Bình luận về Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam

Bình luận về Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam

Monday 21 January 2013

CỘNG SẢN LUẬN III * ĐẤU TRANH GIAI CẤP

                                                             CHƯƠNG III


ĐẤU TRANH GIAI CẤP



I. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC TUYÊN NGÔN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN

Ở thế kỷ 19, khoa học tiến bộ đã đưa đến cuộc cách kỹ nghệ tại nhiều nước Âu châu, mà đăc biệt là nước Anh. Thời nữ hoàng Victoria, nưóc Anh trở thành bá chủ thế giới. Nơi nào có khói là chỗ đó có hình bóng đế quốc Anh. Cuộc cách mạng kỹ nghệ đã gây nên hai thay đổi lớn trong xã hội loài người:
-Chế độ đế quốc, thực dân bành trướng thế lực ra các nước Á, Phi và châu Mỹ
-Tại các nước phát triển, xã hội sinh ra hai giai cấp rõ rêt là giai cấp tư bản và giai cấp lao động thợ thuyền.
Trong khi giai cấp tư bản giàu sang thì giai cấp vô sản quá nghèo khổ, gây ra hố sâu giai cấp trong xã hội. Vì vậy, một số văn thi sĩ, nhà xã hội và triết gia đã đưa ra những lý thuyết nhằm tranh đấu cho giai cấp thợ thuyền và người vô sản nói chung.

Marx và Engels là hai người bạn cùng chung chí hướng. Hai ông viết Tuyên Ngôn của đảng cộng sản, và lần đầu tiên được công bố vào tháng 2 năm 1848 tại Luân Đôn, “Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản” trở thành cương lĩnh cách mạng của những người cộng sản các nơi trên thế giới. Bản tuyên ngôn này ngắn, gồm 4 chương.
Chương I: “Tư sản và vô sản” nói về sự đối lập giữa giai cấp tư sản và vô sản. Trong chương này, hai ông nêu lên sứ mệnh của giai cấp vô sản.Hai ông đưa ra quy luật phát triển của lịch sử tất cả các xã hội là “lịch sử đấu tranh giai cấp”. Ở đây, hai ông cũng đánh giá sự thành công của tư bản chủ nghĩa về kinh tế và chính trị.“Giai cấp tư sản, trong quá trình thống trị giai cấp chưa đầy một thế kỉ, đã tạo ra những lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất cả các thế hệ trước kia gộp lại.” Nhưng sự phát triển mạnh mẽ của sức sản xuất lại dần dần trở thành một yếu tố đưa giai cấp tư sản đi vào con đường diệt vong.
Mâu thuẫn giữa sức sản xuất ngày càng bộc lộ rõ ràng bởi những cuộc khủng hoảng chu kì ngày càng trầm trọng mà giai cấp tư sản không thể nào khắc phục được. Trong khi đó, giai cấp vô sản phát triển cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. Mâu thuẫn trong xã hội tư bản dẫn đến những cuộc khủng hoảng toàn diện và ghê gớm. “Những vũ khí mà giai cấp tư sản đã dùng để đánh đổ chế độ phong kiến thì ngày nay quay lại đập vào chính ngay giai cấp tư sản. Nhưng giai cấp tư sản không những đã rèn những vũ khí sẽ giết mình, nó còn tạo ra những người sử dụng vũ khí ấy - những công nhân hiện đại, những con người vô sản”.
Chương II: “Những người vô sản và những người cộng sản” đề cập đến vấn đề muốn hoàn thành sứ mệnh lịch sử chôn vùi giai cấp tư sản và xây dựng xã hội mới thì giai cấp vô sản phải có một chính đảng vô sản, một nền chuyên chính vô sản và phải dùng những biện pháp bạo lực cách mạng. cướp chính quyền và tịch thu tài sản giai cấp tư sản, xây dựng chế độ sở hữu công cộng và thiết lập chế độ xã hội mới.
Chương III “Văn học xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa”, Mác và Engels đã phê phán các quan điểm xã hội chủ nghĩa không mang tính giai cấp vô sản vì ông cho rằng họ không đứng vào phe vô sản và chủ trương tranh đấu hòa bình trong khi Marx và Engels chủ trương vô sản chuyên chính và biện pháp sắt máu.
Chương IV: “Thái độ của những người cộng sản đối với các Đảng đối lập”. Chương này Marx cho rằng đảng cộng sản có thể liên minh với các đảng phái khác nhưng phải cầm đầu họ, điều khiển họ. Kết thúc tuyên ngôn, Marx và Engels tuyên bố: “Trong cuộc cách mạng ấy, những người vô sản chẳng mất gì hết, ngoài những xiềng xích trói buộc họ. Trong cuộc cách mạng ấy, họ giành được cả một thế giới cho mình”, “Vô sản tất cả các nước, đoàn kết lại!
Năm 1895, Lênin nói như sau về “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”: “Cuốn sách mỏng đó đáng giá hàng tập sách. Tư tưởng của nó làm sống và làm hoạt động cho tới ngày nay toàn bộ giai cấp vô sản có tổ chức và chiến đấu của thế giới văn minh”. Muốn giữ vững chính quyền và xây dựng một xã hội mới không có bóc lột, giai cấp công nhân phải lập lên nhà nước của mình, đó là Nhà nước chuyên chính vô sản. Nhà nước vô sản dùng vũ lực đập tan sự phản kháng của giai cấp tư sản đã bị đánh đổ nhưng vẫn mưu toan cướp lại chính quyền, chuyên chính vô sản chủ trương đàn áp thiểu số bóc lột để phục vụ lợi ích của đại đa số cần lao. “Dựa vào nhà nước của mình, giai cấp công nhân tập hợp xung quanh mình tất cả tất cả những người lao động và xây dựng một xã hội mới không còn chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất. Không còn bóc lột, không còn các giai cấp đối địch nhau, một xã hội thực hiện được sự tiến triển mạnh mẽ của nền sản xuất xã hội và kết quả lao động dồi dào. Do đó, chuyên chính vô sản là cần thiết để đưa cuộc cách mạng vô sản đến đích, đưa cách mạng thắng lợi hoàn toàn của chủ nghĩa xã hội”.
Trên đây là tóm lược các chương của bản "Tuyên Ngôn của đảng Cộng Sản" (TNCS). Sau đây, chúng tôi xin trình bày và phê phán vài điểm quan trọng.


