trúc.
. Một điều căn bản nhất cho " cách mạng vô sản" là phải xây dựng xã hội chủ nghỉa phải trên nền tảng tư bản chủ nghĩa.
.

Ta có thể kết luận, chủ nghĩa Marx là một bài toán sai, là một giả thuyết vô căn cứ, không phải là một quy luật khoa học, không liên hệ gì đến khoa học , hoặc mang tính khoa học bí.

II.6 .Hệ thống Marx giáo điều.

Marx hoang tưởng, còn Lenin, Stalin, Mao và những người cộng sản đệ tử thì giáo điều> Ta có thể phê bình họ giáo điều vì nhiều lý do.
Tư tưởng Marx ra đời giữa thế kỷ 19 đến nay khoa học đã tiến bộ xa cho nên tư tưởng của Marx và Engels đã lạc hậu. Tư trưởng của Marx bắt nguồn tử triết lý Hegel và khoa học thế kỷ 18, thế kỷ 19. Nhưng nay thì khoa học và thế giới đã mang những đôi hài vạn dặm. Ở thế kỷ XX, mọi thứ đều biến đổi, nhất là khoa học đã vượt qua những giá trị của thời Marx cho nên nghiên cứu Marx hay theo Marx mà giáo điều là một sai lầm lớn. Chẳng những thế, tình hình tư bản cũng khác xưa vì kỹ nghệ tiến bộ rất nhanh, và họ cũng đã thay đổi thái độ đối với công nhân.

Một số vì quyền lợi , một số vì óc bảo thủ quá nặng nhất nhất đều theo Marx, Lenin, Stalin ,Mao trong khi Lenin, Stalin, Mao chẳng còn trung thành với lý tưởng Marx, họ đã biến đổi Marx theo quan diểm và quyền lợi của ho. Họ tuyệt đối trung thành và tin tưởng vào lãnh tụ như Gia Tô giáo thời trung cổ giáo điều kết tội những nhà khoa học, là trái lời chúa, và những người theo tôn giáo khác là tội làm phù thủy, và đã bắt họ lên giá treo cổ lên giàn hỏa.Những gì họ tuân theo là đức tin chứ không phải sự thực.B.Russell trong History of Western Philosophy rất đúng khi ông cho rằng cộng sản là một tôn giáo.

Gorbachev, Yeltin, Triệu Tử Dương, Trần Xuân Bách, Trần Độ, Nguyễn Kiến Giang đã sáng suốt nhận thấy cộng sản đã lạc hậu và giáo điều.Cộng sản châu Âu nay cũng tan rã hoặc thay đổi chính sác và tổ chức. Người ta đã biến hệ thống Marx thành tôn giáo.Thời đại loạn tiêu diệt văn hóa của Hồng vệ binh, người ta đã coi quyển sách đỏ của Mao là một thánh kinh, mỗi câu của Mao là một thần chú có thể đảo hải di sơn. Ngày nay, cộng sản Việt Nam dựng đền thờ Hồ Chí Minh, và dùng dị đoan mê tin để đầu độc nhân dân, khiến cho họ xao lãng ý chí chống cộng.

III. DUY VẬT BIỆN CHỨNG PHÁP

III.1. MÂU THUẪN

Như đã trinh bày ở chương trước, mâu thuẫn và thống nhất là cặp phạm trù trong triết học Hegel. Engels và Marx cũng tiếp thu tư tưởng của Hegel về mâu thuẫn. Thực ra thuyết mâu thuẫn đã có từ lâu. Trước Khổng tử, có thuyết ngũ hành và kinh Dịch đã nói âm dương. Đồng thời với Khổng tử, Lão tử có Đạo Đức kinh đã nói về mâu thuẫn.
Marx đã nói đến thống nhất mâu thuẫn. Có những mâu thuẫn khiến cho hai bên phải đoạn tuyệt, nhưng cũng có những mâu thuẫn mà phải gắn bó với nhau, cộng tác với nhau trong quá trình phát triển, như cực âm phải hợp với cực dương mới sinh ra điện; hai cực bắc và nam trong thanh nam châm không thể tách rời. Người Trung Quốc đã nói đến ngũ hành tương xung nhưng cũng tương hợp. Âm dương hòa hợp và cũng trái ngược nhau nhưng trong âm có dương, trong dương có âm [4].Theo tinh thần của Lão và kinh Dịch thì xã hội có mâu thuẫn mà có sự hòa hợp.

Sự vật là mâu thuẫn, mà cũng chỉ là khác nhau, và cũng là hòa hợp. Ngày và đêm, âm và dương, nam và nữ không phải là mâu thuẫn một mất một còn mà chúng chỉ là hai mặt của một thực thể cần phối hợp với nhau tạo thành cuộc sống như Kinh Dịch và Đạo Đức kinh quan niệm [5].

Mặc dầu nghiên cứu Marx, nhiều học giả có ý kiến khác nhau, đôi khi mâu thuẫn. Trong khi các học giả Marxist chỉ chú trọng mặt mâu thuẫn mà quên mất mặt thống nhất, cương quyết cho rằng mâu thuẫn là tranh đấu không khoan nhượng, là vô sản chuyên chính, là giết cùng đuổi tân thì Rob Sewell [6], cho rằng Duy vật biện chứng có nói đến " thống nhất của mâu thuẫn", mà quan niệm này cũng giống như Dịch kinh và Đạo đức kinh.
Ông viết:
The contradiction, however, is the source of all movement and life; only in so far as it contains a contradiction can anything have movement, power, and effect." (Hegel). "In brief", states Lenin, "dialectics can be defined as the doctrine of the unity of opposites. This embodies the essence of dialectics…"
The world in which we live is a unity of contradictions or a unity of opposites: cold-heat, light-darkness, Capital-Labour, birth-death, riches-poverty, positive-negative, boom-slump, thinking-being, finite-infinite, repulsion-attraction, left-right, above-below, evolution-revolution, chance-necessity, sale-purchase, and so on (What is Dialetical materialism? http://www.marxist.com/what-is-dialectical-materialism.htm).

