Bình luận về Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam

Bình luận về Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam

Monday 21 January 2013

CỘNG SẢN LUẬN II * LƯỢC SỬ CÁC ĐẢNG CỘNG SẢN

CHƯƠNG II

LƯỢC SỬ CÁC ĐẢNG CỘNG SẢN

I. LƯỢC SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN SÔ VIẾT

Marx cho rằng nước Đức là một nước công nghiệp tiên tiến, là nơi đầu tiên Cách mạng Kỹ nghệ hình thành và cũng là nơi giai cấp vô sản ra đời đông đảo, do đó cách mạng vô sản sẽ bùng lên ở Đức quốc trước tiên. Nhưng tiên đoán của ông sai lầm. Marx đã chết, Engels tiếp tục công việc của Marx. Trái lại, chủ nghĩa Marx lại phát triển đầu tiên tại Nga là một nước nông nghiệp lạc hậu như Trung quốc, Việt Nam. Các tài liệu cộng sản chỉ nói đến Lenin, không nói gì đến các nhân vật và sự kiện khác.

I.1. Triều đại Nga hoàng
Đầu thế kỷ XX, Nga là một trong những đế quốc lớn nhất thế giới. Sau cuộc cải cách nông nô 1861, chủ nghĩa tư bản Nga phát triển nhanh chóng. Dẫu sao, nước Nga là vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu. Tàn tích của chế độ nông nô vẫn còn tồn tại sâu rộng ở nước Nga thể hiện rõ nét ở việc phần lớn ruộng đất tập trung trong tay quý tộc, địa chủ. Nga Hoàng cũng là địa chủ lớn nhất với 7 triệu mẫu Nga ruộng đất. Trình độ sản xuất nông nghiệp lạc hậu do đó năng suất thấp, nạn mất mùa và đói kém xảy ra thường xuyên.

Nước Nga là một nước quân chủ chuyên chế dưới sự cai trị của Nga hoàng Nicholas II. Nga có nhiều mâu thuẫn với các nước như Anh, Áo Hung, nhưng mâu thuẫn lớn nhất là mâu thuẫn Nga Nhật dẫn đến chiến tranh Nga-Nhật ( 1904-1905 ). Ngày 1 tháng 8 1914, đế quốc Đức tuyên chiến với đế quốc Nga, đế quốc Nga tham gia vào thế chiến thứ nhất. Cuộc chiến tranh kéo dài càng đẩy mạnh sự sụp đổ về kinh tế và khủng hoảng chính trị, xã hội ở Nga .

I.2. Cách mạng Nga

Lúc bấy giờ tại tây phương, ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ, tự do phát triển ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Trung Hoa, Việt Nam. Dân Nga bất mãn vì chế độ cai trị hà khắc của Nga hoàng. Năm 1861, Nicholas II bãi bỏ chế độ nô lệ. Năm 1894 Nicholas II thoái vị nhường lại cho phe cải cách lên cầm quyền, lập nên quốc hội Duma.

Các tầng lớp trí thức, tiểu tư sản, nông dân, công nhân đều chịu ảnh hưởng tư tưởng của Voltaire, Montesquieu và Marx mà tập hợp thành tổ chức cách mạng chống Nga hoàng. Đại hội đầu tiên bí mật họp tại Minks năm 1898, thành lập đảng Lao động Xã hội Dân chủ Nga (The Russian Social Democratic Labor party), gồm đảng Công nhân Xã hội Dân chủ Nga (Russian Social-Democratic Workers' Party ), và đảng Dân chủ Xã hội Nga ( the Russian Social-Democratic Party) , lấy chủ nghĩa Marx làm cơ sở.Năm 1898, chín thành viên của tổ chức Lao động Xã hội Dân chủ Nga bị An ninh Hoàng gia Nga bắt giam.Thực ra trước đó, Tổ hợp Giải phóng Lao Động (Group for the Emancipation of Labour ) ra đời năm 1883 cũng theo chủ nghĩa Marx.Đại hội Lao động Xã hội Dân chủ Nga họp lần đầu năm 1901 tại Minks, đại hội hai tại họp tại Bỉ nhưng bị nhà cầm quyền Bỉ đuổi nên chuyển qua Luân Đôn năm 1903.

Lúc bấy giờ trong đại hội 1903, Vladimir Lenin và Julius Martov tranh cãi, đưa đến việc chia ra hai nhóm ,một nhóm do Lenin cầm đầu, còn nhóm kia do Plekhanov và Martov lãnh đạo . Theo Wikipedia, và Encyclopedia.com, phe Lenin chiếm thiểu số trong đại hội 2 , và thường là chiếm thiểu số trong các hội nghị đảng và nghị trường. Chuyện khôi hài là trong đại hội 1903, trong cuộc bầu ban báo chí lập tờ Iskra ("Spark") của đảng là một cuộc bầu bán không quan trọng, phe Lenin chiếm đa số, vì vậy mà Lenin vỗ ngực xưng là phe đa số (Bolshevish) và gọi đối thủ là phe thiểu số (Menshevish). Sau Lenin và đảng cộng sản cầm quyền, họ chuyên dùng hai từ này cho nên trở thành quen thuộc, nhưng đó là một sự khoa trương và dối trá.

Hai phe quan điểm khác nhau mặc dầu họ theo Marx. Lenin chủ trưởng vô sản chuyên chính, Plekhanov cho rằng nước Nga là một nước nông nghiệp lạc hậu, giai cấp vô sản chưa thể lên thẳng nắm quyền được, phải xây dựng một nền dân chủ trước đã. Do đó ta có thể gọi phe Lenin là phe Cộng sản (Bolshevish) còn phe Plekhanov là phe Dân chủ (Menshevish). Tuy nhiên, tinh thế phức tạp, như Trotsky lúc theo Plekhanov, lúc theo Lenin, cứ nhảy lui nhảy tới hoài, và Martov cũng có lúc ủng hộ Hồng quân. http://www.encyclopedia.com/doc/1E1-Bolshevi.html

Cách mạng Nga 1905 là một sự tập hợp của phe cách mạng và phe cải cách. Trong hội đồng Duma 1906, phe Dân chủ Xã hội (Social Democrats) chống đối, còn phe Dân chủ lập hiến (Constitutional Democrats )mạnh nhất.Năm 1912, hai nhóm Cộng sản (Bolshevish) và Dân chủ (Menshevish) chống đối nhau kịch liệt.Nhóm Dân chủ một số ủng hộ Bạch Nga chống phe cộng sản trong cuộc nội chiến Nga.Năm 1914, chiến tranh Nga Đức xảy ra, phe Dân chủ ủng hộ việc chống Đức, còn phe cộng sản lại phá hoại nỗ lực kháng chiến của nhân dân Nga.

Tháng 2/1917, đảng Lao động Xã hội Dân chủ Nga tổng nổi dậy lật đổ chế độ quân chủ Sa hoàng, thành lập nên Nhà Nước Dân Chủ Cộng Hòa Nga, do hoàng thân Lvov cầm đầu chính phủ .Vì chiến tranh, chính trị và kinh tế của nước Nga suy yếu. Như đã trình bày ở trước, Marx không chống phát xit, mà lại ủng hộ phát xit, vì họ tin rằng phát xít sẽ trừ diệt tư bản Mỹ, Pháp, Anh. (Vì theo Marx cho nên sau này Stalin ký kết với Đức trong thế chiến 2, cũng với ý định dùng tay phát xít diệt tư bản, không ngờ Nga bị Đức tấn công, Stalin phải bắt tay với tư bản Mỹ). Lúc này Lenin ở nước ngoài, Trotsky và đồng đảng Bolshevishs tuyên truyền phản chiến khiến binh sĩ bỏ ngũ cho nên chính phủ suy yếu . Tám tháng sau, tức Cách mạng tháng mười, hầu hết các nhà lãnh đạo các đảng phái dân chủ đều bị lực lượng Bolshevik của Đảng Công Nhân Xã Hội do Lenin lãnh đạo loại trừ, cùng chuyển thể Đảng Xã Hội này thành Đảng Cộng Sản. Sau đó, Lenin lập đảng công sản sản Nga, rồi thôn tính các nước nhỏ, thành lập liên bang Xô Viết, và đảng Cộng sản Liên Xô.

I.3. Những nhà cách mạng tiên phong

Trước cách mạng tháng 10-1917, nhân dân Nga đã nổi lên làm cách mạng. Sau đây là một vài nhân vật tiêu biểu cho cách mạng Nga.

I.3.1. Georgi Valentinovich Plekhanov (1857- 1918)

Ông là một nhà cách mạng, lãnh tụ phong trào Dân chủ Xã hội Nga, là một người Marxist đầu tiên ở Nga, đã viết nhiều sách về chủ nghĩa Marx.Ông đã dùng tên là N. Beltov trong tác phẩm The Development of the Monist View of History và nhiều bút hiệu khác như N. Kamensky,Utis .Ông cũng là một người hoạt động chính trị. Plekhanov vốn là một thành viên của tổ chức Narodnik (Nhân Dân), một lãnh tụ của tổ chức "Đất và Tự Do" (Land and Liberty). Khoảng 1880, ông lưu vong, ông liên hệ với phong trào Dân Chủ Xã hội ở Tây Âu và bắt đầu nghiên cứu Marx và Engels. Việc này khiến ông từ bỏ tổ chức Narodism và trở thành một người Marxist. Năm 1883 ở Switzerland, ông cùng Lev Deutsch và Vera Zasulich lập tổ chức Giải Phóng Lao Động (Emancipation of Labor) tuyên truyền chủ nghĩa Marx cho nhân dân Nga.

Sau ông gia nhập đảng Dân chủ Xã hội Lao động Nga ( the Russian Social Democratic Labour Party) (RSDLP) và cộng tác với Lenin. Tuy ông và Lenin cùng theo Marx, hai ông có tư tưởng khác nhau nên trở thành cừu địch. Trong đại hội đảng Dân chủ Xã hội Lao động Nga 1903, ông và Lenin tranh luận đi đến chia rẽ. Ông cho rằng nước Nga chưa có thể đưa vô sản lên nắm quyền mà phải trải qua giai đoạn xây dựng dân chủ. Ông có lòng yêu nước, kêu gọi dân chúng chống Đức xâm lược . Lenin viết Tiểu Luận Tháng Tư ( April Theses) gọi ông là bọn "xã hội Sô vanh" ( social chauvinism). Sau Cách mạng tháng 10, ông phải bỏ nước ra đi vì không chịu đựng nổi bọn Lenin.Ông chết tại Phần Lan vì bệnh lao.