II. TRANH ĐẤU GIAI CẤP

Marx cho rằng giai cấp là nguyên nhân của mọi cuộc đấu tranh trong lịch sử, và cuộc đấu tranh này đưa đến một đổi thay tốt đẹp hoặc cả hai bị tiêu diệt. Ông cho rằng lịch sử có hai giai cấp là giai cấp áp bức và giai cấp bị áp bức, hai giai cấp này đấu tranh với nhau. Vào thời ông xuất hiện hai giai cấp đấu tranh với nhau là giai cấp tư bản và giai cấp vô sản.

Lịch sử tất cả các xã hội tồn tại từ trước đến ngày nay chỉ là lịch sử đấu tranh giai cấp.
Người tự do và người nô lệ, quý tộc và bình dân, chúa đất và nông nô, thợ cả phường hội là thợ bạn, nói tóm lại, những kẻ áp bức và những người bị áp bức, luôn luôn đối kháng với nhau, đã tiến hành một cuộc đấu tranh không ngừng, lúc công khai, lúc ngấm ngầm, một cuộc đấu tranh bao giờ cũng kết thúc hoặc bằng một cuộc cải tạo cách mạng toàn bộ xã hội, hoặc bằng sự diệt vong của hai giai cấp đấu tranh với nhau (TUYÊN NGÔN CỘNG SẢN * I.1).[1]

II.1. Giai cấp là gì?
Những ngôi nhà Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản và nhiều ngôi nhà trên thế giới, thường có thềm, có từng bậc từ thấp lên cao, từ cao xuống thấp. Hình ảnh cái thềm là ý nghĩa giai cấp. Giai cấp xã hội là những thứ bậc cao thấp trong xã hội. Theo Wikipedia, giai cấp xã hội đề cập đến các thứ bậc khác nhau phân biệt giữa các cá nhân hoặc các nhóm người trong các xã hội hoặc các nền văn hóa. Các sử gia và các nhà xã hội học coi giai cấp là phổ quát (là sự phổ biến), mặc dù những điều xác định giai cấp là rất khác nhau từ xã hội này đến xã hội khác. Thậm chí ngay cả trong một xã hội, các cá nhân khác nhau hoặc những nhóm người khác nhau cũng có rất nhiều ý tưởng khác nhau về những điều gì làm nên thứ bậc cao hay thấp trong trật tự xã hội.
Nhìn chung, những người cùng địa vị, cùng gia sản. . . là cùng một một giai cấp. Nhưng đó là cách nhìn đơn giản. Nếu như ta chấp nhận rằng xã hội cổ Á Đông chia ra bốn giai cấp sĩ, nông , công thương thì không phải các sĩ, các thương đều cùng một giai cấp. Cổ nhân nói:"Của ba loài, người ba đứng", nghĩa là xã hội rất khác biệt. Thật vậy. Ngay trong giai cấp sĩ phu, ta đã có thể thấy ba loại:
-Hiển nho : làm quan
-Hàn nho: nho sinh nghèo
-Ẩn nho: nho sĩ ẩn dật.
Trong hiển nho cũng có nhiều hạng. Hạng nhất phẩm cho đến hạng cửu phẩm có cả thảy 18 bậc. Nếu chia theo trung nịnh, tốt xấu, thiện ác. . . thì lại còn phức tạp hơn.

Theo Lênin, giai cấp là những tập đoàn người to lớn, khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử, khác nhau về quan hệ của họ (thường thì những quan hệ này được pháp luật quy định và thừa nhận) đối với tư liệu sản xuất, về vai trò của họ trong những tổ chức lao động xã hội, và như vậy là khác nhau về cách thức hưởng thụ và về phần của cải ít hoặc nhiều mà họ được hưởng.
Sự khác biệt giai cấp là do nhiều yếu tố: giáo dục, gia đình, nghề nghiệp, địa vị, ngôn ngữ, tín ngưỡng, chủng tộc. . .Người ta thường chia xã hội ra ba giai cấp chính là giai cấp thương lưu, giai cấp trung lưu và giai cấp hạ lưu. Người ta còn chia ra nhiều giai cấp như giai cấp trung lưu bậc cao, trung lưu bậc trung và trung lưu bậc hạ. Tại Ấn Độ, thời đức Phật tại thế, xã hội Ấn Độ chia ra bốn giai cấp : giai cấp tăng lữ (Brahmins or priests ), giai cấp quý tộc (Kshatriyas or rulers and warriors ), giai cấp công thương (The Vaishyas or business people and originally farmers) và giaicấp nô lệ (The Shudras or common laborers).
Người ta chia xã hội Anh, Mỹ ra ba giai cấp, là thượng lưu, trung lưu và hạ lưu:
+thượng lưu: gồm các nhà tư bản, có tài sản lớn, hoặc được hưởng tài sàn, có đặc quyền, đặc lợi và không cần phải làm việc.
+ trung lưu:chiếm đa số, gồm những người chuyên nghiệp, kỹ nghệ gia, thương gia, chủ tiệm. . .
+ hạ lưu: nông dân và thợ thuyền các loại.
Nhưng đó là cách chia đơn giản.
Tại Anh quốc, sau đệ nhị thế chiến nảy sinh nhiều giai cấp như là giai cấp thượng lưu, trung lưu và và hạ lưu, giai cấp thợ thuyền có kỹ xão, thợ thuyền không kỹ xão cùng giai cấp nông dân. Rồi còn hạng trẻ con lao động khoảng 14 tuổi, rời ghế nhà trường để mưu sinh, và trẻ con thượng lưu, được đi học, và vào đại học. Xe cộ, trường học, các rạp hát đều có những phân biệt giai cấp. Nhưng chính phủ Anh đã có những biện pháp làm giảm hố ngăn cách trong xã hội như là công bằng về y tế, giáo dục, thuế má. . .