Như đã trình bày ở trên, ít nhất có hai loại đấu tranh. Một loại đấu tranh đi đến tiêu diệt như hai xe đụng nhau, hay sự nổ tan của siêu sao mới. Một loại là hai mặt của một thống nhất như hai cực Nam Bắc của thanh nam châm. Vũ trụ cũng như cuộc đời con người là do ý chí quyết định. Trận chiến tranh nào cũng có nhiều giải pháp, nhưng tựu trung có hai giải pháp là hòa hay chiến.

Chính Marx cũng cho rằng có sự thống nhất các mặt mâu thuẫn, thế tại sao Marx không chủ trương hòa hợp mà chủ trương đấu tranh, một thứ đấu tranh quyết liệt, một mất một còn? Chủ nghĩa Marx đưa đến chiến tranh khủng khiếp giữa nước này với nước nọ, giai cấp này với giai cấp khác, và giữa các nước anh em, giữa các đồng chí với nhau, tồi tệ hơn bất cứ xã hội nào!

Sau khi Stalin chết, Khrushchev đưa ra thuyết "sống chung hòa bình "giữa tư bản và cộng sản. Trung cộng và Việt Nam chỉ trích chủ trương " xét lại hiện đại" của Liên Xô, nhưng nay thì Trung Quốc và Việt Nam thực hiện tư tưởng Khrushchev một cách đầy đủ nghĩa là hợp tác với tư bản. Hơn nữa, việc cộng sản thành công là chỉ trong phạm vi châu Á, và nói chung là ở các nước thuộc địa và nghèo đói. Mâu thuẫn giai cấp ở các nước tư bản không nổ ra, công nhân và tư bản hòa hợp chứ không đấu tranh một mất một còn như Marx hô hào.

Giả sử đồng ý rằng giết hết tư sản để lập xã hội không giai cấp, để cho loài người được no ấm nhưng than ôi giết hết lớp tư sản cũ thì lớp tư sản đỏ mọc lên. Cách mạng vô sản chỉ là đổi chủ mà không đổi đầy tớ. Trước và sau việc cướp chính quyền tháng mười Nga, người vô sản đổ xương máu cho giai cấp mới, mà trước sau vô sản vẫn là vô sản.
Trong thế giới có nhiều cái nhìn khác nhau và nhiều cách giải quyết. Theo lý luận của Hegel và Marx, một số vật có mâu thuẫn và cũng có thống nhất. Tại sao Marx và Engels không chú trọng mặt thống nhất mà chú trọng tranh đấu để cho xã hội điêu tàn, quốc gia tan nát?Phải chăng hy vọng của Marx, Engels, Lenin là cướp chính quyền và giết người, cướp của để họ có địa vị lãnh đạo thế giới?Nay thì ràng là chủ trương tranh đấu ôn hòa như Kautsky, E. Bernstein, cộng sản châu Âu, hoặc không đấu tranh giai cấp như vô sản Âu, Mỹ là đúng.

III.2. CHUYỂN HÓA LƯỢNG THÀNH CHẤT

Marx cho rằng lượng tới một biên giới nào đó thì sinh bước nhảy vọt tạo thành chất. Có thể có những trường hợp lượng thành chất và chất thành lượng như phái Duy vật nói, nhưng không phải tất cả đều như thế. Trong trường hợp nước sôi thì thí dụ đó không đúng. Khi nghiên cứu thì ta phải chú trọng vào đối tượng chính. Đối tượng ở đây là nước. Ví như đổ một lít nước vào nồi, không thấy gì nhưng đổ đến một trăm lít nước vào nồi thì nước biến thành mật sôi lên. Đó là lượng thành chất. Còn khi dùng củi ,than, điện mà nấu lên, đó là tác dụng của nhiệt lên nước khiến nước biến chất.

Chính nhiệt độ cao mà nước bốc hơi thành sương mù hay thành mưa, và cũng vì nhiệt độ thấp mà thàng băng, tuyết. Đó là do tác dụng bên ngoài đối với nước chứ không phải bản thân lượng của nước. Cũng vậy, một tấn đất , một tấn cát vẫn là đất, là cát. Nếu đổ thêm một ngàn tấn đất, một ngàn tất cát mà biến thành kim cương hay vàng thì mới có thể nói lượng thành chất. Đổ nhiều đất thì thành núi, trồng nhiều cây thành rừng đó chỉ là biến hình thái chứ không phải biến thành phẩm chất.

Tác động trực tiếp của một hay nhiều vật khác với một hay nhiều vật có thể gây ra biến chất, tạo thành một hợp chất hoặc thành một chất mới. Như vậy là chưa có chứng minh cụ thể cho quy luật lượng thành chất, chất thành lượng.

Hegel và Marx cũng nói đến sự nhảy vọt. Khi nước 90 độ hay gần 0 độ thì nước "nhảy vọt", hóa thành nước sôi hay băng. Nhiều người cho rằng có sự nhảy vọt trong thiên nhiên và lịch sử. Có thể có sự kiện đó trong nhiên giới và nhân giới. Biết đâu có một ngày quả đất đang từ 15 -30 độ bỗng nhiên tăng lên 300 độ hay giảm xuống -120 độ! Nhưng phần nhiều là tuần tự mà tiến. Thường thường là nước tăng hay hạ nhiệt dần dần. Trong Văn ngôn, kinh Dịch, Khổng tử nói : " Tôi giết vua, con giết cha, không phải một sớm, một chiều, mà nguyên do tích lũy từ lâu " [7].
Marx cũng cho rằng cách mạng là phát triển từ từ, chứ không phải bộc phát tức thời [8].
Thuyết tiến hóa của Darwin cho thấy con người và loài vật tiến bộ dần dần, trải qua hàng triệu năm mới đến ngày nay. Nếu như vậy, lịch sử con người không phải là năm giai đoạn mà là ngàn giai đoạn, trăm giai đoạn hay mấy chục giai đoạn?Ngày nay, nhiều người cho rằng Darwin sai [9] Sự vật nhảy vọt sau một thời gian im lìm hoặc tiến hóa chậm chạp. Có lẽ cũng như nước sôi. 100 độ là nhảy vọt, nhưng phải một thời gian chuẩn bị để nhiệt tăng cho đến mức nhảy vọt.