Tác phẩm tiêu biểu
    Socialism and the Political Struggle (1883)A New Champion of Autocracy 1889Anarchism & Socialism (1895)The Development of the Monist View of History (1895)Essays on the History of Materialism (1896)N. G. Chernyshevsky's Aesthetic Theory (1897)The Materialist Conception of History (1891)
    For The Sixtieth Anniversary of Hegel's Death (1891)
    Belinski and Rational Reality (1897)
    On the Question of the Individual's Role in History (1898)
    Scientific Socialism and Religion (1904)
    The Proletarian Movement and Bourgeois Art (1905)
    On the Psychology of the Workers' Movement (1907)
    Fundamental Problems of Marxism (1908)
    The Ideology of Our Present-Day Philistine (1908)
I.3.2. Julius Martov hay L. Martov (1873 – 1923)

Ông sinh tại Istanbul , lãnh tụ phái Menchevishs trong thế kỷ XX tại Nga. Ông bị Nga hoàng bắt lưu vong, ông gia nhập đảng Lao Động Dân Chủ Xã hội Nga (Russian Social Democratic Labour Party (RSDLP). Tại đại hội 1903, ông tranh luận với Lenin. Lenin muốn tổ chức đảng phải chặt chẽ, Martov chủ trương rộng rãi.Trong khi đại hội bỏ phiếu thì ý kiến của Martov được đa số phiếu. Lenin tức giận tổ chức một nhóm riêng và tự xưng là nhóm đa số (Bolsheviks), và gọi nhóm Martov là nhóm thiểu số
(Menshevishs).
Sự thực thì nhóm của Martov luôn chiếm đa số. Ông cùng các ông George Plekhanov, Fedor Dan, Irakli Tsereteli, Leon Trotsky trở thành lãnh tụ nhóm đối lập với Lenin. Trotsky sau lại theo Lenin. Năm 1911 ông viết quyển Cứu giúp hay Phá hoại? Ai Phá hoại đảng Lao Động Dân chủ Xã Hội Nga? Họ làm như thế nào? (Saviours or destroyers? Who destroyed the RSDLP and how) tố cáo nhóm Lenin phá hoại đảng Lao Động Dân Chủ Xã hội Nga. Tác phẩm này làm cho Lenin và Kautsky tức giận .

Năm 1914, ông chống chiến tranh giống như Lenin và Trotsky. Sau cách mạng tháng 10-1917, ông bị Lenin, Trotsky loại bỏ. Trong nội chiến, ông ủng hộ Hồng quân nhưng vẫn lên tiếng chống đối các cuộc tàn sát dã man. Năm 1920, ông được xuất cảnh sang Đức. Ông bị bệnh mà chết năm 1923 tại Đức. http://en.wikipedia.org/wiki/Julius_Martov

I.3.3.Alexander Fyodorovich Kerensky ( 1881 – 1970)

Ông sinh tại Simbirsk trên bờ sông Volga, bố là hiệu trưởng trường trung học.Ông tốt nghiệp trường luật năm 1904, làm việc tại văn phòng luật. Ông trúng cử khóa 4 hội đồng Duma năm 1912, và là thành viên Trudoviks, thuộc đảng Lao động ôn hòa. Ông là lãnh tụ của đảng Cách mạng xã hội, và là lãnh tụ đối lập dưới triều Tsar của Nicholas II. Trong Cách mạng tháng 2-1917, ông ở trong nội các chính phủ lâm thời, làm bộ trưởng tư pháp rồi bộ trưởng Quốc phòng trong chính phủ do hoàng thân Lvov làm thủ tướng. Sau hoàng thân Lvov từ chức, Kerensky làm thủ tướng. Sau cách mạng tháng 10- ( không đáng gọi là cách mạng, đề nghị dùng từ đảo chính ) trong nội chiến , ông chống phe cộng sản của Lenin , và ủng hộ Bạch Nga. Cuộc chiến làm cho nước Nga kiệt quệ. Thêm vào đó, bọn Lenin muốn dùng chiến tranh mà trục lợi.

Chính phủ của ông bị phe Lenin tuyên truyền xuyên tạc khiến binh sĩ đào ngũ, đem khí giới về giết các địa chủ và cướp ruộng đất, nhà cửa, gây nên cuộc nội loạn để phe cộng sản có cơ hội cướp chính quyền. Khi phe Lenin sát hại các thành viên chính phủ, ông đào thoát qua Pháp, rồi qua Mỹ và chết tại Mỹ.

Nhìn chung, các nhà cách mạng Nga phần lớn theo Marx hoặc có cảm tình với Marx và Lenin.
Những nhà cách mạng này không có lập trường kiên định.Kerensky lúc đầu đã có cảm tình với Lenin. Trotsky và Martov lúc thì theo Dân chủ, lúc thì theo Cộng sản.

I.4.Đảng cộng sản Liên Xô
Đảng Cộng sản Liên Xô cai trị Liên Xô và là một đảng Cộng sản lớn nhất thế giới, thành lập tháng 10 năm 1917 sau khi lật đổ triều đại Nga hoàng thành lập chế độ cộng sản đầu tiên trên thế giới và do Vladimir Lenin ( 1870-1924) lãnh đạo. Đảng cộng sản chủ trương độc tài, không khoan nhượng với các cá nhân và phe phái đối lập. Đảng Cộng sản Liên Xô cũng lãnh đạo luôn Đệ tam quốc tế cộng sản, và các đảng cộng sản trên thế giới.Nguồn gốc đảng này là đảng Dân chủ Xã hội Nga ra đời năm 1912, phái Bolshevik của Đảng Lao động Dân chủ Xã hội Nga tách ra để lập một đảng riêng biệt là đảng Cộng Sản Nga.

Sau đó Nga chiếm các nước nhỏ lập thành liên bang Sô Viết., đảng cộng sản Nga trở thành đảng cộng sản liên bang Sô Viết. Đảng Cộng sản Liên Xô đã lãnh đạo cuộc "đảo chính tháng Mười," dẫn đến việc thành lập quốc gia xã hội chủ nghĩa ở Nga. Cơ quan đầu não là Ủy ban Trung ương đảng thời hạn từ từ một đến 5 năm tùy theo hoàn cảnh lịch sử. Ủy ban trung ương đảng sẽ chọn Bộ Chính trị, và bầu Tổng bí thư đảng là lãnh đạo tối cao của đảng cộng sản. Trên lý thuyết, quyền uy tối cao là do Ủy ban trung ương đảng nhưng thực tế ở trong tay Tổng bí thư đảng.

Khoảng 1918, tại Liên Xô có khoảng 200,000 đảng viên. Khoảng 1933, Liên Xô có khoảng 3.5 triệu, nhưng 1939 còn 1.9 triệu đảng viên. Năm 1986, có 19 triệu, chiếm 10% dân số.
Năm 1924, Lenin bi bệnh tai biến mạch máu não, nằm liệt giường, đáng lẽ Trotsky lên nắm quyền theo ý nguyện của Lênin nhưng Stalin (1878–1953) cướp quyền, chủ trương độc tài tàn bạo. Trước khi mất, Lenin đã viết di chúc, chỉ trích Stalin độc tài, gian ác và yêu cầu đảng phải trừ khử Stalin. Stalin và đồng bọn không công bố di chúc của Lenin và ngang nhiên nắm mọi quyền hành.

Trotsky phản đối nên bị Stalin trục xuất, năm 1940, Trotsky bị gián điệp Liên Xô sát hại cùng với gia đình và các đồng chí. Năm 1953, Nikita Khrushchev (1894-1971) làm Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô.Năm 1956, trong đại hội đảng Liên Xô thú XX, ông công bố tài liệu mật về Stalin, tố cáo Stalin chủ trương sùng bái cá nhân và giết hại đảng viên và nhân dân Liên Xô. Năm 1964 ông bị hạ bệ và bị quản thúc tại gia bởi chính những người đồng chí của mình.

Nikita Khrushchev có tư tưởng cởi mở nhưng phe Stalin quá mạnh, ông phải khuất phục. Đảng Cộng sản Liên Xô thực chất là một đế quốc. Họ đã xâm lăng các nước Đông Âu: chiếm Hung (năm 1956) và Tiệp Khắc (1968).
Năm 1991, khi Gorbachov làm Tổng bí thư và giải tán đảng cộng sản Liên xô để thành lập nước Nga cộng hòa.

II. LƯỢC SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC

II.1. Triều Thanh và các cường quốc

Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, nước Trung quốc bị các cường quốc xâu xé. Các nhân sĩ yêu nước đã chịu ảnh hưởng của cách mạng Pháp, cuộc canh tân của Nhật và tư tưởng Marx . Các nhà cách mạng đã chủ trương canh tân đất nước. Khang Hữu Vy, Lương Khải Siêu, Hồ Thích. . . là những tấm gương sáng trong cuộc cách mạng của Trung quốc. Tôn Dật Tiên lập Trung Hoa Quốc Dân đảng lật đổ chế độ quân chủ lập nước Trung Hoa dân chủ.

II.2. Những người cộng sản tiên phong

Chủ nghĩa Marx đã được truyền bá vào Trung Quốc do công lao của các nhà trí thức nổi tiếng như Trần Độc Tú (Chen Duxiu 陳獨秀) , Lý Đại Chiêu (Li Dazhao 李大釗). Đến năm 1920 thì Trung Quốc xuất hiện các tổ chức cộng sản (CS) đầu tiên. Cũng trong khoảng thời gian đó những người Trung Quốc ở hải ngoại cũng thành lập ra các tổ chức CS của mình như tại Nhật hoặc Pháp. Trước tình hình đó, những người cộng sản Trung Quốc quyết định thành lập một Đảng Cộng sản (ĐCS) duy nhất ở Trung Quốc.