Theo Wikipedia, ngày nay, người ta chia ra tám giai cấp trong xã hội Anh Quốc:
1. Thượng lưu: Những gia đình quý phái, nói với giọng đặc biệt, học các trường danh tiếng như Eton, Harrow, Winchester.
2. Trung lưu bậc cao: các chuyên gia, kỹ nghệ gia, thương gia, tốt nghiệp đại học.
3. Trung lưu bậc trung: những người chuyên môn, thương gia tốt nghiệp đại học nhưng gốc gác kém hơn nhưng lợi tức cao hơn trung bình.
4.Trung lưu bậc hạ: Có thể không tốt nghiệp đai học nhưng làm văn phòng.
5. Lao động bậc cao: Không tốt nghiệp đại học, nhưng có tay nghề và kinh nghiệm như đốc công, thợ mộc, thợ nề, thợ điện, lái tàu. . .
6. Lao động: Học thức it, có chút tay nghề, làm việc như xây cất, kỹ nghệ, khoan, ráp máy móc..
7. Lao động bậc hạ: như nghề quét dọn, bán hàng quán. . .
8. Bậc cuối: ăn trợ cấp xã hội.

Tuy nhiên có nhiều cách phân chia giai cấp do nhiều nhà xã hội có quan điểm khác nhau. Nhìn chung, giai cấp thường là chỉ một số người có địa vị và tài sản giống nhau, và trong xã hội có nhiều giai cấp. Lại nữa, sự phân chia nào cũng chỉ là tương đối.
II.2. Sự phân chia giai cấp của cộng sản
Một số triết gia và nhà xã hội học cho rằng chủ nghĩa Marx chia xã hội thành ba giai cấp chính:
-Tiểu tư sản: làm chủ phương tiện sản xuất, họ làm cho họ, không thuê nhân công.
-Vô sản hay lao động: không có phương tiện sản xuất, bán sức lao động để sống.
-Tư sản hay tư bản: làm chủ phương tiện sản xuất, mua sức lao động của công nhân.[2]

Tuy nhiên, đi sâu vào chủ nghĩa cộng sản, chúng ta nhận thấy có nhiều quan điểm khác biệt từ Marx cho đến Đặng Tiểu Bình về giai cấp, bạn thù..

Như đã trình bày ở trên, xã hội rất phức tạp thế mà Marx lại đơn giản chia ra hai giai cấp là tư sản và vô sản mà thôi : Xã hội ngày càng chia thành hai phe lớn thù địch với nhau, hai giai cấp lớn hoàn toàn đối lập nhau: giai cấp tư sản và giai cấp vô sản" (TUYÊN NGÔN CỘNG SẢN * I.1).[3]
Từ Marx, những người cộng sản có học hay vô học, cố ý hay vô tình nói không đúng lý thuyết của Marx. Họ làm như thế một là họ không đọc Marx, hai là họ muốn bịp quần chúng. Họ quan niệm rằng tư sản là nhà giàu, người có của cải, còn vô sản là người không có tài sản.

II.2.1. Giai cấp tư sản (Bourgeois )
Trong Tuyên Ngôn của đảng Cộng sản (TNCS), Marx dùng cả hai danh từ tư bản và tư sản, coi như là một : Giai cấp tư sản, tức là tư bản mà lớn lên thì giai cấp vô sản . . . cũng phát triển theo. .(TUYÊN NGÔN CỘNG SẢN * I.9)"[4]

II.2.1. 1.Giai cấp tư sản từ đâu ra?


Trong TNCS, Marx cho rẳng giai cấp này là cư dân ở thành thi. Từ những nông nô thời trung cổ, đã nảy sinh ra những thị dân tự do của các thành thị đầu tiên; từ dân cư thành thị này, nảy sinh ra những phần tử đầu tiên của giai cấp tư sản (TUYÊN NGÔN CỘNG SẢN * I, 1) [5]

II.2.1.2. Giai cấp tư sản là gì?


Nhiều người nghĩ đơn giản rằng tư sản là nhà giàu, là người có tài sản. Nhưng Marx không nghĩ thế. Tư sản hay tư bản theo Marx là những nhà công nghệ hiện đại, những nhà tư bản nổi lên trong thồi kỳ cách mạng kỹ nghệ ở thế kỷ 19; không phải là những thương gia, nông gia giàu.
Trong TNCS, Marx và Engels không định nghĩa thế nào là giai cấp tư sản. Các tác giả chỉ nói sơ lược. Nhưng sau này, Engels ghi chú rằng:
"Giai cấp tư sản là giai cấp những nhà tư bản hiện đại, những người sở hữu tư liệu sản xuất xã hội và sử dụng lao động làm thuê.(TUYÊN NGÔN CỘNG SẢN * I)."[6]
Nếu theo định nghĩa trên, Nga, Trung Quốc, Việt Nam chưa tiến lên tư bản chủ nghĩa. Một số công nghệ Việt Nam thời Pháp thuộc là người Pháp làm chủ, và số hãng xưởng cũng chỉ ít ỏi. Ngoài ra là những xưởng thủ công nghiệp, không phải là chủ nhân của những hãng xưởng lớn.Lại nữa, chúng ta nên phân biệt. Có hãng, xưởng vốn hàng triệu Mỹ kim, có những hãng xưởng dùng máy móc tầm thường, vốn vài chục ngàn hay vài trăm ngàn thôi.