Giả sử lưọng thành chất là đúng thì đó cũng chỉ ở trong khoa học còn ở trong xã hội và lịch sử không phải thế, vì con người và vật chất như sắt thép, nước, mây. . . khác nhau. Không thể đem kết quả của khoa học để áp dụng cho xã hội loài người. Khoa học thì kiên định. Nước trăm độ thì sôi nhưng tư bản và vô sản không nhất thiết phải quyết đấu sanh tử. Cái ý niệm đem khoa học áp dụng vào xã hội là niềm tự hào của Marx về triết thuyết vật chất của ông là tân tiến, khoa học đã gây ảo tưởng cho nhiều người. Khoa học thì đong đếm, kiểm nghiệm được còn kinh tế , chính trị thì làm sao là đến mức nhảy vọt? Nước 100 độ thì sôi nhưng khi nào thì xã hội đạt bước nhảy vọt? Tuy nhiên, dù là vật chất, là khoa học, chúng ta nên coi chừng ,những biến cố đột ngột có thể gây ra tai họạ cho người và vật, thí dụ thay đổi nhiệt độ đột ngột.Phải chăng Mao Trạch Đông đã tâm đắc với ý niệm "nhảy vọt" này mà làm cho hai ba triệu người Trung Quốc chết đói? Ở đây, ta lại thấy các thuyết duy vật mang tính chất duy ý chí, duy tâm, và phản khoa học!


III.3. PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH


Luật phủ định của phủ định đúng trong vài trường hợp. Danh từ phủ định chỉ đúng một phần. Luật này cũng như luật mâu thuẫn nhằm giải thích sự đấu tranh đưa đến tiêu diệt nhau. Phủ định theo Marx là cái mới diệt cái cũ, cái mới tốt hơn cái cũ. Đúng là có sự tiêu diệt nhau như đã nói ở mục mâu thuẫn . Cách mạng Pháp 1789 đã tiêu diệt chế độ quân chủ Pháp, và cách mạng tháng mười Nga năm 1917 tiêu diệt chế độ quân chủ của Nga hoàng. Khi xe hơi, xe đò ra đời thì xe ngựa, xe bò phải xếp xó. Nhưng có nhiều trường hợp không phải là phủ định, là tiêu diệt nhau mà là thay thế, là tiếp nối theo một chu kỳ, hay sự kế thừa từ đời này sang đời khác..

Người Marxist thường lấy thí dụ con gà và cái trứng, hay hạt và cây để nói về phủ định của phủ định. Nhưng ở đây con gà không giết chết cái trứng, mà cái trứng chuyển hóa thành gà trong chu kỳ sinh tử của tự nhiên. Cái hạt thành cây, cây sinh hạt cứ như thế mãi. Tre già măng mọc, cha mẹ sinh ra con cái. . .Ai phủ định ai? Cái trứng phủ định con gà hay con gà phủ định cái trứng? Mà đó có phải là phủ định hay là kế thừa?
Marx lý luận rằng giai cấp phong kiến nuôi nấng giai cấp tư sản, rồi giai cấp tư sản phủ định phong kiến. Rồi giai cấp tư sản sinh ra vô sản để rồi vô sản phủ định giai cấp tư sản bằng cách đào mồ chôn nó. Nhận định này chủ quan và sai lầm.

Từ lâu, xã hội loài người sống theo chế độ bộ lạc. Những bộ lạc mạnh thì trở thành vua cai trị các bộ lạc chứ không phải giết hết các tộc trưởng hoặc tiêu diệt hết các bộ lạc. Trong cách mạng 1789, phong kiến không chết nhưng nó thay màu đổi sắc. Phong kiến vẫn làm chủ. Họ có tiền bạc, ruộng đất và họ trở thành nhà tư bản. Con cái phong kiến không làm quan nhưng làm bộ trưởng, giám đốc trong các cơ sở quốc gia và tư nhân. Ở Anh thì vẫn còn vua, không còn bá tước nhưng lại có các bộ trưởng, các giám đốc và nghị sĩ. Bên Nhật cũng vậy. Phong kiến thay màu đổi sắc nhưng không thể nói là đã bị tiêu diệt. Marx bảo đó là biện chứng duy vật, là đấu tranh giai cấp, nhưng đó là sự tiếp tục không phải là hủy diệt như kiểu người này cầm dao giết người kia.Và điều này đã xảy ra trước mắt Marx, tại sao Marx lại bắt sự thật biến hóa theo lý thuyết phủ định của Marx. Như vậy là Marx không tôn trọng sự thực của lịch sử. Và điều này, ngày nay ta cũng nhận thấy chứ không phải đã thành chuyện đời xưa.