II.2.1. Trần Độc Tú (Chen Duxiu ) 陳獨秀 ( 1879 – 1942)
Trần Độc Tú người tỉnh An Huy, Trung Quốc. Ông đã giữ một vai trò quan trọng trong lịch sử Trung Quốc. Thời trẻ, ông lưu học tại trường Đại học sư phạm Tokyo Nhật Bản. Về nước, ông dạy ở trường tiểu học Hàng Châu. Ông đã lãnh đạo cuộc chống quân chủ tại Thượng Hải , và tham gia phong trào Ngũ tứ. Sau cách mạng Tân Hợi 1911, Trần Độc Tú tham gia chính quyền cách mạng ở tỉnh An Huy. Năm 1915, ông sáng lập tạp chí Tân thanh niên, viết nhiều bài báo vận động cho phong trào văn hóa mới. Ông trở nên nổi tiếng và được mời lên dạy ở khoa văn trường Đại học Bắc Kinh.
Đảo chính tháng Mười Nga 1917 ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng tầng lớp trí thức tiên tiến Trung Quốc. Trần Độc Tú là một trong người đầu tiên tiếp thu và truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin ở Trung Quốc. Năm 1921, ông cùng Lý Đại Chiêu thành lập đảng cộng sản Trung Quốc.
Vào buổi tối ngày 23/7/1921, Đại hội đã được diễn ra một cách hết sức bí mật dưới hình thức một cuộc đánh mạt chược tại phòng ăn vừa là bếp của anh em Lý Thư Thành, Lý Hán Tuấn. Căn phòng ăn-bếp này nằm trong số nhà 106 đường Vọng Chí thuộc tô giới của Pháp (ngày nay là số nhà 76 đường Hưng Nghiệp) TP Thượng Hải.

Theo khuyến cáo của Đệ tam quốc tế cộng sản, một số đảng viên Cộng sản đã tham gia Quốc Dân đảng Trung quốc, vì lúc này Liên Xô và Tôn Dật Tiên có quan hệ mật thiết. Liên Xô đã giúp đỡ Quốc Dân đảng của Tôn Dật Tiên. Tôn Dật Tiên mất năm 1925, Tưởng Giới Thạch lên nắm quyền, cương quyết chống cộng khiến Mao Trạch Đông phải tháo chạy lên miền Diên An vào tháng 10-1935. Lịch sử gọi đó là cuộc Vạn lý trường chinh, chỉ còn 30 ngàn người sống sót sau khi vượt 8 ngàn dặm.
Trong khoảng 1927-1930, Mao chủ trương dùng vũ lực với Quốc dân đảng song Trần Độc Tú không thuận, ông chủ trương tranh đấu ôn hòa trong nội bộ để dốc toàn lực chống ngoại xâm. Hơn nữa, Trần Độc Tú bất bình với đệ tam quốc tế vì lúc này đế quốc Liên Xô ra mặt bắt buộc các lãnh tụ Trung Quốc phải nghe lệnh Mạc Tư Khoa mà không nghĩ đến hoàn cảnh và tinh thần Trung Quốc. Do đó, ông theo Trotsky.
Lúc này, Trotsky cũng lên tiếng chỉ trích Comintern và Stalin. Ông trở thành lãnh đạo phe Trotsky ở Trung quốc. Mao Trạch Đông xưa nay vẫn sùng bái Stalin, làm những việc tàn ác như Stalin. Nay thì Stalin tức giận, muốn loại trừ Trần Độc Tú vì Trần Độc Tú và Trotsky chống đối ông. Và Mao cũng thấy đây là cơ hội cho ông nhảy lên ghế chủ tịch đảng và Tổng bí thư đảng cho nên Mao Trạch Đông tìm cách loại bỏ ông, kết tội ông hữu khuynh. Tháng 8/1927, Mao triệu tập thủ hạ họp hội nghị ở Cửu Giang (Giang Tây) , tự đưa ông lên ghế lãnh đạo và cách chức Trần Độc Tú khỏi cương vị Tổng Bí thư.
Tháng 11-1929, Trần Độc Tú bị khai trừ ra khỏi Đảng. Năm 1932, ông bị chính phủ Quốc dân Đảng bắt giam ở Thượng Hải. Sau khi ra tù một thời gian, ông về Tứ Xuyên ẩn dật, rồi mất ở Tứ Xuyên năm 1942 về bệnh tim.Dẫu sao ông cũng là người may mắn vì tất cả những ai trong ban chấp hành đầu tiên của đảng do ông sáng lập dù họ sau này ủng hộ hay phản đối ông đều chết hết bằng cách này hay cách kia. Việc này cũng tương tự những ai quen biết Giang Thanh hồi trẻ đều nhận số phận bất đắc kỳ tử! Khoảng 1952, tại Trung Quốc, hàng ngàn người bị bắt và giết vì tội theo Trotsky, trong đó Auguste Blanqui, nhà lãnh tụ cách mạng Pháp, bị giam 33 năm, đến nỗi có biệt danh là L’enfermé, kẻ bị nhốt; Trịnh Kiều Lâm (1901-?) một người Trotskyist Trung quốc, tù 7 năm do Tưởng , và 27 năm do Mao (1952-1979), tổng cộng 34 năm.
Trần Độc Tú là một nhà cách mạng,một nhà tư tưởng, một nhà thơ và một nhà báo. Ông để lại nhiều tác phẩm.
II.2.2. Lý Đại Chiêu (Li Dazhao)李大釗 (1888-1927)
Ông quê ở Đường Sơn, tỉnh Hà Bắc, xuất thân từ một gia đình nông dân. Từ 1913-1917, ông học môn kinh tế chính trị tại đại học Waseda Nhật Bản, về nước năm 1918. Ông làm Quản thủ thư viện Đại học Bắc Kinh. Ông là người đầu tiên ủng hộ phe cộng sản của Lenin. Ông cộng tác với tờ Tân Thanh Niên của Trần Độc Tú. Lúc này, Mao Trạch Đông làm việc ở thư viện dưới quyền của Lý Đại Chiêu. Ông tin tưởng nông dân Trung Quốc sẽ giữ vai trò quan trọng trong cách mạng Trung Hoa.
Ông tổng hợp tinh thần yêu nước với chủ nghĩa Marx trong các tác phẩm của ông. Ông tham gia tổ chức Thanh Niên Xã hội Bắc kinh năm 1920. Ông cùng Trần Độc Tú sáng lập đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1921. Lúc này, hai ông cộng tác mật thiết với Comintern. Hai ông theo lệnh Comintern gia nhập Quốc Dân đảng năm 1922, Lý được bầu vào ban chấp hành trung ương Quốc Dân đảng năm 1924.
Khi Quốc Dân đảng và Cộng sản bùng lên cuộc nội chiến, Lý Đại Chiêu bị bắt trên đường đi đến tòa đại sứ Liên Xô ở Bắc Kinh, ông và 19 đồng chí bị lãnh chúa Trương Tác Lâm xử tử vào ngày 28-4-1927.
II.3. Mao Trạch Đông và Đảng Cộng sản Trung Quốc
Đảng Cộng sản Trung Quốc chiến đấu chống Nhật từ 1937, và đánh nhau với Quốc Dân đảng , rồi tóm thâu đại lục vào năm 1949 lập nước Cộng hoà nhân dân Trung quốc.
Đảng Cộng sản Trung Quốc hiện có hơn 70 triệu đảng viên, đây là chính đảng có số lượng đảng viên đông nhất trong các chính đảng trên thế giới nhưng chỉ chiếm 5% dân số Trung Quốc. Đảng Cộng sản Trung Quốc ban đầu do Trần Độc Tú lãnh đạo sau bị Mao Trạch Đông cướp quyền.
Tổ chức đảng cộng sản Trung Quốc cũng theo mô hình đảng cộng sản Liên Xô.

Cơ quan đầu não của đảng là Ủy ban Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc.Cứ 5 năm thì có đại hội đảng để thông qua các chính sách của đảng, và bầu ra ban chấp hành trung ương đảng.Ban chấp hành trung ương đảng bầu ra bộ chính trị. Bộ Chính trị có khoảng 20 người. Bộ chính trị có Ban thường vụ bộ chính trị làm việc, gồm khoảng 10 người gồm cac chức vụ quan trọng nhất cua đảng như Tổng bí thư, chủ tịch đảng, thủ tướng, phó thủ tướng. . ..

Đại hội lần thứ nhất họp từ ngày 23 đến 31 tháng 7 năm 1921, ban đầu tại nhà 106 đường Vọng Chí thuộc tô giới của Pháp (ngày nay là số nhà 76, đường Hưng Nghiệp, Thượng Hải), sau chuyển đến một chiếc thuyền trên hồ Nam Hồ, huyện Gia Hưng, tỉnh Chiết Giang. Tham dự Đại hội có 12 đại biểu, thay mặt cho khoảng 57 đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc: Lý Đạt, Lý Hán Tuấn (đại biểu Thượng Hải); Trương Quốc Đào, Lưu Nhân Tĩnh (đại biểu Bắc Kinh); Mao Trạch Đông, Hà Thúc Hành/Hoành (đại biểu Hồ Nam); Đổng Tất Vũ, Trần Đàm Thu (đại biểu Hồ Bắc); Vương Tận Mỹ, Đặng Ân Minh (đại biểu Sơn Đông); Trần Công Bác (đại biểu Quảng Đông, đến dự tại hồ Nam Hồ); Chu Phật Hải (đại biểu từ Nhật về).

Ngoài ra còn có Bao Huệ Tăng, được Trần Độc Tú (đang trốn tránh phái hữu ở Quảng Châu) cử làm đại diện cho mình và 2 đại diện của Quốc Tế Cộng sản là Maring (tức Henk Sneevliet, người Hà Lan) và Nikolsky (người Nga). Đại hội đã cử ra Trung ương Cục (中央局) gồm 3 người: Trần Độc Tú, Trương Quốc Đào và Lý Đạt, cử Trần Độc Tú làm Bí thư Trung ương (中央书记, Trung ương thư ký). Trương Quốc Đào phụ trách tổ chức, Lý Đạt phụ trách tuyên truyền. Đại hội lần thứ hai họp từ ngày 16 đến 23 tháng 7 năm 1922, tại Thượng Hải. Tham dự Đại hội có 12 đại biểu, thay mặt cho 195 đảng viên.
Đại hội bầu ra Ban Chấp hành Trung ương (中央执行委员会, Trung ương Chấp hành Ủy viên Hội) gồm 5 người: Trần Độc Tú, Trương Quốc Đào, Lý Đại Chiêu, Sái/Thái Hoà Sâm, Cao Quân Vũ, (sau này bổ sung thêm Đặng Trung Hạ và Hướng Cảnh Dư). Trần Độc Tú làm Ủy viên trưởng Ban Chấp hành Trung ương (tương đương Tổng Bí thư). (Wikipedia).
Mao muốn loại Trần Độc Tú để nắm quyền bính, Mao và đồng bọn kết tội ông hữu khuynh, Trần Độc Tú bị cách chức Tổng Bí thư vào tháng 7 năm 1927. Từ tháng 8 năm 1927 đến tháng 7 năm 1928, Cù Thu Bạch phụ trách Trung ương lâm thời.