II.2.1.3. Các loại tư sản:
Sau này, người cộng sản phân biệt hai loại là tư sản mại bản và tư sản dân tộc. Một tài liệu của cộng sản viết như sau:
" Ở những nước thuộc địa và phụ thuộc, giai cấp tư sản bao gồm hai bộ phận: tư sản mại bản và tư sản dân tộc. Tầng lớp tư sản mại bản có quyền lợi gắn bó với đế quốc bên ngoài, thường có thái độ ngả theo chủ nghĩa đế quốc, chống lại phong trào yêu nước và dân chủ trong nước. Tầng lớp tư sản dân tộc, nói chung có tinh thần yêu nước. Do bị sự chèn ép của đế quốc bên ngoài và phản động trong nước, tầng lớp này, nhất là bộ phận tư sản nhỏ và vừa cũng tham gia phong trào chống đế quốc và phong kiến, đi cùng nhân dân lao động trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân ".

+TƯ SẢN MẠI BẢN
Tự điển Wikipedia định nghĩa : Tư sản mại bản (tiếng Anh: comprador hoặc comprador bourgeoisie; gốc latinh: comparātor có nghĩa là "người mua") là thuật ngữ gắn với chủ nghĩa Marx để chỉ những cá nhân hoặc nhóm thương gia làm trung gian với các thế lực nước ngoài buôn bán tài nguyên, quyền lợi của nhân dân quốc gia để thủ lợi riêng. Tự họ không thể kinh doanh làm giàu theo phương cách tư bản. Họ cần dựa vào thế lực của đế quốc bên ngoài để làm giàu. Tư sản nói chung là hình thức kinh tế buôn bán riêng tư, làm lợi, gây tài sản cho riêng mình. Xu hướng sinh hoạt kinh tế này đi ngược lại với đường hướng của chủ nghĩa cộng sản. Mại bản là đem lợi ích của quốc gia bản xứ, nhân dân bản xứ để đánh đổi với thế lực nước ngoài lấy lợi tức riêng. Cụm từ tư sản mại bản do đó có tính cách cáo buộc - và chỉ có ý nghiã khi dùng trong khuôn khổ cách mạng cộng sản.

Từ điển Bách khoa Việt Nam định nghĩa Tư sản mại bản là " bộ phận thoả hiệp của giai cấp tư sản ở các nước thuộc địa và phụ thuộc, làm trung gian giữa tư bản nước ngoài và thị trường trong nước, gắn chặt lợi ích của mình với lợi ích của tư bản nước ngoài, thực chất là làm tay sai cho các thế lực đế quốc bóc lột nước mình. TSMB một mặt cấu kết chặt chẽ với tư bản nước ngoài, mặt khác cấu kết chặt chẽ với giai cấp địa chủ phong kiến phản động trong nước để bóc lột nhân dân lao động, duy trì địa vị và lợi ích của mình. Vì vậy, TSMB cũng là đối tượng của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Ở Việt Nam, TSMB xuất hiện dưới chế độ thuộc địa của thực dân Pháp đầu thế kỉ 20, đã hoàn toàn xoá bỏ về mặt chính trị và kinh tế sau thắng lợi của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Miền Bắc (1954) và trên cả nước (1975)..."

Tạp chí Văn hóa Doanh nhân
"...khái niệm mà các văn kiện chính trị thường hay nhắc đến như một thành phần xã hội mang yếu tố phản động trong cách mạng giải phóng dân tộc do Đảng cộng sản lãnh đạo. Chỉ ở giai đoạn sau của lịch sử, đặc biệt là ở miền Nam Việt Nam sau 1954 mới hình thành tầng lớp mại bản ăn theo cuộc chiến tranh của Mỹ..." Trong khoảng năm 1977, hai năm sau khi kết thúc chiến tranh thống nhất Việt Nam, chính quyền cộng sản dấy động cuộc tố cáo và truy nã các thành phần tư sản mại bản tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Nam Việt Nam - phần lớn là các thương gia gốc Hoa.

Nhiều gia đình bị lục soát, tài sản bị tịch thâu, có khi bị bắt dẫn ra ngoài đường bêu xấu trước công chúng. Có một số gia đình làm ăn lương thiện nhưng tương đối giàu có, bị hàng xóm ghen ghét tố bậy cho công an vào tra xét đủ điều. Đôi khi, ngay cả những người có công với cách mạng cộng sản cũng bị tố cáo chỉ vì họ có tí của cải. Những thành phần này bị cáo buộc những tội ác với nhân dân đại khái như sau: Buôn bán với đế quốc Mỹ và chính quyền Ngụy làm giàu bằng cách nhập cảng, phát hành tài liệu đồi trụy ru ngủ nhân dân Nhập cảng súng đạn và nhu liệu quân sự chống lại nhân dân Đầu cơ tích trữ, tạo lũng đọan kinh tế của nhà nước Sau cách mạng, vẫn ngoan cố dụ dỗ, đầu độc các cán bộ nhà nước làm ăn bất hợp pháp Trong thời gian vài năm sau đó, những gia đình gốc Hoa này tổ chức vượt biển hàng loạt trốn sang nước ngoài, phần lớn với sự hỗ trợ ngầm của Chính phủ Việt Nam - gọi là "vượt biên bán chính thức


+TƯ SẢN DÂN TỘC:
Tự Điển Bách Khoa Việt Nam viết:
một bộ phận của giai cấp tư sản ở các nước kém phát triển, đang hoặc đã từng là thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc có tinh thần dân tộc, quan tâm đến sự phát triển độc lập về kinh tế và chính trị của đất nước, khác với tư sản mại bản. TSDT, xét về mặt bản chất xã hội, có hai mặt; điều đó đặc biệt bộc lộ rõ sau khi giành được độc lập dân tộc.