Sự biến đổi trong thiên nhiên và xã hội con người có khi là hủy diệt nhưng cũng có trường hợp kế thừa " tre già, măng mọc". Cái trứng gà bể ra, cái vỏ bị hủy diệt nhưng là để sinh thành ra con gà con. Trong con gà con có cái trứng cho đến khi con gà đẻ ra trứng lập lại chu kỳ sinh tử. Cái trứng, cái hột là sự kế thừa. Cũng như xã hội tư bản sinh ra trong lòng phong kiến, Lẽ dĩ nhiên ai giải thích thế nào cũng được. Hai người đều được bạn tặng nửa bình rượu ngon. Một người hân hoan nói: "Tôi sướng quá, tôi được nửa bình rượu ngon". Còn người kia buồn rầu phát biểu: " Tôi chỉ được nửa bình rượu ngon"!

Trong phạm vi văn hóa, tư tưởng và văn chương, nghệ thuật , tinh thần quyết định. Con người có thể chọn nhiều kế hoạch khác nhau mà nhân và quả sẽ khác nhau. Lịch sử đã chứng minh ý chí quyết định. Trong khung cảnh xã hội vật chất tư bản và vô sản mâu thuẫn giống nhau, Marx chủ trương tranh đấu cho nên gây ra một trường thịt nát, xưong tan. Trong khi công nhân tư bản không chống tư bản thì họ có một kết cuộc khác. Quan niệm phủ định của Marx mang tính cách bạo lực theo chủ trương đấu tranh giai cấp của ông. Marx không khách quan. Ông bắt mọi sự phải theo tinh thần đấu tranh giai cấp, đấu tranh tiêu diệt của ông mà thôi.

Nhận định của Marx cũng một chiều. Trong cuộc long tranh hổ đấu không phải bao giờ cái cũ cũng thua và cái mới bao giờ cũng thắng. Trong khoa học kỹ thuật, ta thấy cái mới thắng cái cũ là vị nếu nhà khoa học không sáng chế ra cái mới tốt đẹp hơn thì tự nhà khoa học đã từ bỏ nó. Trong xã hội và khoa học, nhiều trường hợp cho thấy cái mới có thể bằng, hơn hay thua cái cũ. Rõ ràng là xã hội tư bản tuy có nhiều khuyết điểm vẫn tốt hơn chế độ cộng sản.

Riêng người Á Phi thì nhận thấy rằng sống dưới thời thực dân, đế quốc, họ khổ mười phần nhưng ở với cộng sản thì khổ trăm phần. Thực dân, đế quốc bóc lột nhưng họ đã xây dựng cho thuộc địa những thành phố, những con đường, và giúp cho nền văn học, nghệ thuật bản xứ tiến bước và phong phú. Còn văn học, nghê thuật và khoa học, kỹ thuật cộng sản là một con số không to lớn. Trong trường hợp này, cái mới cộng sản thua cái cũ của thực dân, đế quốc.

Nhưng Marx áp dụng luật phủ định không triệt để như Marx lý luận. Ông lạc quan tin rằng tư bản sinh ra trong chế độ phong kiến, rồi phủ định phong kiến. Sau đó tư bản tự đưa vũ khí cho vô sản để vô sản giết mình. Ông cũng cho rằng sau khi phủ định giai cấp tư sản, vô sản sẽ tự phủ định mình nghĩa là một khi không còn bóc lột thì không còn giai cấp. Như luật phủ định cái mới phủ định cái cũ, vậy sau chế độ cộng sản thì là chế độ gì sinh ra?Chế độ nào phủ định cộng sản? Nói rõ hơn, cái thứ hai phủ định cái thứ nhất trước nó. Cái thứ hai không bền vững, sẽ bị cái thứ ba phủ định nó. Cứ thế mãi. Nhưng Marx lại bảo tư bản là giai cấp bóc lột cuối cùng, và cộng sản là xã hội sau cùng, không bị cái nào phủ định. Thế là Marx tự mâu thuẫn. Và con đường tiến hóa bị tắc tị, và con đường thẳng hay xoắn trôn ốc hóa ra cái gì? Và cái luật biến dịch đã bị Marx chôn sống!Đến đây, ta không khỏi thắc mắc là Marx duy tâm hay duy vật?

Marx không dám nói ra hay ông không biết? Ông không trả lời nhưng ta cũng thấy từng bước phủ định trong lịch sử theo quan điểm của Marx:
+Tư bản phủ định phong kiến
+Vô sản phủ định tư bản (sự phủ định này chỉ là một phần).
Sau đó:
+Vô sản phủ định vô sản.
-Sự phủ định này chỉ là một phần :Trotsky phủ định Stalin, Stalin phủ định Trotsky, Khrushchev phủ định Stalin( trong đại hội XX đảng cộng sản Liên Xô ).
-Mikhail Gorbachev, Boris Yeltsin phủ định toàn phần chủ nghĩa cộng sản.
+Tư bản phủ định cộng sản: Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, và trở lại tư bản chủ nghĩa; Trung Quốc. Việt Nam mở cửa buôn bán với tư bản ; bãi bỏ kinh tế hoạch định và chạy theo kinh tế thị trường.

Ở đây, chúng ta thấy hiện rõ hai điều:
+Nếu bảo rằng cộng sản là giai đoạn chót của lịch sử thì trái với luật phủ định của Marx.
+Nếu bảo rằng một xã hội khác tốt đẹp hơn sẽ thay thế cộng sản, thì chủ nghĩa Marx và đảng cộng sản cũng chỉ là lũ khỉ tầm thường trên Hoa Quả sơn, không thoát khỏi luật tử sinh, và như thế thì có gì mà tự hào? và phải giết nhiều người như vậy?