Tại Hội nghị toàn thể Trung ương Đảng lần thứ 11 khóa 8 (tháng 8 năm 1966), Bộ Chính trị được mở rộng, gồm 25 ủy viên chính thức và 7 ủy viên dự khuyết. Ban Thường vụ Bộ Chính trị mới gồm 11 người, xếp theo thứ tự như sau: Mao Trạch Đông, Lâm Bưu, Chu Ân Lai, Đào Chú (đến năm 1967, mất năm 1969), Trần Bá Đạt, Đặng Tiểu Bình (đến năm 1967), Khang Sinh, Lưu Thiếu Kỳ (đến năm 1968, mất trong tù năm 1969), Chu Đức, Lý Phú Xuân, Trần Vân. Nhưng chỉ một hai năm sau, nhiều ủy viên Bộ Chính trị, thậm chí ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị bị vô hiệu hóa, thậm chí bị giam cầm, bức hại.

Năm 1958, Mao chủ trương "Nhảy vọt", cải cách ruộng đất, đấu tố điạ chủ, lập các nông trường. và công trường. Cũng lúc này Trung Sô mâu thuẫn về biên giới và nhiều vấn đế khác, Liên Sô rút hết cố vấn về.Năm 1962, chính sách Mao thất bại, hai triệu người chết đói, các đảng viên cao cấp lên tiếng chỉ trích Mao, và khắp nơi sinh viên và nhân dân biểu tình chống đối.

Người ta lên tiếng chỉ trích chính sách quản lý của Mao đã kiểm soát quá chặt chẽ đời sống hàng ngày, đồng thời cho rằng Mao phải chịu trách nhiệm với các phong trào như Đại nhảy vọt, Cách mạng Văn hóa Trăm hoa đua nở làm hàng triệu (thậm chí có thể là hàng chục triệu) người chết, gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế, đồng thời phá hoại nghiêm trọng di sản văn hóa Trung Hoa. Đặc biệt từ khi có phong trào Đại nhảy vọt đã xảy ra một nạn đói khủng khiếp ở Trung Quốc, và theo như nguồn tin Tây phương và Đông phương, đã có từ 20 - 30 triệu người chết; hầu hết những nhà phân tích phương Tây và Trung Quốc đã quy kết cho Đại nhảy vọt, trong khi đó những người khác, bao gồm cả Mao, vào thời đó thì đổ cho tại thiên tai.

Mao phải từ chức chủ tịch Nhà nước, giao chức này cho Lưu Thiếu Kỳ. nhưng Mao vẫn giữ chức Tổng bí thư đảng. Năm 1966, Mao cùng Lâm Bưu bày ra cuộc " Cách mạng văn hóa", cho tổ chức Vệ binh đỏ" quấy phá, đánh đập, bỏ tù các đảng viên và dân chúng. Lâm Bưu kêu gọi sinh viên chống những ai theo tư tưởng Nikita Khrushchev. Kết cuộc là Lưu Thiếu Kỳ bị Mao lật đổ, mất hết chức vi từ tháng 10-1968, Lâm Bưu được Mao chỉ định làm người kế thừa của Mao.Lúc này Mao giao quyền hành cho bọn Tứ nhân bang trong đại hội đảng lần thứ X năm 1973.

Mao chết tháng 9-1976, Đặng Tiểu Bình, lãnh đạo của phong trào cải cách kinh tế, đã giành được quyền lãnh đạo tối cao; nhóm "Tứ nhân bang" (thường bị gọi một cách miệt thị là Bè lũ bốn tên), gồm quả phụ của Mao là Giang Thanh, Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên và Vương Hồng Văn, những người từng vươn lên nắm quyền lực trong "Cách mạng Văn hóa," đã bị bắt và đưa ra xét xử, và Tứ nhân bang bị giam cầm hoặc bị giết vào năm 1980.

Trong khoảng 1976, Đặng Tiểu Bình phê phán chính sách của Mao Trạch Đông , và đưa ra những chính sách mới như là bỏ chủ nghĩa lý lịch, cho những nhà bị kết tội địa chủ, tư sản vào đảng cộng sản, và mở cửa cho ngoại quốc đầu tư. Đặng Tiểu Bình đưa ra chính sách bốn hiện đại hóa va coi nhẹ vấn đề ý thức hệ. Sau vài năm, kinh tế Trung quốc đã phát triển. Đặng Tiểu Bình đã đem quân đánh Việt Nam năm 1979 và tàn sát sinh viên tại Thiên An môn năm 1989. Sau khi Đặng Tiểu Bình mất, những người đi sau như Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào vẫn theo chính sách của Đặng.Mặc dù có sự nhượng bộ đối với chủ nghĩa tư bản, Đảng cộng sản Trung Quốc vẫn nắm quyền và duy trì những chính sách độc tài tàn ác như khủng bố nhóm Pháp Luân Công và sinh viên trong vụ Thiên An môn. Trung Quốc cũng ra mặt xâm lược, đã chiếm Tây Tạng, xâm lấn Việt Nam và muốn chiếm Thái Bình dương làm của riêng họ.
Ngày nay tại Trung Quốc nhiều nhà đấu tranh cho dân chủ đã lên tiếng. Ngụy Kim Sinh là một nhà tranh đấu ở ngoại quốc. Đặc biệt Lý Hiểu Ba ở trong nước với hiến chương 08 có hàng triệu người ký đã làm Trung cộng sợ hãi.http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2009/12/091223_liu_xiaobo.shtml Phong trào Pháp Luân công là một phong trào quần chúng đang thách thức chế độ cộng sản Trung quốc.Tập cửu bình cũng là bản án dành cho chế độ cộng sản Trung Quốc trong đó có các mục quan trọng như:
+Đảng Cộng Sản là lực lượng phản vũ trụ.
+Đảng Cộng Sản Trung Quốc phá hoại văn hóa dân tộc.
+Đảng Cộng Sản Trung Quốc giết hại nhân dân
+Bản chất tà giáo của Đảng Cộng Sản Trung Quốc.
+Bản tính lưu manh của Đảng Cộng Sản Trung Quốc.
http://cuubinh.org/cbarticle/b_sach_cuubinh.html
http://9binh.com/9b/binh0.html