Một mặt, họ chịu ách thống trị của các tổ chức độc quyền đế quốc, mặt khác, chính họ là người bóc lột nhân dân lao động trong nước. Ở một số nước, TSDT là lực lượng lãnh đạo thành công cuộc cách mạng dân tộc. Tuy nhiên, bản chất hai mặt của họ đã dẫn họ đến khuynh hướng thoả hiệp, không dám tiến hành các cuộc cách mạng và cải cách triệt để. Sự ra đời, phát triển của giai cấp tư sản dân tộc và vai trò lịch sử của nó phụ thuộc rất lớn vào tiến trình lịch sử của mỗi nước và bối cảnh quốc tế. Ở Việt Nam, TSDT bắt đầu xuất hiện và hình thành song song với công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp vào cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20.


Vốn có ý thức dân tộc, họ đã đứng ra thành lập các xí nghiệp, công ti, hội buôn kinh doanh độc lập, với mưu đồ phát triển tiềm lực kinh tế đất nước, cạnh tranh với tư bản nước ngoài. Nhưng là một đứa con sinh sau đẻ muộn của chế độ thực dân yếu ớt về mọi mặt, họ nhanh chóng bị các thế lực tư bản chính quốc chèn ép và chi phối, chỉ tồn tại được trong sự lệ thuộc nặng nề vào tư bản chính quốc. Về mặt chính trị, giai cấp TSDT Việt Nam đã có một vị trí nhất định trên vũ đài chính trị vào những năm 1920. Nhưng cũng như trong kinh tế, vai trò chính trị của họ với tư cách là ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam đã nhanh chóng chấm dứt cùng với sự thất bại của cuộc Khởi nghĩa Yên Bái (1930) và sự tan rã của Việt Nam Quốc dân Đảng. Nhưng trong thực tế, tư sản nào cũng bị cộng sản giết chết, ngay cả những người theo cộng sản , nuôi nấng cộng sản như bà Nguyễn Thị Năm ở Thái Nguyên.

Người cộng sản lại chia ra hai loại là tư sản và tiểu tư sản

+TIỂU TƯ SẢN

Giai cấp trung gian giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản, có chút ít tư liệu sản xuất hoặc tài sản, như tiểu thương, trung nông.


Tự điển Bách Khoa Việt Nam:
giai cấp trung gian bao gồm nhiều tầng lớp khác nhau như tiểu nông và bộ phận trung nông lớp dưới, thợ thủ công, tiểu thương, tiểu chủ, viên chức nhỏ trong xã hội tư bản chủ nghĩa. Đứng giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản, giai cấp tư sản dễ dao động, thường xuyên bị phân hoá và phần lớn bị phá sản, trở nên gần gũi với hàng ngũ những người vô sản. Do đó, giai cấp vô sản cách mạng có khả năng liên minh với họ trong đấu tranh chống áp bức, bóc lột và giải phóng xã hội. Ở những nước thuộc địa, nửa thuộc địa và phụ thuộc, giai cấp tư sản cũng bị đế quốc phong kiến, tư sản mại bản và tư sản dân tộc chèn ép, bóc lột, nên dễ dàng đi cùng giai cấp công nhân trong quá trình đấu tranh tự giải phóng, trong cách mạng dân tộc - dân chủ và chủ nghĩa xã hội.
­Người cộng sản thường không có cảm tình với hạng tiểu tư sản. Cộng sản cho trí thức là tiểu tư sản, trí thức không bằng cục phân, trí thức là phản động (Trí phú địa hào; đào tận gốc, trốc tận rễ." Mặc dầu một số trí thưc theo cộng sản, nhưng cộng sản hành hạ họ, bắt họ quỳ lạy tung hô.
Quan niệm này là giáo điều, sai lầm vì xưa nay, đa số trí thức là nghèo, đa số trí thức đã chống Nguyên, Minh,Thanh và thực dân Pháp. Cộng sản ghét trí thức vì trí thức có chút hiểu biết, không thể lừa dối Ngoài ra, một số trí thức cương trực, không đầu hàng bạo lực.Marx đã sai lầm khi coi khinh nông dân, thương gia và các giai cấp khác mà chỉ chú trọng công nhân. Mao Trạch Đông đã nhận thấy sai lầm này nên ông đề cao công lẫn nông.
II.2.2. CÁC GIAI CẤP KHÁC

+ Giai cấp trung đẳng hay vô sản?
Trong TNCS, Marx cũng đề cập đến các giai cấp khác và đồng hóa với vô sản:

Những nhà tiểu công nghiệp, tiểu thương nghiệp và người thực lợi nhỏ, thợ thủ công và nông dân là những tầng lớp dưới của tầng lớp trung đẳng xa kia, đều bị rơi xuống hàng ngũ giai cấp vô sản, một phần vì số vốn ít ỏi của họ không đủ cho phép họ quản lý những xí nghiệp, nên họ bị sự cạnh tranh của bọn tư bản hơn đánh bại, một phần vì sự khéo léo nhà nghề của họ bị những phương pháp sản xuất mới làm giảm giá trị đi. Thành thử giai cấp vô sản được tuyển mộ trong tất cả các giai cấp của dân cư (TUYÊN NGÔN CỘNG SẢN * I.11).[7]

Nhưng ở đoạn sau, ông lại xếp họ vào hạng trung đẳng, không phải tư sản, cũng không phải vô sản:

Các tầng lớp trung đẳng là những tiểu công nghiệp, tiểu thương, thợ thủ công và nông dân, tất cả đều đấu tranh chống giai cấp tư sản để cứu lấy sự sống của họ với tính cách là những tầng lớp trung đẳng. Cho nên họ không cách mạng mà bảo thủ. Thậm chí, hơn thế nữa, họ lại là phản động: họ tìm cách làm cho bánh xe lịch sử quay ngược trở lại. Nếu họ có thái độ cách mạng thì cũng chỉ trong chừng mực là họ thấy họ sẽ phải rơi vào hàng ngũ giai cấp vô sản: lúc đó, họ bảo vệ lợi ích tương lai của họ, chứ không phải lợi ích hiện tại của họ, họ từ bỏ quan niệm của chính họ để đứng trên quan điểm của giai cấp vô sản (TUYÊN NGÔN CỘNG SẢN * I, 14).[8]

Nói chung, theo quan điểm cộng sản, trí thức, nông dân, thợ thủ công, thương gia và tiểu thương đều là kẻ lưng chừng, không đáng tin cậy.

+ Giai cấp vô sản lưu manh

Marx không giải thích vô sản lưu manh là gì, ông chỉ nói tổng quát và mơ hồ.

Còn tầng lớp vô sản lưu manh, cái sản phẩm tiêu cực ấy của sự thối rữa của những tầng lớp bên dưới nhất trong xã hội cũ, thì đây đó, có thể được cách mạng vô sản lôi cuốn vào phong trào, nhưng điều kiện sinh hoạt của họ lại khiến họ sẵn sàng bán mình cho những mưu đồ của phe phản động (TUYÊN NGÔN CỘNG SẢN * I, 14).[9]

Ngày nay, tự điển Bách Khoa Việt Nam định nghĩa vô sản lưu manh là tầng lớp gồm những kẻ hành khất, du đãng, vô gia cư, trộm cắp, gái điếm, vv. Vô sản lưu manh là những phần tử bị loại ra ngoài giai cấp, không có giai cấp tính, sống ở nấc thang dưới cùng của xã hội có giai cấp. Trong xã hội tư bản, nạn thất nghiệp kinh niên cùng với quá trình bần cùng hoá nhân dân lao động là những căn nguyên cơ bản hình thành tầng lớp vô sản lưu manh Do không có tính giai cấp nên vô sản lưu manh không thể đấu tranh chính trị có tổ chức. Giai cấp tư sản thường lợi dụng tình cảnh khó khăn về vật chất cùng bản chất vô chính trị của vô sản lưu manh để thu hút họ vào hàng ngũ những kẻ phá hoại bãi công, tham gia các vụ khủng bố chính trị. Chỉ khi nào loại bỏ được những căn nguyên nêu trên thì mới có thể thanh toán được vô sản lưu manh trong xã hội.

Định nghĩa trên không đề cập đến nạn đĩ diếm, trộm cướp trong xã hội cộng sản, làm như chỉ có xã hội tư bản mới có vô sản lưu manh.
Trước đây cộng sản kêu gọi những hạng lưu manh đi theo cộng sản, tin tưởng cộng sản. Cô gái trên sông Hương của Tố Hữu, bộ trưởng Trần Quốc Hoàn là những vô sản lưu manh được cộng sản ve vuốt và tin dùng. Cộng sản và các nhà thơ văn xã hội cũng kết án quân chủ và tư bản, tham ô, bóc lột cho nên làm cho dân chúng đi vào bước đường cùng. Nhưng trong chế độ cộng sản, hạng vô sản lưu manh cũng khá nhiều. Cộng sản có giải quyết được những vấn đề xã hội này không?

II.2. 3. Giai cấp vô sản, ngươi là ai?

Theo quan điểm thông thường, người ta phân ra các loại sau:
+giai cấp lao động: nói chung các loại lao động chân tay, trí thức. Về lao động chân tay thì có thợ
thuyền, nông dân, buôn thúng bán bưng, những người làm thuê.. .
+Công nhân: chỉ người thợ
+ Vô sản: tất cả người không có tài sản trong đó có trí thức nghèo, nông gia, và lao động các loại.
Và trong các từ điển, người ta có những quan điểm khác nhau.
Vikitionary: vô sản
  1. Người thuộc giai cấp công nhân dưới chế độ tư bản (nói khái quát).
  2. Người lao động không có tư liệu sản xuất, phải làm thuê và bị bóc lột, nói chung.
    Cố nông là những người vô sản ở nông thôn.
    >> <A HREF="http://network.realmedia.com/RealMedia/ads/click_sx.ads/hotindienews03/ros/300x250/sx/ss/a@x15"> <IMG SRC="http://network.realmedia.com/RealMedia/ads/adstream_sx.ads/hotindienews03/ros/300x250/sx/ss/a@x15"></a> <A HREF="http://network.realmedia.com/RealMedia/ads/click_sx.ads/hotindienews03/ros/300x250/sx/ss/a@x15"> <IMG SRC="http://network.realmedia.com/RealMedia/ads/adstream_sx.ads/hotindienews03/ros/300x250/sx/ss/a@x15"></a>
Trong TNCS, Marx và Engels không nói rõ , không phân biệt rõ ràng, coi vô sản và công nhân làm một. Sau này, Engels chú thích rằng :"Giai cấp vô sản là giai cấp những công nhân làm thuê hiện đại, vì mất các tư liệu sản xuất của bản thân, nên buộc phải bán sức lao động của mình để sống. (Chú thích của Engels cho lần xuất bản bằng tiếng Anh năm 1888)
Engels trong tác phẩm Những nguyên lí của chủ nghĩa cộng sản in năm 1847 mới là đầy đủ:

"Giai cấp vô sản là một giai cấp xã hội hoàn toàn chỉ kiếm sống bằng việc bán lao động của mình, chứ không phải sống bằng lợi nhuận của bất cứ tư bản nào , đó là một giai cấp mà hạnh phúc và đau khổ , sống và chết toàn bộ sự sống còn của họ đều phụ thuộc vào số cầu về lao động , tức là vào tình hình chuyển biến tốt hay xấu của công việc làm ăn , vào những biến động của cuộc cạnh tranh không gì ngăn cản nổi ."[10]
Định nghĩa của Lenin cũng khá rõ: " Giai cấp công nhân là giai cấp vô sản có trình độ lao động công nghiệp cao , là đứa con của nền đại công nghiệp hiện đại . (Giáo trình Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin , t.364).

Theo định nghĩa của Engels trong Những nguyên lí của chủ nghĩa cộng sản và của Lenin, chúng ta thấy rõ rệt hai loại:
+Vô sản: dân nghèo bán sức lao động, không sống bằng lợi nhuận tư bản.
+Công nhân cũng là vô sản nhưng có trình độ công nghiệp cao và làm trong các hãng xưởng tư bản.


Tự điển Bách Khoa Toàn Thư Việt Nam định nghĩa như sau:
GIAI CẤP CÔNG NHÂN: giai cấp không có tư liệu sản xuất (cho nên gọi là giai cấp vô sản) làm thuê cho nhà tư bản và trực tiếp bị nhà tư bản bóc lột. Hình thành từ khi chủ nghĩa tư bản ra đời thế kỉ 16 (công nhân các công trường thủ công cũng gọi là tiền vô sản). Sau cách mạng công nghiệp (cuối thế kỉ 18, đầu thế kỉ 19), trở thành GCCN công nghiệp, tức giai cấp vô sản hiện đại, mà hạt nhân là công nhân nhà máy, hầm mỏ, rồi đến công nhân xây dựng, vận tải.

Tuỳ theo sự phát triển của lực lượng sản xuất và quy mô của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, GCCN tăng về số lượng; đồng thời, quá trình cơ khí hoá và hiện nay là tự động hoá sản xuất lại giảm tương đối số lao động chân tay và tăng số lao động có kĩ thuật. Điều kiện sống của GCCN phụ thuộc vào điều kiện bán sức lao động. Là lực lượng sản xuất chủ yếu trong xã hội tư bản, nhưng lại bị bần cùng hoá và thường xuyên bị nạn thất nghiệp đe doạ.


Vì vậy, GCCN đã tự phát đấu tranh chống lại giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản. Sau khi tiếp thu chủ nghĩa Mác và đưa đảng của GCCN lãnh đạo, GCCN từ giai cấp "tự mình" trở thành giai cấp "vì mình", từ đấu tranh kinh tế tiến lên đấu tranh chính trị nhằm giành chính quyền và dựng chính quyền mới, xây dựng xã hội mới, không còn áp bức, bóc lột. GCCN là giai cấp cách mạng nhất trong xã hội. Sứ mạng lịch sử của nó là thay thế chủ nghĩa tư bản bằng chủ nghĩa xã hội.

GCCN là động lực chính trong cuộc cách mạng lật đổ chế độ tư bản chủ nghĩa, và trong thời kì quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, GCCN với đội tiên phong của mình là đảng cộng sản, lãnh đạo các tầng lớp nhân dân bị áp bức bóc lột đấu tranh chống lại chủ nghĩa tư bản, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, lật đổ ách thống trị của giai cấp tư sản, thiết lập chính quyền của nhân dân, xây dựng nền chuyên chính vô sản, xoá bỏ chế độ người bóc lột người, thực hiện bình đẳng, dân chủ và công bằng xã hội.

Trong chủ nghĩa xã hội, GCCN là giai cấp lãnh đạo chính quyền, thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm vững chắc nền độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, góp phần tích cực vào phong trào cách mạng của nhân dân thế giới vì hoà bình, dân chủ, tiến bộ và chủ nghĩa xã hội.

Trước đây, cộng sản muốn dụ dỗ dân chúng theo họ, họ bảo rằng giai cấp thợ thuyền, những người nghèo, những người lao động là giai cấp vô sản. Nhưng sau khi nắm quyền hành, phân định mâm cao, mâm thấp, những dân quê nghèo, những thợ mộc, thợ nề, thợ tiện, thợ thủ công, làm nghệ tự do, không thuộc hãng xưởng tư bản, thì mới biết họ không phải là công nhân, không phải là vô sản, không phải là giai cấp lãnh đạo.

Sau khi cướp chính quyền, cộng sản lại phân biệt hai loại công nhân: công nhân tư bản và công nhân cộng sản.
"Trong giai đoạn hiện nay , giai cấp công nhân đã có những biến đổi mới :"Giai cấp công nhân là một tập đoàn xã hội ổn định , hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của nền công nghiệp hiện đại , với nhịp độ phát triển của của lực lượng sản xuất có tính xã hội hóa ngày càng cao , là lực lượng sản xuất cơ bản , tiên phong , trực tiếp hoạc gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất , tái sản xuất ra của cải vật chất và cải tạo các quan hệ xã hội ; là lực lượng chủ yếu của tiến trình lịch sử quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội .

Ở các nước tư bản chủ nghĩa , giai cấp công nhân là những người không có hoặc về cơ bản không có tư liệu sản xuất phải làm thuê cho giai cấp tư sản và bị giai cấp tư sản bóc lột giái trị thặng dư ; ở các nước xã hội chủ nghĩa , họ là người đã cùng nhân dân lao động làm chủ những tư liệu sản xuất và cùng nhau hợp tác lao đông vì lợi ích chung của toàn xã hội trong đó có lợi ích chính đáng của bản thân họ. " (Giáo trình Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin , t.366)

Chương sau, người viết sẽ phê phán chủ trương đấu tranh giai cấp.

_____

[1].The history of all hitherto existing society [2] is the history of class struggles.
Freeman and slave, patrician and plebian, lord and serf, guild-master [3] and journeyman, in a word, oppressor and oppressed, stood in constant opposition to one another, carried on an uninterrupted, now hidden, now open fight, a fight that each time ended, either in a revolutionary reconstitution of society at large, or in the common ruin of the contending classes. (COMMUNIST MANIFESTO I, 1)
[2].Marxists identify 3 main classes: the petite bourgeoisie, who own businesses (the means of production), work for themselves, and do not employ others; the proletariat or working class, who do not own the means of production and who sell their labour power for wages; and the bourgeoisie or capitalist class, owners of the means of production, who purchase labour power and acquire a living and accumulate wealth from surplus value provided through workers' labour.( http://www.thecanadianencyclopedia.com/index.cfm?PgNm=TCE&Params=A1ARTA0007517).
[3].Society as a whole is more and more splitting up into two great hostile camps, into two great classes directly facing each other -bourgeoisie and proletariat.(COMMUNIST MANIFESTO I, 1)
[4].In proportion as the bourgeoisie, i.e., capital, is developed, in the same proportion is the proletariat, the modern working class, developed.(COMMUNIST MANIFESTO I, 9)
[5]."From the serfs of the Middle Ages sprang the chartered burghers of the earliest towns. From these burgesses the first elements of the bourgeoisie were developed ".(COMMUNIST MANIFESTO I, 1)
[6].By bourgeoisie is meant the class of modern capitalists, owners of the means of social production and employers of wage labor.By proletariat, the class of modern wage laborers who, having no means of production of their own, are reduced to selling their labor power in order to live. (Note by Engels - 1888 English edition .COMMUNIST MANIFESTO I, )
[7].The lower strata of the middle class -- the small tradespeople, shopkeepers, and retired tradesmen generally, the handicraftsmen and peasants -- all these sink gradually into the proletariat, partly because their diminutive capital does not suffice for the scale on which Modern Industry is carried on, and is swamped in the competition with the large capitalists, partly because their specialized skill is rendered worthless by new methods of production. Thus, the proletariat is recruited from all classes of the population (COMMUNIST MANIFESTO I, 1).
[8]."The lower middle class, the small manufacturer, the shopkeeper, the artisan, the peasant, all these fight against the bourgeoisie, to save from extinction their existence as fractions of the middle class. They are therefore not revolutionary, but conservative. Nay, more, they are reactionary, for they try to roll back the wheel of history. If, by chance, they are revolutionary, they are only so in view of their impending transfer into the proletariat; they thus defend not their present, but their future interests; they desert their own standpoint to place themselves at that of the proletariat . (COMMUNIST MANIFESTO I, 14).
[9].The "dangerous class", the social scum, that passively rotting mass thrown off by the lowest layers of the old society, may, here and there, be swept into the movement by a proletarian revolution; its conditions of life, however, prepare it far more for the part of a bribed tool of reactionary intrigue (COMMUNIST MANIFESTO I, 14).
[10]What is the proletariat? The proletariat is that class in society which lives entirely from the sale of its labor and does not draw profit from any kind of capital; whose weal and woe, whose life and death, whose sole existence depends on the demand for labor. (Principles of Communism (1847)
[11].What else does the history of ideas prove, than that intellectual production changes its character in proportion as material production is changed? The ruling ideas of each age have ever been the ideas of its ruling class.
When people speak of the ideas that revolutionize society, they do but express that fact that within the old society the elements of a new one have been created, and that the dissolution of the old ideas keeps even pace with the dissolution of the old conditions of existence.(COMMUNIST MANIFESTO II, 5).
[12].The communist revolution is the most radical rupture with traditional relations; no wonder that its development involved the most radical rupture with traditional ideas.(COMMUNIST MANIFESTO II, 5).

[13].The proletarians cannot become masters of the productive forces of society, except by abolishing their own previous mode of appropriation, and thereby also every other previous mode of appropriation. They have nothing of their own to secure and to fortify; their mission is to destroy all previous securities for, and insurances of, individual property.[..]. The proletariat, the lowest stratum of our present society, cannot stir, cannot raise itself up, without the whole superincumbent strata of official society being sprung into the air.(COMMUNIST MANIFESTO I, 15).
[14].In short, the Communists everywhere support every revolutionary movement against the existing social and political order of things.[..] .They openly declare that their ends can be attained only by the forcible overthrow of all existing social conditions. (COMMUNIST MANIFESTO IV ,1,2)
[15].They [the proletarians] have nothing of their own to secure and to fortify; their mission is to destroy all previous securities for, and insurances of, individual property..(COMMUNIST MANIFESTO I, 15).

No comments:

Post a Comment