IV. DUY VẬT SỬ QUAN

IV.1. Tồn tại và ý thức

+Duy vật lịch sử chú trọng hai điểm:
-Vật chất có trước, tinh thần có sau. Tồn tại quyết định ý thức.Xã hội, lịch và những thành quả của nó như cách mạng, kiến trức, văn chương, tư tưởng là do vật chất.
- Lịch sử tiến theo năm giai đoạn của lịch sử, và lịch sử là lịch sử giai cấp đấu tranh.
Quan điểm của Marx và các triết gia cho triết học khác họ là triết học duy tâm, phản động còn triết học duy vât của họ là khoa học.. Nhưng triết học hiên đại cũng như cổ điển quan niệm con người là một thể thống nhất, những quan niệm cực đoan về duy tâm và duy vật là sai lầm.,.
Hơn nữa, triết học Marx còn quan niệm rằng ý thực tác động trở lại vật chất. Dẫu sao ý thức dù sinh sau vẫn chỉ huy vật chất. Phải chăng hai ý này trái ngược nhau? Hay đây là cái bình có hai quai, muốn xách quai nào cũng được?

Marx quả quyết lịch sử biến chuyển theo quy luật năm hình thái xã hội, và chủ nghĩa cộng sản là tất yếu! Nhưng lịch sử đâu có tất yếu? Marx tin tưởng luật mâu thuẫn và luật phủ định của phủ định nhưng các xã hội nguyên thủy, phong kiến và tư bản vẫn sống cạnh cộng sản?Và tư bản đâu có dẫy chết và vô sản đâu có chôn tư bản? Trái lại cộng sản đã chết hơn một nửa và cộng sản nay lại xin đồng tiền tư bản? Vậy là có quy luật không? Có do vật chất không? Vật chất không có quy luật hay vật chất chẳng quyết định gì cả. Đó là ý thức quyết định. Chính ông Marx và những người cộng sản muốn xây dựng chủ nghĩa cộng sản, trong khi đa số dân Âu Mỹ không thích chủ nghĩa cộng sản.
Mặt khác, ta thấy cộng sản làm ngược những gì Marx và họ nói. Marx nói sau khi triệt tiêu giai cấp bóc lột, giai cấp vô sản sẽ tiệt tiêu, xã hội không còn người bóc lột người, nước lớn không xâm chiếm nước nhỏ, nhưng thực tế trái hẳn điều Marx nói. Lại nữa Marx nói cộng sản phát triển ở các nước công nghiệp cao nhưng thực tế tại đây công nhân không nghe lời cộng sản dụ dỗ, trong khi tại nhiều nước đã xây dựng XHCN bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Như vậy là xã hội hình thành theo ý muốn và ý thức của con người.

IV.2. Các giai đoạn lịch sử

Marx chỉ ra rằng lịch sử có 5 hình thái xã hội:
-Xã hội nguyên thủy
-Xã hội nô lệ
-Xã hội phong kiến
-Xã hội tư bản
-Xã hội cộng sản

Với luật phủ định của phủ định và luật mâu thuẫn, Marx tin rằng cái mới tiêu diệt cái cũ và cái mới tốt hơn cái cũ. Ông đưa ví dụ xã hội tư bản tốt hơn phong kiến và xã hội cộng sản ắt tiến hơn xã hội tư bản. Điều này sai về lý luận và thực tế. Rõ rệt nhất là cộng sản thua xa tư bản.Hơn nữa, ngay trong thời Marx còn sống, xã hội nguyên thủy vẫn còn ở nhiều nơi ( Nam Mỹ), vẫn còn phong kiến, vẫn còn tư bản. Và sau khi Marx chết, cộng sản nổi lên và cuối thế kỷ XX, cộng sản đã chết. Như vậy, cộng sản không là tất yếu. Ta còn thấy danh từ " xã hội nô lệ" là không ổn. Nếu như quan niệm xã hội nguyên thủy là sống bình đẳng thì làm sao mà có chế đô nô lệ?

Còn giữa nguyên thủy và phong kiến còn có chế độ gì nữa? Chế độ nô lệ tồn tại trong thời phong kiến. Nếu đã nói xã hội nô lệ, rồi lại nói xã hội phong kiến tức là trùng nhau.Làm sao chứng minh xã hội nguyên thủy bình đẳng, không bóc lột, không có chém giết và chiến tranh? Loài vật có thể là hình ảnh của xã hội nguyên thủy của loài người. Loài ong, loài kiến, loài mối sống tập thể, loài nhện sống cá thể nhưng loài nào, giống nào sống riêng với nhau (kiến đen, kiến đỏ, ong bầu, ong vò vẽ sống riêng với nhau từng loại), chúng bắt loài vật khác để dành làm thức ăn. và đó cũng là một hình thức của chế độ nô lệ, của sự chiếm hữu.

Lại nữa, Marx cho rằng 5 giai đoạn lịch sử là tất yếu. Marx bảo phải xây dựng XHCN sau khi đã có cơ sở tư bản chủ nghĩa. Marx có lý vì chờ cho người ta giàu, mình nhảy vào cướp nhà, cướp của thì hơn là người ta đang nghèo, mình nhảy vào ăn cướp thì có lợi bao nhiêu? Chính Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông đã đi trái ngược với lý thuyết của Marx vì họ đã "tiến lên XHCN" bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.
Lenin cũng biết điều này nhưng quyền lợi , tham vọng của ông và phe phái của ông không cho ông tuân theo lời dạy của Marx dù ông xưng là đệ tử của Marx. Ông biết là khó, là sai mà phải làm liều như lời ông nói:
Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở một vị thế hoàn toàn khác. Do những dích dắc của lịch sử, đất nước tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa càng lạc hậu thì giai đoạn chuyển tiếp từ quan hệ tư bản chủ nghĩa sang quan hệ xã hội chủ nghĩa sẽ càng khó khăn (GIAI CẤP MỚI, II 2)