III. LƯỢC SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

III.1. Cách Mạng Việt Nam
Khi Pháp xâm chiếm Việt Nam, triều đình đã tích cực chiến đấu nhưng quân ta vũ khi thô sơ, thắng thể thắng địch quân. Các nhà ái quốc đã tiếp tục chiến đấu chống Pháp như Nguyễn Trung Trực, Thiên hộ Dương, Trương công Định, Phan Đình Phùng, Nguyễn Thiện Thuật, Hoàng Hoa Thám , nhưng tất cả cuộc kháng chiến vũ trang đều thất bại. Sau đó, các chí sĩ, hầu hết là trí thức đã nổi dậy làm cách mạng như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng. ..
III.2. Những chiến sĩ tiên phong. Các lãnh tụ quốc gia
III.2.1. Phan Bội Châu (1867-1940)
Phan Bội Châu tên thật là Phan Văn San (潘文珊), tự là Hài Thu, bút hiệu là Sào Nam (巢南), Thị Hán (是漢), Độc Kinh Tử, Việt Điểu, Hàn Mãn Tử, v.v. Năm 17 tuổi ông viết bài "Hịch Bình Tây Thu Bắc" đem dán ở cây đa đầu làng để hưởng ứng việc Bắc Kỳ khởi nghĩa kháng Pháp. Năm 19 tuổi (1885) ông cùng bạn Trần Văn Lương lập đội nghĩa quân Cần Vương chống Pháp nhưng việc không thành. Năm Canh Tý (1900) ở trường Nghệ và đậu Giải nguyên.
Trong vòng 5 năm sau khi đỗ Giải nguyên, ông bôn ba khắp nước Việt Nam liên kết với các nhà yêu nước như Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp, Nguyễn Thượng Hiền, Nguyễn Hàm (tức Tiểu La Nguyễn Thành), Đặng Nguyên Cẩn, Ngô Đức Kế, Đặng Thái Thân, Hồ Sĩ Kiện, Lê Huân, Nguyễn Quyền, Võ Hoành, Lê Đại để cùng họ chống Pháp. Ông chọn một hoàng thân nhà Nguyễn, Kỳ Ngoại Hầu Cường Để, làm lãnh tụ phong trào Cần Vương. Năm 1904, ông cùng 20 đồng chí họp mặt tại Quảng Nam để thành lập Hội Duy Tân.
Năm 1905, ông cùng Tăng Bạt Hổ sang Trung Quốc rồi sang Nhật Bản để gặp gỡ các nhà cách mạng Nhật và Trung Quốc và cầu viện trợ tài chính cho phong trào do ông thành lập. Năm 1907, Phan Bội Châu thành lập Việt Nam Cống Hiến Hội, một phong trào gồm có 100 học sinh du học ở Nhật. Việc này có ý nghĩa tượng trưng vì những học sinh có được cơ hội để cộng tác với nhau với tư cách là những người Việt, không phải người Bắc Kỳ, Nam Kỳ hay Trung Kỳ mà người Pháp đã chia ra. Tuy nhiên, dưới áp lực của Pháp, Nhật Bản đã trục xuất họ trong năm sau.
Năm 1912, Phan Bội Châu cùng một số nhà cách mạng quốc gia Việt Nam lưu vong tại Quảng Châu thành lập một tổ chức cách mạng thay thế cho Hội Duy Tân. Tôn chỉ của tổ chức mới với tên Việt Nam Quang phục Hội (VNQPH). Năm 1913, vì các cuộc đánh bom, chống Pháp ở trong nước, Pháp nhờ Viên Thế Khải bắt giam ông.
Năm 1917, Phan Bội Châu được phóng thích. Giữa năm 1924, phỏng theo Trung Quốc dân đảng của Tôn Trung Sơn, ông đã cải tổ Việt Nam Quang phục hội thành Việt Nam Quốc dân đảng. Tháng 12 năm 1924, Nguyễn Ái Quốc (khi đó là thư ký và thông dịch viên cho Borodine, người Nga, cố vấn cao cấp cho Quốc dân đảng Trung Quốc) đã có cuộc tiếp xúc với Phan Bội Châu, Phan Bội Châu không theo Nga. Nguyễn Ái Quốc ( Lý Thụy) chỉ điểm cho Pháp bắt Phan Bội Châu để lấy 100,000 đồng Đông Dương.[1] Ngày 30 tháng 6 năm 1925, ông lại bị Pháp bắt tại Hàng Châu, ông bị dẫn giải về Hà Nội và xử án chung thân khổ sai.Từ năm 1926, ông bị đưa về sống ở Bến Ngự, Huế, cho đến khi mất vào năm 1940.
III.2.2. Nguyễn Thái Học (1902-1930)
Nguyễn Thái Học sinh tại làng Thổ Tang, tổng Lương Điền, phủ Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên (nay là xã Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc). Ông sống trong một gia đình trung nông sống bằng nghề làm ruộng và dệt vải, buôn vải. Năm 19 tuổi ông thi đậu vào trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội. Do tính tình cương trực và không thích khuất phục lối giáo dục của người Pháp, ông bỏ học năm thứ ba, và sau đó ghi danh học trường Cao đẳng Thương mại thuộc Đại học Đông Dương (1925-1927). Trong thời gian này, ông tham gia thành lập Nam Đồng Thư Xã, và tiếp xúc với một số sinh viên đồng chí hướng, trong số đó có Phó Đức Chính, sinh viên trường Cao đẳng Công chánh và Hồ Văn Mịch, sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm, hai nhà cách mạng tương lai sẽ gắn liền với cuộc đời cách mạng của ông sau này.
Năm 1927, tổ chức Nam Đồng Thư Xã quyết định ủng hộ cuộc khởi nghĩa Bắc Ninh do Quản Trạc lãnh đạo. Công việc bị bại lộ, đa số thành viên của Nam Đồng Thư Xã bị thuyên chuyển hoặc bị truy lùng phải đào tẩu. Tháng 10 năm này, ông thành lập Việt Nam Quốc Dân Đảng (VNQDĐ), và chi bộ đảng đầu tiên mang tên là "Chi Bộ Nam Đồng Thư Xã", do ông làm chi bộ trưởng, gồm các ủy viên: Hồ Văn Mịch, Phó Đức Chính, Lê Văn Phúc, Hoàng Văn Tùng, Hoàng Phạm Trân, và một số đồng chí khác. Tháng 12 năm 1927, VNQDĐ tổ chức đại hội đảng lần thứ nhất và bầu ông làm Chủ tịch Tổng bộ đảng, kiêm Chủ tịch đảng. Đến đầu năm 1929, VNQDĐ đã thành lập được 120 chi bộ tại Bắc kỳ với 1500 đảng viên.
Nhân vụ ám sát Bazin, Pháp khởi sự đàn áp nhằm tiêu diệt VNQDĐ trong khi cơ sở của họ chưa kịp chuẩn bị ứng phó trước kế hoạch khủng bố trắng của chính quyền thuộc địa. Sở mật thám Bắc Việt được một nội ứng phản đảng tên Bùi Tiên Mai chỉ điểm, và bắt giam 227 đảng viên VNQDĐ.
Trước tình hình nguy cấp, Nguyễn Thái Học triệu tập hội nghị khẩn cấp, quyết định tiến hành khởi nghĩa tại các địa điểm Hưng Hóa, Lâm Thao, Phú Thọ, Yên Bái, Sơn Tây, Hải Dương, Hải Phòng, Kiến An, Bắc Ninh, Đáp Cầu, Phả Lại và Hà Nội vào đêm mồng 10, rạng ngày 11 tháng 2 năm 1930.
Cuộc khởi nghĩa nổ ra ở một loạt các địa điểm từ Sơn Tây, Phú Thọ cho tới Yên Bái vào đêm ngày 9, rạng sáng ngày 10 tháng 2. Quân nổi dậy đã chiếm được một phần đồn binh Pháp và làm chủ tỉnh lỵ Yên Bái trong gần hai ngày. Sự việc không thành, ngày 20 tháng 2 năm 1930, Nguyễn Thái Học bị bắt tại ấp Cổ Vịt (Chí Linh, Hải Dương).Pháp thành lập một Hội đồng Đề hình để xử các nghĩa quân VNQDĐ. Rất nhiều đảng viên VNQDĐ bị chung thân khổ sai, một số tự sát và bị hành hình như:Ngày 17 tháng 6 năm 1930, Nguyễn Thái Học và 12 đồng chí bị xử chém tại Yên Bái.
III.3 . PHÁI TROTSKY (Đệ tứ Quốc tế)
Ở cuối thập niên 20, tại Nam Kỳ, một số thanh niên trí thức đã tranh đấu chống thực dân Pháp. Một số theo khuynh hướng quốc gia như Bùi Quang Chiêu, Dương Văn Giáo, một số theo cộng sản đệ tứ và đệ tam, nhưng nổi bật nhất là các đảng viên thuộc đệ tứ quốc tế như Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm,Trần Văn Thạch, Hồ Hữu Tường. . .Một nhân vật rất quan trọng là Nguyễn An Ninh đã sát cánh với Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm. King.C.Chen trong Vietnam and China, 1938-1954, thì nói rằng Nguyễn An Ninh theo phe Trotsky nhưng Hồ Hữu Tường trong hồi ký của ông về đời làm báo thì cho rằng Nguyễn An Ninh không thuộc phái Trotsky.

Đệ tứ quốc tế ra đời với Trotsky sau khi ông này xung đột với Stalin và bị Stalin trục xuất. Những thanh niên Việt Nam du học tại Pháp ban đầu gia nhập đảng Quốc Gia Độc Lập của Nguyễn Thế Truyền. Ông này về nước tháng 12 năm 1927 cho nên đảng này do Tạ Thu Thâu và Huỳnh Văn Phương tái tổ chức, và đổi tên là đảng An Nam Độc lập. Trước khi du học, Tạ Thu Thâu đã lập đảng Thanh Niên An Nam ở Saigon. Những du học sinh này bất mãn với đường lối của đệ tam quốc tế đối với các xứ thuộc địa. Họ đồng quan điểm với Trần Độc Tú và Lý Đại Chiêu chống Comintern.
Năm 1929, Tạ Thu Thâu, Huỳnh Văn Phương, Phan Văn Chánh gia nhập Tả phái của Pháp, do Alfred Rosmer lãnh đạo. Tháng năm năm 1930, họ biểu tình trước điện Élysée, chính phủ Pháp bắt 19 sinh viên Việt Nam hồi hương trong đó có Tạ Thu Thâu, Huỳnh Văn Phương,và Phan Văn Chánh. Họ trở về và lập các nhóm cộng sản khác nhau:

+Đào Hưng Long ( Đào Văn Long) lập Liên Minh Cộng sản đoàn. Ông là một họa sĩ và cũng là đảng viên Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng đảng.Đảng này có khoảng 50 đảng viên, lấy tờ Vừng Hồng làm cơ quan ngôn luận. Hồ Hữu Tường sau gia nhập nhóm này. Đảng này xuất bản tờ Cộng Sản. Đến tháng 8, Liên Minh Cộng sản Liên Đoàn hợp với một nhóm ở Pháp về lập Đông Dương Đối lập Tả phái, có tờ Tháng Mười. Năm 1932, nhóm này cũng được những người cộng sản đệ tam trong nước tham gia.
+Năm 1931, Tạ Thu Thâu lập Đông Dương Cộng sản đảng.Nhóm này có tờ Vô Sản
+Năm 1932, Huỳnh Văn Phương và Phan Văn Chánh lập Tả Đối lập Tùng thư. Nhóm này dịch Tuyên ngôn Cộng sản và khoảng 15 tác phẩm cộng sản khác. Năm 1933, 12 người cộng sản bị bắt giam trong những thời điểm khác nhau. Trong khoảng 1932-1933, Tạ Thu Thâu đưa ra ý kiến là hai phái đệ tam và đệ tứ cộng tác, nhưng hai nhóm cộng sản sau chia rẽ. Ngày 21 tháng giêng năm 1933, Tạ Thu Thâu được tha, các nhóm đệ tứ lại hoạt động. Sau 1945, các đảng viện cộng sản nhóm đệ tứ bị phe Stalin giết , một số mai danh ẩn tích, một số quy hàng.
III.3 .1. Tạ Thu Thâu ((1906–1945)
Tạ Thu Thâu sinh tại xã Tân Bình, tổng An Phú, tỉnh Long Xuyên. Sau khi đậu bằng Tú tài Bản xứ (Baccalauréat Franco-Indigène) ông dạy học ở trường tư thục Nguyễn Xích Hồng, Sài Gòn và tham gia những tổ nhóm thanh niên yêu nước, trong đó có đảng Thanh niên An Nam (Jeune Annam) năm 1925. Sau đó hội đoàn này bị nhà cầm quyền thuộc địa giải tán.Năm 1926, Tạ Thu Thâu tham gia nhiều cuộc biểu tình phản đối chính phủ Pháp, đòi các quyền tự do, dân chủ cho dân Việt. Qua Pháp tháng 7-1927 khi 21 tuổi, học Khoa học tại Đại học Paris, ông gia nhập đảng An Nam Độc lập Đảng (PAI) của Nguyễn Thế Truyền và đảm nhiệm điều khiển đảng này năm 1928 sau khi Nguyễn Thế Truyền về nước. Ông đứng tên cùng với Huỳnh Văn Phương xuất bản tờ La Résurrection chống chính phủ Thuộc địa. Chỉ được ít lâu báo bị đình bản và đảng Độc lập bị giải tán.
Năm 1929, ông tham gia hội nghị Liên đoàn Phản Đế (Liên hiệp Chống Chủ nghĩa Đế quốc) ở Frankfurt, Đức. Cùng năm đó, ông bắt đầu tiếp xúc với các nhóm tả, chống chủ nghĩa thực dân tại Paris, như Felicien Challey, Francis Jourdain và nhà văn, nhà sử học Daniel Guérin. Ông được Alfred Rosmer - một người bạn, người đồng chí, học trò của Trotsky - giới thiệu vào tổ chức Trốt-kít tại Pháp. Từ đó, ông trở thành một lãnh tụ Trốt-kít Việt Nam đầu tiên.
Ngày 20-5-1930, Tạ Thu Thâu cùng một số kiều dân Việt ở Pháp tham gia cuộc biểu tình trước điện Elysée phản đối việc xử tử Nguyễn Thái Học và 12 đồng chí Việt Nam Quốc dân đảng ở Yên Bái. Vì vậy, ông bị bắt cùng 18 thành viên Tổng hội Sinh viên Đông Dương (Association Générale des Etudiants Indochinois) trong đó có Nguyễn Văn Tạo (Stalinist), Trần Văn Giàu( Stalinist) và bị trục xuất về Việt Nam vào cuối tháng 5. Về nước, Tạ Thu Thâu tổ chức và lãnh đạo phong trào Tả Đối lập Trốt-kít (L'Opposition de Gauche), ông hoạt động cách mạng bằng nhiều phương tiện. Về báo chí, ông xuất bản tờ Vô sản (tháng 5-1932), làm báo Pháp ngữ La Lutte (Tranh đấu; tháng 4-1933); nhóm trí thức làm báo này được gọi là "Les Lutteurs" (nhóm Tranh đấu) theo tên tờ báo. gồm Nguyễn An Ninh, Phan Văn Hùm, Huỳnh Văn Phương, Trần Văn Thạch, Phan Văn Chánh, và Dương Bạch Mai (Stalinist). Vì những hoạt động này Tạ Thu Thâu bị kết án hai năm tù treo.
Đầu năm 1937, ông và các nhân vật trong nhóm Tranh đấu ứng cử vào Hội đồng Thành phố Sài Gòn nhân danh Sổ lao động cùng với Dương Bạch Mai, Nguyễn Văn Tạo ,Phan Văn Hùm đắc cử vẻ vang. Tuy vậy Tạ Thu Thâu bị bắt giam, mãi đến năm 1939 ông mới được thả.
Năm 1939, ông cùng nhóm Tranh đấu ứng cử vào Hội đồng Quản hạt Nam Kì. Cho rằng cuộc bầu cử tổ chức gian lận, ông phản đối với Toàn quyền Đông Dương và Quốc hội Pháp. Từ năm 1932 đến 1940, Tạ Thu Thâu bị bắt 6 lần và bị kết án 5 lần. Nếu cộng hết các án ông lãnh, ông bị tất cả 13 năm tù và 10 năm biệt xứ.
Cuối năm 1944, sau khi được phóng thích từ tù Côn Đảo, ông dự định thành lập đảng Xã hội Thợ thuyền. Ông ra Bắc bắt liên lạc với một số đồng chí nhằm xuất bản tờ báo Chiến Đấu, để làm cơ quan ngôn luận của đảng Xã hội Thợ thuyền miền Bắc. Ông cũng tham gia nhiều cuộc mít tinh của thợ mỏ tại Hải Phòng, Nam Định, Hải Dương.Tháng 9-1945, sau khi Nhật đảo chánh Pháp, ông về Nam. Trên đường về, ông bị Việt Minh bắt và sát hại tại Quảng Ngãi.
Một giả thuyết cho rằng Trần Văn Giàu đã ra lệnh giết Tạ Thu Thâu. Daniel Guérin cho rằng có thể lệnh giết đến từ Hồ Chí Minh. Trong buổi phỏng vấn ngày 25 tháng 6 năm 1946, Hồ Chí Minh đã trả lời đảng viên Xã hội Daniel Guérin về cái chết của Tạ Thu Thâu như sau: "Ce fut un patriote et nous le pleurons... Mais tous ceux qui ne suivent pas la ligne tracée par moi seront brisés" ([Tạ Thu Thâu] là một nhà ái quốc, chúng tôi đau buồn khi hay tin ông mất... Nhưng tất cả những ai không theo con đường tôi đã vạch đều sẽ bị tiêu diệt).http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%A1_Thu_Th%C3%A2u III.3 .2. Phan Văn Hùm (1902 - 1946),
Phan Văn Hùm sinh trưởng trong một gia đình nông dân, bút danh Phù Dao, là một nhà báo, nhà văn, nhà cách mạng, lãnh tụ phong trào Cộng sản Đệ Tứ Việt Nam. Phan Văn Hùm sinh tại ấp Búng, làng An Thạnh, Lái Thiêu, Thủ Dầu Một (nay là tỉnh Bình Dương). Vợ chính của ông là Dương Thị Lại (1905-1992), vợ thứ là Mai Huỳnh Hoa (1910-1987), cháu ngoại của nữ sĩ Sương Nguyệt Anh và là chắt ngoại nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu. Ông học trường Cao đẳng Công Chánh Hà Nội (1924-1925) , làm tham tá công chính ở Huế. Đến năm 1927 bị buộc thôi việc vì ủng hộ nữ sinh trường Đồng Khánh bãi khóa nhân đám tang Phan Châu Trinh.
Ngày 28 tháng 9 năm 1928, Phan Văn Hùm cùng Nguyễn An Ninh đi Bến Lức (Long An), cãi nhau với cảnh sát rồi đánh cảnh sát, phải vào Khám Lớn Sài Gòn. Những ngày ở trong tù, Phan Văn Hùm viết tác phẩm Ngồi Tù Khám Lớn, nhà in Bảo Tồn nhận ấn hành, nhưng sách mới ra thì bị cấm (1929). Ngày 8 tháng 5 năm 1929, ông bị tòa tuyên phạt ba tháng tù treo và phạt tiền. Tháng 9 năm đó, Phan Văn Hùm sang Pháp học tại Đại học Sorbonne (Paris), đỗ Cử nhân và Cao học triết. Ra trường, ông đi dạy tiếng Việt ở Toulouse. Ở đây, ông chịu ảnh hưởng của phái Đệ tứ cộng sản Pháp, nên có những tư tưởng và hành động khiến nhà cầm quyền lưu ý, lùng bắt.
Ông trốn sang Bỉ rồi về Sài Gòn vào tháng 7 năm 1933. Về nước, Phan Văn Hùm hợp tác với Nguyễn An Ninh, Tạ Thu Thâu, Trần Văn Thạch, Lê Văn Thử, Hồ Hữu Tường ra báo La Lutte (Tranh đấu), làm chủ bút tờ Đồng Nai và viết cho nhiều báo khác... Ngoài việc viết báo, ông còn đi dạy học ở các trường trung học tư thục, trường Trung học Paul Doumer. Được ít lâu thì ông bị thôi việc vì tổ chức các giáo viên bãi khóa . Năm 1936, Phan Văn Hùm với Tạ Thu Thâu, Nguyễn Văn Tạo (Stalinist), trúng cử vào Hội đồng thành phố Sài Gòn. Năm 1937, ông viết tác phẩm Nỗi lòng Đồ Chiểu và Biện chứng pháp phổ thông (tập hợp những bài diễn thuyết của ông về đề tài này tại Hội quán Khuyến học hội). Tháng Tư năm 1939, ông ứng cử vào Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ trúng cử, nhưng bị nhà cầm quyền Pháp ở Nam Kỳ tìm cách loại bỏ ông.
Qua những bài viết nhằm tuyên truyền tư tưởng cách mạng vô sản, phản đối chính sách bất công của Pháp... khiến ông bị cáo buộc là làm mất an ninh chính trị, bị kết án 3 năm tù, đày đi Côn Đảo. Trong ngục ông bị bệnh phù thũng Năm 1942, Phan Văn Hùm được thả nhưng vẫn bị quản thúc tại Tân Uyên (Biên Hòa). Những ngày ở đây, ông viết bộ Phật giáo triết học. Đầu năm 1946, khi Pháp đánh chiếm lại Nam Bộ, Phan Văn Hùm bị Kiều Đắc Thắng giết tại miền Đông Nam Bộ. Theo nguồn khác thì Phan Văn Hùm bị Dương Bạch Mai, nhóm Đệ tam Cộng sản giết trên chặng đường sắt giữa ga Phan Thiết và Tháp Chàm và thi thể bị ném sống sông. Sau 1945, các đảng viên đệ tứ quốc tế phải đầu hàng cộng sản đệ tam như Trương Tửu, hoặc từ bỏ Trotskyism như Hồ Hữu Tường, Lê Văn Siêu, hoặc biệt tích, không rõ bị giết hay ẩn dật.
Nói chung, các đảng viên đệ tứ Quốc tế đã hoạt động công khai chống Pháp, tham gia đấu tranh nghị trường và đã được nhân dân nhiệt liệt ủng hộ. Tờ báo La Lutte là cơ quan ngôn luận của tổ chức Trotkyist tại Việt Nam đã gây được tiếng vang trong nước. Lúc phe Stalin yếu thì họ cộng tác với các đảng pháì khác, nhưng khi đủ mạnh, hoặc có lệnh của Quốc tế thì họ trở mặt. Năm 1938, những đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam (Đệ Tam) rút khỏi nhóm La Lutte. Những người Cộng sản Đệ Tứ tiếp tục xuất bản tờ La Lutte và thêm mục Tiếng Việt. Sau khi việc hợp tác giữa Đệ Tứ và Đệ Tam sụp đổ hai bên công kích lẫn nhau. Đệ Tứ chỉ trích những quan điểm của Đệ Tam như : “thực hiện chủ nghĩa xã hội trong một nước” , “chế độ độc đảng”, “ chính sách manh động trong cuộc nổi dậy Xô viết Nghệ Tĩnh”, “sùng bái Stalin”. Hồ Chí Minh nói rằng Troskist không còn là một khuynh hướng chính trị mà trở thành “ một đàn chó săn cho phát xít Nhật và phát xít quốc tế”.
Cộng sản phe Stalin vì chủ trương độc tài đã sát hại những nhân tài Việt Nam để cho họ chiếm độc quyền . Hồ Chí Minh và đảng cộng sản Việt Nam phải chịu trách nhiệm trước lịch sử vì đã phản quốc, hại dân, và phạm tội diệt chủng, đã sát hại nhóm đệ tứ quốc tế, Việt Nam Quốc Dân đảng, Đại Việt và các nhân sĩ như Huỳnh Phú Sổ, Phạm Quỳnh, Hồ Văn Ngà. . .So với thực dân Pháp, đảng cộng sản tàn ác, độc hại hơn nhiều vì thực dân chỉ bỏ tù vài năm còn cộng sản thì giết tuyệt.
III.3.3. Trần Văn Thạch (1905-1946)
Ông sinh trưởng tại Phú Lâm Chợ Lớn, học trường đại học Toulouse (Pháp), về nước dạy học, cộng tác với các báo La Cloche Fêlée, La Lutte, và Đồng Nai. Ông thuộc nhóm đệ tứ quốc tế. Năm 1937, ông cùng các ông Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, đắc cử hội đồng quản hạt. Năm 1939, vì các bài viết chống Pháp, ông bị bắt giam. Năm 1944, ông được trả tự do nhưng bị chỉ định cư trú tại Cần Thơ, đầu 1945 mới về Saìgòn. Năm 1946, ông bị cộng sản sát hại.
III.3.4. Huỳnh Văn Phương (1906-1946)