Điều này là nỗi đau của người cộng sản. Họ đã cướp được chính quyền, không lẽ họ lại để cho tư bản được hưởng lợi , thế thì họ đi đâu? Kháng chiến bao năm để rồi không có quyền lợi, địa vị gì hay sao? Do đó họ phải cầm quyền, phải nắm tài sản và địa vị cho họ và cho đàn em. Họ giết tất cả và cướp tài sản trong nước và tập trung vào tay họ. Họ nghĩ rằng thế là họ có quyền hô phong hoán vũ, chỉ một đêm là khắp nước Nga, Đông Âu là thành những tòa lâu đài, những nhà máy và những cánh đồng xanh. Ở thế kỷ 18, tại châu Âu chỉ có Pháp, Anh, Đức là tiến lên tư bản chủ nghĩa, còn Nga, Tiệp, Hung đang ở trong nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, chưa có kỹ nghệ nặng, chưa đặt căn bản cho tư bản chủ nghĩa.Nhưng cộng sản đã lật đổ Nga hoàng, và thiết lập chính quyền vô sản trên một đống gạch nát. Điều này cho thấy từ Lenin, Stalin, cộng sản duy ý chí, duy tâm nhiều hơn là duy vật. Việt Nam, Trung Quốc, Lào Miên, Bắc Triều Tiên cũng là bản sao của " cách mạng" Sô Viết!

Nhưng chờ khi nào thì Liên Sô, Đông Âu tiến lên Tư bản chủ nghĩa? Và nếu họ xây dựng xong tiền đề tư bản chủ nghĩa, dân chúng họ có theo cộng sản không?Người Marxist tin vào Marx, vào quy luật của vật chất, của lịch sử, họ có thể quả quyết rằng có hay không. Nhưng lịch sử cho thấy dân lao động tư bản không theo cộng sản. Dân Á châu theo cộng sản là vì lòng yêu nước, vì chủ nghĩa dân tộc chứ không phải chủ nghĩa cộng sản. Cộng sản thành công vì họ lừa bịp, dùng nhãn hiệu giải phóng dân tộc che đây cái nhãn hiệu cộng sản của họ.

Và điều này cũng cho ta một ý niệm rằng biến chuyển của lich sử là do lựa chọn của con người, không phải do sức đẩy vật chất hay định luật khoa học như Marx khẳng định.
Chính cộng sản đã phủ nhận năm hình thái xã hội của Marx, và các quy luật của Marx. Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông đã sửa sách của Marx và chủ thuyết của Marx. Lúc thì họ lôi Marx ra, lúc thì trưng Lenin hay Stalin, hay Mao, quả thật " miệng cộng trôn trẻ"!

Nói tóm lại, chính phe cộng sản đã phủ nhận quan điểm duy vật lịch sử của Marx, và thư65c tế lịch sử cũng vậy.

IV.3. Vượn thành người

Người cộng sản thích thuyết nói rằng người do vượn sinh ra. Thuyết này có nhiều người tin và cộng sản theo thuyết này ngụ ý rằng con người không do thượng đế sinh ra Nếu vưọn sinh ra người thì tại sao nay vẫn còn loài vượn? Nếu có một loài vượn nào đó sinh ra người thì đó là một giống đặc biệt, khác với các loại vượn thông thường. Có thể không phải là vượn. Trong khi phân loại động vật, Darwin nhận thấy rằng có nhiều loại giống nhau nhưng lại khác họ , và có nhiều loại khác nhau lại cùng một họ. Phải còn nhiều khám phá nữa mới có thể tìm ra nguồn gốc loài người.

IV.4. Con đường tiến hóa

Marx lạc quan cho rằng cái mới thắng cái cũ. Xã hội bộ lạc là kém, cứ lên mỗi bậc cao hơn thì con người khá hơn. Lý luận như vậy cho nên ông cho rằng tư bản hơn phong kiến, rồi cộng sản hơn tư bản. Rất rõ ràng là cộng sản tạo ra những đất nước nghèo nàn và đau khổ. không thể hơn tư bản, nhất là ngày nay, Trung Quốc và Việt Nam đang sống bằng đồng tiền của tư bản.

Thật ra, trong lãnh vực tư tưởng, có nhiều quan điểm khác nhau. Phật giáo, Khổng giáo, Lão giáo cho đời là thay đổi, hết thành đến bại, hết bĩ đến thái chứ không phải lúc nào cũng đi lên thẳng đuột hay đi lên theo vòng xoắn trôn ốc. Thành bại, bĩ thái có thể ở dạng lên xuống như điện tâm đồ, cũng có thể ở vòng tròn như là các chu kỳ của mặt trăng, mặt trời, và chu kỳ kinh tế của tư bản. Khách quan mà nói đường thẳng hay xoắn trôn ốc cũng có hai chiều: một lên và một xuống chứ không phải đi lên như Marx nghĩ. Rõ ràng là chủ nghĩa Marx ở Liên Xô và Đông Âu suy sụp, và cộng sản Trung Quốc, Việt Nam đang biến chất chứ không đi lên.


V.TAM ĐOẠN LUẬN

Marx áp dụng tam đoạn luận vào việc nghiên cứu xã hội. Tam đoạn luận cùng ba luật của biện chứng pháp phối hợp với nhau, cùng đi đến xác định: giai cấp đấu tranh, vô sản sẽ chôn tư bản. Marx áp dụng tam đoạn luận cho việc nhận định xã hội. Ông cho tam đoạn luân là luật của xã hội tiến hóa:
-Tiền đề
-Phản đề
-Hợp đề.

Như đã trình bày ở chương trước, đề thứ hai không hoàn toàn có nghĩa là phản đề mà là một giả thuyết, một trường hợp cá biệt trong khi tiền đề là định luật, là chân lý phổ biến. Thật ra ba đề trên đã chung nhất với hợp đề. Nếu đề thứ hai trái với đề thứ nhất thì không thành hợp đề.