Huỳnh Văn Phương sinh ngày 30-5-1906, tại làng Châu Hưng, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre. Ông xuất thân trong một gia đình điền chủ ở Bến Tre, và là chú ruột Phó Thủ tướng Huỳnh Tấn Phát. Ông là luật sư, nhà báo, nguyên Giám đốc Sở Công an Nam Bộ thời chính phủ Trần Trọng Kim, Thuở nhỏ ông học ở Sài Gòn, Pháp, năm 1930 tham gia biểu tình ủng hộ Nguyễn Thái Học bị Pháp trục xuất về Việt Nam. Sau ra Hà Nội học tại Trường Đại học Luật Đông Dương, tốt nghiệp cử nhân luật, tập sự, hành nghề luật sư ở Hà Nội rồi Sài Gòn trước năm 1945. Những năm 30, ông tham gia các tổ chức yêu nước chống Pháp tại Hà Nội, Sài Gòn, có chân trong nhóm Tranh đấu của Phan Văn Hùm, Tạ Thu Thâu, Trần Văn Thạch... Ông từng cộng tác với báo La Cloche, Le Peuple, L'Avant garde, Đồng Nai, Công Luận, Thần Chung...ở Sài Gòn.Sau ngày 9-3-1945, ông giữ chức Tổng Giám đốc Công an Nam Bộ của chính phủ Trần Trọng Kim. Trong thời gian tại chức. Ngày 23-9-1945, mặt trận Tây Nam Sài Gòn vỡ, ông lui về Bình Chánh bị cộng sản bắt giết ở Chợ Đệm cuối năm 1946. Con trai ông là Huỳnh Minh Nhựt (đã quá cố) tham gia kháng chiến chống Pháp, năm 1954 tập kết ra Bắc, sau năm 1975 về Sài Gòn làm Tổng biên tập Tuần báo Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh (. Ông là tác giả nhiều bài viết về thời sự, luật pháp trên các báo vừa dẫn ở trên và tác phẩm La piastre et la classe ouvrière (1935, Sài Gòn)

III.4 . PHÁI STALIN (Đệ tam Quốc tế)
III.4.1. Ngô Gia Tự (1908-1935).
Người đầu tiên sáng lập đảng cộng sản thuộc phái Stalin tại Việt Nam là Ngô Gia Tự. Ông sinh tại làng Tam Sơn, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh. trong một gia đình Nho giáo. Ông học trường Bưởi rồi hoạt động chống Pháp. Tháng 3 năm 1929, ông thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam. Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, ông được bầu làm Bí thư Xứ ủy lâm thời của Đảng bộ Nam Kỳ. Đến cuối năm 1930, ông bị thực dân Pháp bắt tại Sài Gòn và đày ra Côn Đảo vào tháng 5 năm 1933. Ông bị mất tích trong một chuyến vược ngục đầu năm 1935 cùng với các bạn tù khác.
Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam cũng như tiểu sử các lãnh tụ cộng sản thường là mâu thuẫn, và không ăn khớp nhau. Xin dẫn chứng một số tài liệu:

Khác với người anh trai là Ngô Gia Lễ học hành để làm quan, Ngô Gia Tự đã giác ngộ cách mạng nên xác định học hành để có thêm kiến thức phục vụ công cuộc giải phóng dân tộc. Ngô Gia Tự đã hăng hái gia nhập tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội và giữa năm 1927, được Kỳ bộ Bắc kỳ chỉ định vào Tỉnh bộ Bắc Ninh để gây dựng cơ sở ở địa phương. Năm 1928, Ngô Gia Tự được đưa về hoạt động tại Kỳ bộ Bắc kỳ. Sau đó thực hiện chủ trương “vô sản hóa” Ngô Gia Tự đã vào Sài Gòn làm phu đẩy xe than, làm công nhân khuân vác ở các bến tàu. Qua công việc, anh đã giác ngộ được nhiều công nhân lao động về con đường cách mạng. Qua thực tế, Ngô Gia Tự thấy rằng ở trong nước cần thiết phải có một đảng cộng sản để lãnh đạo phong trào. Vì thế, Ngô Gia Tự lại ra Bắc cùng một số đồng chí khác chuẩn bị thành lập Đảng cộng sản. Ngô Gia Tự đã cùng một số đồng chí khác thành lập Chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên vào tháng 3-1929 ở số nhà 5D phố Hàm Long (Hà Nội).
http://www.baobinhduong.org.vn/detail.aspx?Item=16724

Mùa hè năm 1926, khi đang theo học năm thứ tư, sau khi tham gia đấu tranh đòi bọn thống trị Pháp phải thả nhà yêu nước Phan Bội Châu, đòi truy điệu đồng chí Phan Chu Trinh, Ngô Gia Tự đã bỏ học về quê vừa lao động, vừa tiếp tục tham gia hoạt động cách mạng. Cuối năm 1926, đồng chí gia nhập Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội (VNTNCMĐCH) và ít lâu sau đồng chí được cử sang Quảng Châu (Trung Quốc) dự lớp huấn luyện của Đảng bộ VNTNCMĐCH do Nguyễn Ái Quốc phụ trách và làm giảng viên. Sau 2 tháng huấn luyện, đồng chí trở về quê hương tuyên truyền gây dựng cơ sở cách mạng. Đầu tháng 7 năm 1927, đồng chí thành lập Chi hội VNTNCMĐCH ở làng Tam Sơn và tập hợp quần chúng tích cực tham gia hội công ích. Đồng chí đã đến làng Phật Tích ( Tiên Du), Lạc Thổ (Thuận Thành), phố Thị Cầu, Đáp Cầu, Tiền An, Vệ An, Niềm Xá ( thị xã Bắc Ninh), phủ Lạng Thương (thị xã Bắc Giang)... để giác ngộ quần chúng , gây dựng cơ sở cách mạng. Cuối năm 1927, tỉnh bộ VNTNCMĐCH Bắc Ninh- Bắc Giang được thành lập, đồng chí tham gia BCH, sau đó làm bí thư tỉnh bộ Bắc Ninh- Bắc Giang và được bầu làm Uỷ viên kỳ bộ VNTNCMDDCH Bắc Kỳ. Mùa thu năm 1928, với tư cách là thí sinh tự do, đồng chí Ngô Gia Tự đỗ tú tài. Tháng 9 năm 1928, Kỳ bộ VNTNCMĐCH Bắc Kỳ mở hội nghị tại nhà đồng chí Ngô Gia Tự. Một trong những nội dung quan trọng nhất của Hội nghị là quyết định chủ trương "Vô sản hoá", đưa các hội viên vào hầm mỏ, đồn điền để thâm nhập vào cuộc sống lao động và tự rèn luyện mình theo lập trường của giai cấp công nhân; tuyên truyền giác ngộ tổ chức công nhân và những người lao động đi theo con đường cách mạng. Bản thân đồng chí đi "vô sản hoá" tại bến cảng nhà Rồng (Sài Gòn). Cuối tháng 3 năm 1929, tại Đại hội VNTNCMĐCH toàn quốc ở Hương Cảng (Trung Quốc), Ngô Gia Tự và các đại biểu Bắc Kỳ đã đấu tranh kiên quyết yêu cầu thành lập ngay Đảng Cộng sản ở Việt Nam nhưng không đạt kết quả. Đoàn đại biểu Bắc kỳ tuyên bố ly khai đại hội, trở về nước và tiếp tục lãnh đạo phong trào đấu tranh của công nhân và nông dân. Ngày 17 tháng 6 năm 1929, tại số nhà 312 phố Khâm Thiên (Hà Nội), Đông Dương Cộng sản Đảng được thành lập, đồng chí Ngô Gia Tự được cử vào BCH Trung ương lâm thời. Đầu tháng 7 năm 1929, đồng chí Ngô Gia Tự trở về Bắc Ninh, lập ra Chi bộ Cộng sản đầu tiên của tỉnh gồm 3 đồng chí: Hồ Ngọc Lân, Phan văn Chất, Nguyễn Hữu Căn (tức Phi Vân). Các đảng viên trong chi bộ tích cực tuyên truyền tuyên ngôn điều lệ của Đông dương Cộng sảnĐảng. Ngày 4 tháng 8 năm 1929, tại núi Hồng Vân (núi Lim, Tiên du), Đông Dương Cộng sản Đảng Bắc Ninh- Bắc Giang đã ra đời, kịp thời lãnh đạo phong trào cách mạng trong tỉnh.Cuối tháng 7 năm 1929, với cương vị là Uỷ viên BCH lâm thời Đông Dương Cộng sản Đảng, đồng chí Ngô Gia Tự vào Nam kỳ hoạt động và xây dựng các chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng như chi bộ nhà máy Ba Son (Sài Gòn), chi bộ đồn điền cao su Phú Riềng (Bình Dương), chi bộ xã Vĩnh Kim (Tiền Giang).http://www.bacninh.gov.vn/Story/VanHoaDuLich/DiTichDiSanVanHoa/2005/6/503.html
III.4.2. Châu Văn Liêm ( 1902 - 1930)

Châu Văn Liêm sinh tại làng Thới Thạnh, huyện Ô Môn, tỉnh Cần Thơ trong một gia đình Nho học nghèo. Năm 1922, sau khi có bằng Thành chung, ông vào học tại trường Sư phạm Đông Dương tại Sài Gòn. Sau khi tốt nghiệp trường Sư phạm Đông Dương năm 1924, ông lần lượt dạy học tại Long Xuyên (An Giang) và Chợ Thủ (An Giang). Trong quá trình dạy học, ông đã thành lập các tổ chức như Việt Nam phục quốc Đảng (tại Cần Thơ), Hội giáo viên, học sinh yêu nước Long Xuyên (1926), mở học đường tại Sa Đéc. Sau đó ông được cử vào ban thường vụ kì bộ Việt Nam Cách mạng Đồng chí Hội Nam Kỳ. Ông thôi dạy học và chuyên tâm làm cách mạng.
Ngày 6 tháng 1 năm 1930, ông cùng với Nguyễn Thiệu được An Nam Cộng sản Đảng cử đi dự hội nghị thống nhất hai tổ chức cộng sản trong nước, thành lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam, dưới quyền chủ tọa của Nguyễn Ái Quốc tại Cửu Long, Hương Cảng, (Trung Quốc). Đến ngày 4 tháng 5 năm 1930, ông trực tiếp lãnh đạo cuộc biểu tình có hàng nghìn nhân dân tham dự, kéo từ Đức Hòa lên Chợ Lớn. Ông dẫn đầu đoàn người hô hào đòi giải phóng dân tộc, đưa yêu sách của nhân dân, đòi giảm sưu thuế... Ông bị cảnh sát Pháp bắn và mất lúc mới 28 tuổi. Tên ông được đặt cho ba trường phổ thông và một số con đường tại An Giang, Cần Thơ và thành phố Sài gòn.
III.4.3. Đào Duy Anh ( 1904 1988 )
Ông sinh tại Thanh Hóa là nhà sử học, nhà từ điển học, nhà nghiên cứu văn hóa, văn học dân gian nổi tiếng của Việt Nam. Sau khi đỗ Thành Chung ở Huế, ông xin dạy học ở trường tiểu học Đồng Hới (Quảng Bình).
Năm 1926, ông từ chức giáo học, gặp Phan Bội Châu đang bị giam lỏng ở chùa Phổ Quang, và gặp Huỳnh Thúc Kháng đang làm Viện trưởng Viện Dân biểu Trung Kỳ. Ông làm Thư ký tòa soạn báo Tiếng dân của Huỳnh Thúc Kháng . Đào Duy Anh tham gia Việt Nam Cách mạng Đảng năm 1926 sau là Tân Việt đảng. Đảng này vốn mang tên Hội Phục Việt , sau đổi là Hội Hưng Nam , rồi này đổi tên thành Tân Việt Cách mạng Đảng (tháng 7 năm 1928), ông trở thành Tổng Bí thư. Năm 1928, ông sáng lập Quan hải tùng thư, với sự cộng tác của những trí thức như Võ Liêm Sơn, Trần Đình Nam, Phan Đăng Lưu... xuất bản những tập sách phổ thông, ông lấy biệt hiệu là Vệ Thạch (chim tinh vệ). Tháng 7 năm 1929, Đào Duy Anh bị chính quyền Pháp bắt giam cho đến đầu năm 1930.