Theo tam đoạn luận, thì có hai lực là tiền đề và phản đề.Marx cho đó là hai lực mâu thuẫn, rồi cái mới phủ định cái cũ thành ra hợp đề. Điều này đúng trong khoa học, khi A tác động đến B thì sẽ sinh ra một hay nhiều cái mới như H2+O + H2O, hay acide +Baze = muối+ nước.

Nhưng trong lịch sử, cũng như trong tự nhiên, khi hai vật tác động vào nhau thì sẽ xảy ra ba trường hợp:
-Cả hai bị tiêu diệt
-Một phe chiến thắng, không biết là phe cũ hay phe mới.
-Cả hai phe hợp tác.
-Yếu tố mới xuất hiện khác với tiền đề và phản đề.

Tại sao Marx nhất định cho là cái mới thay thế cái cũ, giai cấp vô sản thay thế tư bản? Đó là một ý kiến độc đoán, chủ quan.

Khoa học và lịch sử khác nhau, không thể giống nhau. Mới và cũ, đông và tây xung đột có thể bên này tiêu diệt bên kia, có thể cả hai hòa đồng. Một hòa đồng là cả hai tồn tại trong một thực thể, như trường hợp người Việt Nam thâu thái văn minh tây phương trong khi vẫn giữ nề nếp cổ truyền. Và một sự hòa đồng tuyệt diệu là sự hòa hợp của tiền đề và phản đề đưa đến hợp đề như:
Cha + mẹ = con.
Con chính là hợp đề của cha và mẹ. Và ở đây, ta nên gọi cha là đề thứ nhất, mẹ là đề thứ hai, chứ không phải là phản đề. Đề thứ nhất và đề thứ hai phối hợp nhau tạo ra đề thứ ba. Danh từ hợp đề ở đây rất đúng.Lại nữa, lý luận của Marx không đúng trên lý thuyết. vì theo tam đoạn luận, giai cấp tư bản đấu tranh với vô sản thì hai bên đi đến hòa hợp nhau ( hợp đề) , tại sao ông lại cho rằng vô sản chôn tư bản? Lý luận của ông cũng sai trong thực tế, vì tại Âu Mỹ và các nước tự do, tư bản và lao động kết hợp theo tinh thần " lao tư lưỡng lợi", "lao tư hợp tác".

Tuy nhiên vấn đề không đơn giản như thế. Karl Popper phê phán về tam đoạn luận của Marx như sau:
Chẳng hạn chúng ta phải cẩn thận đối với một số các ẩn dụ mà các nhà biện chứng đưa ra và đáng tiếc là chúng lại thường xuyên được tiếp nhận ở mức độ quá đáng. Một ví dụ là khi các nhà biện chứng nói rằng chính đề “sản sinh” ra phản đề của nó. Thực sự thì chỉ có thái độ phê phán của chúng ta mới sản sinh ra phản đề, và khi thiếu thái độ như vậy – mà đây là trường hợp khá thường xuyên xảy ra – chẳng có phản đề nào được sản sinh ra. Tương tự, chúng ta phải cẩn thận không nên nghĩ rằng “cuộc đấu tranh” giữa chính đề và phản đề sẽ “sản sinh ra” hợp đề. Cuộc đấu tranh luôn diễn ra trong từng bộ óc; và những bộ óc này phải sản sinh ra các ý tưởng mới: có rất nhiều cuộc đấu tranh vô bổ trong lịch sử tư tưởng loài người, các cuộc đấu tranh kết thúc chẳng đi đến đâu cả. Và ngay cả khi đạt được một hợp đề thì hợp đề này thường xuyên là một phát biểu ở dạng “đầu ngô mình sở” thay vì là một hợp đề “bảo tồn” những phần tốt đẹp hơn của cả chính đề và phản đề. Phát biểu này thường gây ra hiểu nhầm ngay cả khi nó đúng, bởi vì bên cạnh các ý tưởng cũ mà nó “bảo tồn”, hợp đề trong mọi trường hợp nhất thiết phải chứa đựng một ý tưởng mới nhất định nào đó mà không thể qui giản về các giai đoạn trước đó của quá trình phát triển. Nói cách khác, hợp đề sẽ thường bao gồm nhiều thứ hơn cái được xây dựng chỉ từ chất liệu do chính đề và phản đề cung ứng. Cân nhắc tất cả điều này thì lý giải biện chứng, với gợi ý của nó rằng một hợp đề sẽ được tạo dựng từ các ý tưởng được chứa đựng trong một chính đề và một hợp đề, ngay cả khi ứng nghiệm, hầu như chẳng có mấy hữu ích đối với việc phát triển tư duy.(BIỆN CHỨNG PHÁP LÀ GÌ, I)

Karl Popper còn nhận định rằng người ta lầm lẫn giữa biện chứng với logic học:
Hiểm nguy chính của sự nhầm lẫn như thế giữa phép biện chứng và logic học là: như tôi đã nói, nó cho phép người ta lập luận một cách giáo điều.(BIỆN CHỨNG PHÁP II,8)

Và Karl Popper phê phán biện chứng duy vật của Marx đưa đến chủ nghĩa giáo điều:

Nhờ có phép biện chứng, thái độ chống giáo điều đã biến mất, và chủ nghĩa Marx đã tự biến nó thành một chủ nghĩa giáo điều đủ linh động, bằng cách sử dụng phương pháp biện chứng của mình, để đè bẹp bất kỳ cuộc tấn công tiếp theo nào. Do đó, nó đã trở thành cái mà tôi đã gọi là chủ nghĩa giáo điều được gia cố.
Đúng là không có vật cản tồi tệ hơn nào đối với sự phát triển của khoa học bằng một chủ nghĩa giáo điều được gia cố. Sẽ không có bất kỳ sự phát triển khoa học nào nếu như không có cạnh tranh tự do về tư tưởng – đây là cốt lõi của thái độ chống giáo điều đã từng được Marx và Engels ủng hộ mạnh mẽ; và nói chung không thể có cạnh tranh tự do trong tư duy khoa học nếu không có tự do đối với mọi tư tưởng.Do đó phép biện chứng đã tạo ra sự bất hạnh khủng khiếp, không chỉ đối với sự phát triển của triết học, mà còn cả sự phát triển của lý thuyết chính trị.
(BIỆN CHỨNG PHÁP II, 8)

Marx và Engels khoe khoang ba quy luật của biện chứng pháp duy vật ( lưọng thành chất, mâu thuẫn, và phủ định). Nhưng ba quy luật này là của Hegel dùng trong tư tưởng mà Marx và Engels lại đem áp dụng cho khoa học tự nhiên lẫn khoa học xã hội. J.Paul Sartre phê bình ba quy luật của biện chứng pháp như sau:
Lý luận của Engels không vững chắc (.. .). Engels chỉ trích Hegel đã áp đặt các quy luật trên cho tư tưởng nhưng chính Engels lại áp đặt các quy luật này trong khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Như vậy là Engels đã dẹp bỏ tính duy lý, cho rằng tự con người tạo ra con người, và cho rằng phải là như thế, không cách nào khác hơn.(The Dogmatic Dialectic and the Critical Dialectic.DElo, Belgrade, June 6, 1966, Vol XII,p.794-799. Trích Milovan Djilas. The Unperfect Society Beyond the New Class. New York, 1969, 82-83).
Milovan Djilas cũng nhận định về điểm này:
Trong lịch sử nhân loại không có gì vô nghĩa hơn chủ nghĩa Marx về biện chứng tự nhiên. Đó là một phần phụ của ý thức hệ giai cấp đấu tranh. Thuyết này chỉ làm cho con người tối tăm, ngu dốt.(sđd, 83)

Thật vậy, văn chương, triết học là phạm vi khoa học xã hội, nó không là khoa học chính xác. Ngay cả khoa học tự nhiên, thuyết này chống lại thuyết kia để đi đến chân lý. Con người phải xét lại vấn đề chứ không nhắm mắt mà tin như Descartes đã nhận định. Nhưng chủ nghĩa Marx với duy vật biện chứng pháp, duy vật lịch sử đã trở thành "thánh kinh", đảng cộng sản đã trở thành nhà thờ trung cổ, ai dám nói trái ý các " giáo sĩ", ai suy nghĩ và làm trái lời dạy của " giáo chủ" sẽ bị lên giàn hỏa. Trong viễn ảnh này, duy vật biện chứng và duy vật lịch sử không có giá trị khoa học và giá trị thực tiễn nghĩa là không ích lợi cho đời sống vật chất và tinh thần con người.Biên chứng duy vật, duy vật sử quan và triết lý Marx không làm cho nhân loại tiến lên một bước mà chỉ làm nền tảng cho ý thức hệ mù quáng, giáo điều, phi khoa học và phản dân, hại nước.

____

[1]. Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, tam sinh vạn vật. 道 生 一 , 一 生 二 , 二 生 三 , 三 生 萬 物 ( Lão tử Đạo Đức kinh. Chương 42). Thuyết văn Giải Tự giải thích: Duy sơ thái cực, đạo lập ư nhất, tạo phân thiên địa, hóa thành vạn vật《說文解字:惟初太極。道立於一,造分天地,化成萬物。
[2]. Sir Karl Raimund Popper, CH, FRS, FBA (1902 – 1994) là một triết gia Anh quốc, giáo sư tkinh tế ại trường London School .
[3].孟子: 民之為道也,有恒產者有恒心,無恒產者無恒心
[4]. Đạo Đức kinh:高下相倾,音声相和,前后相随 Cao hạ tương khuynh, âm thanh tương hòa, tiền hậu tương tùy .
[5]. Kinh Dịch (Hệ từ thượng) nói : "nhất âm nhất dưong chi vị đạo 一陰一陽之謂道 (Một âm một dương tạo ra vũ trụ). Thiên nhiên mà âm dương hòa hợp, cũng như nam nữ giao hoan thì thế giới và vũ trụ phát triển: thiên địa nhân huân vạn vật hóa thuần, nam nữ cấu tinh, vạn vật hóa sinh 天地因缊,万物化醇,男女构精,万物化生 (Hệ từ hạ)。
[6] .Rob Sewell hiện là chủ biên tạp chí điện tử "In Defence of Marxism" editor@marxist.com www.marxist.com
[7].Thần thí kỳ quân, tử thí kỳ phụ, phi nhất triêu, nhất tịch chi cố, kỳ sở do lai giả tiệm hỉ 臣弒其君,子弒其父,非一朝一夕之故,其所由來者漸矣 (乾文言傳).
[8].The revolution made progress, not by its immediate tragicomic achievements but by the creation of a powerful, united counter-revolution, an opponent in combat with whom the party of overthrow ripened into a really revolutionary party. Marx, Class Struggle in France (1850)
[9]. Even Charles Darwin believed that his theory of evolution was essentially gradual and that the gaps in the fossil record did not represent any breaks or leaps in evolution, and would be "filled in" by further discoveries. In this Darwin was wrong. Today, new theories, essentially dialectical, have been put forward to explain the leaps in evolution. Stephen J. Gould and Niles Eldredge termed their dialectical theory of evolution "punctuated equilibria". They explained that there were long periods of evolution where there were no apparent changes taking place, then suddenly, a new life form or forms emerged. In other words, quantitative differences gave rise to a qualitative change, leading to new species. The whole of development is characterised by breaks in continuity, leaps, catastrophes and revolutions. (Rob Sewell .What is Dialetical materialism? http://www.marxist.com/what-is-dialectical-materialism.htm).

No comments:

Post a Comment