Từ đó ông chuyên tâm nghiên cứu văn hóa . Sau đảo chính tháng Tám 1945, Đào Duy Anh được mời giảng dạy môn Lịch sử tại Đại học Văn khoa Hà Nội. Năm 1952, Đào Duy Anh về Thanh Hóa giảng dạy tại trường Dự bị Đại học. Năm 1954, ông trở về Hà Nội giảng dạy tại trường Đại học Sư phạm và Đại học Văn khoa. Năm 1956, khi trường Đại học Tổng hợp Hà Nội thành lập, ông được cử làm Chủ nhiệm Bộ môn Cổ sử Việt Nam cho đến năm 1958. Năm 1956, ông có bài trả lời phỏng vấn về vấn đề mở rộng tự do, dân chủ đăng trên bán nguyệt san Nhân văn số 5 (ngày 20 tháng 11) và cũng bị cộng sản hành hạ. Năm 1958, Đào Duy Anh chuyển sang làm việc tại Bộ Giáo dục, năm 1960 chuyển sang Viện Sử học. Ông nghỉ hưu năm 1965 nhưng vẫn tiếp tục nghiên cứu cho đến khi qua đời năm 1988.
III.4.4. Hồ Chí Minh (1890 – 1969) và đảng cộng sản

Hồ Chí Minh được lệnh Quốc tế 3 tập hợp các đảng cộng sản Việt Nam. Hồ Chí Minh tên là Nguyễn Tất Thành, cũng có tên là Nguyễn Sinh Cung con trai của Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, người Nghệ An. Năm 1911, ông xin làm phụ bếp ở tàu Amiral Latouche-Tréville rồi sang Pháp . Khi đến Marseille, ông xin học trường Hành chánh thuộc địa Pháp (French Colonial Administrative School) nhưng bị từ chối. Ông làm người quét dọn, bồi bàn và thợ sửa phim ảnh đồng thời đến thư viện đọc sách.

Năm 1912, ông làm bếp phụ trên một chiếc tàu rồi sang Mỹ. Tại Pháp, ông viết báo chống Pháp.Năm 1913, ông sang Anh. Tài liệu của Cộng sản nói rằng năm 1919-23, ông theo đảng Cộng sản Pháp. Năm 1923, ông sang Moscow trở thành nhân viên của Quốc tế cộng sản 3, và tham gia đại hội quốc tế lần thứ 5 vào tháng 6-1924 nhưng không biết thực hư như thế nào. [2]. Sau ông qua Trung Quốc. Năm 1925, ông bán Phan Bội Châu cho Pháp với giá 100 ngàn đồng Đông dương. Ông lấy vợ người Hoa tên là Tăng Tuyết Minh (Zeng Xueming), vào tháng 10-1926. Năm 1927, ông sang Nga, bị bệnh lao phải chữa trị tại đây. Sau ông đi nhiều nơi như Pháp, Đức, Ý, Thái lan, Hương Cảng. Tháng 6-1931, ông bị bắt tại Hương Cảng, rồi chết tại đây, nhưng cũng có nguồn tin nói rằng quốc tế cộng sản phao tin ông đã chết năm 1932. Ông Hồ Tuấn Hùng người Đài Loan trong quyển Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo cho rằng Hồ Chí Minh là người Trung Quốc lộn sòng. Trong quyển Ho Chi Minh the Missing Years (1919-1941),
bà Sophie Quinn-Judge đã viết rằng Nguyễn Ái Quốc chết năm 1932 tại Hongkong, và an táng tại Mạc Tư Khoa. Thật ra việc tìm hồ sơ của cộng sản tại Nga cũng như tại Việt Nam nói chung và Hồ Chí Minh nói riêng rất khó vì tại các xứ này giấy tờ đã bị mất mát , bị thiêu hủy, hoặc thay đổi sửa chửa theo từng thời đại. Ngày nay, xác ông Hồ hiện còn ở Hà Nội, việc xác định căn cước của ông có lẽ khộng khó.
Tài liệu Nhà Văn Hóa Thanh Niên ở Saigon viết về thân thế Hồ Chí Minh như sau:
Năm 1919, Người gia nhập Đảng Xã hội Pháp và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp. Đầu năm đó, Người gửi đến Hội nghị Véc-xây (Pháp) "Bản yêu sách của nhân dân Việt Nam", đòi Chính phủ Pháp phải thừa nhận các quyền tự do và bình đẳng của dân tộc Việt Nam. . Tháng 12/1920, trong Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp, Người bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Sự kiện trên đây đánh dấu bước ngoặt trong đời hoạt động cách mạng của Người, bước ngoa chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa cộng sản Năm 1921, Người tham gia thành lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa và năm 1922 xuất bản báo "Người cùng khổ" ở Pháp. Tháng 6/1923, Người từ Pháp đi Liên Xô, nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, tiếp tục nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin và tham gia công tác của Quốc tế cộng sản.
Cùng năm đó, Người được bầu vào Đoàn Chủ tịch Quốc tế nông dân. Năm 1924, người dự Đại hội lần thứ 5 của Quốc tế cộng sản và được cử làm Ủy viên Bộ phương Đông, phụ trách Cục phương Nam, hướng dẫn và xây dựng phong trào cách mạng và phong trào Cộng sản ở các nước Đông - Nam châu Á. Năm 1925, Người thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông. Tháng 6/1925, Người tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội, mà hạt nhân là Cộng sản Đoàn, đồng thời ra báo Thanh niên và mở lớp huấn luyện đào tạo hàng trăm cán bộ đưa về nước hoạt động. Ngày 3/2/1930, Người triệu tập hội nghị hợp nhất tại Cửu Long (Hương Cảng) để thống nhất các nhóm cộng sản trong nước thành Đảng Cộng sản Việt Nam. http://www.nvhtn.org.vn/tintuc.php?id=43

Người Anh thả ông ra, ông sang Nga. Năm 1938, ông trở lại Trung Quốc tham gia quân đội Trung quốc. Năm 1940, ông đổi tên là Hồ Chí Minh. Theo lệnh Quốc tế cộng sản, Nguyễn Ái Quốc triệu tập các đại biểu cộng sản Việt Nam họp từ ngày 6 tháng 1 năm 1930 đến ngày 7 tháng 2 năm 1930 tại Hương Cảng, trên cơ sở thống nhất ba tổ chức cộng sản tại Đông Dương (Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng; thành viên từ một nhóm thứ ba tên là Đông Dương Cộng sản Liên đoàn không kịp có mặt) thành đảng Cộng sản Việt Nam. Người cộng sản Việt Nam chỉ muốn nêu tên Hồ Chí Minh mà không nói rõ những lãnh đạo cộng sản đã đi tiên phong.

Các tài liệu đều nói Hồ Chí Minh lập ra hội Việt Nam Cách mạng Đồng chí Hội . Tự Điển Bách Khoa Toàn Thư Việt Nam viết như sau về Việt Nam Cách mạng Đồng chí Hội :
Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên), tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản do Nguyễn Ái Quốc thành lập ở Quảng Châu (Trung Quốc) tháng 6.1925. Hội tập hợp những người Việt Nam yêu nước, quyết hi sinh tính mệnh, quyền lợi để giành lại độc lập cho đất nước và phấn đấu thực hiện chủ nghĩa cộng sản. Cơ quan trung ương của Hội đóng tại Quảng Châu (Trung Quốc). Tại đây, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Nguyễn Ái Quốc, Hội xuất bản tuần báo "Thanh niên", mở các lớp huấn luyện chính trị, cử cán bộ về nước, xuất bản các ấn phẩm tuyên truyền. Hội đặt quan hệ với nước Nga Xô Viết, các tổ chức cách mạng ở Trung Quốc và các nước khác. Từ 1926, VNTNCMĐCH bắt đầu đặt những cơ sở đầu tiên trong nước. Hà Nội, Vinh, Sài Gòn trở thành 3 trung tâm quan trọng, từ đó gây dựng cơ sở khắp đất nước. Năm 1927, các kì bộ lần lượt ra đời, sau đó là tỉnh bộ, thành bộ và cuối cùng là huyện bộ. Năm 1929, cơ cấu tổ chức của Hội gồm 5 cấp được thiết lập và phát triển khắp đất nước. Số lượng hội viên lên tới 1.700 người. Hội đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa Mac - Lênin trong nhân dân và trở thành hạt nhân lãnh đạo phong trào đấu tranh của nhân dân chống Pháp. Đến giữa năm 1929, cùng với việc thực hiện phong trào "vô sản hoá", phần lớn các hội viên đã hướng tới việc thành lập một tổ chức cộng sản thay cho VNTNCMĐCH. Đại hội I của Hội họp ở Hương Cảng tháng 5.1929 đánh dấu sự phân liệt của tổ chức cách mạng này. Từ đó, hai tổ chức cộng sản lần lượt xuất hiện: Đông Dương Cộng sản Đảng (6.1929) và An Nam Cộng sản Đảng (8.1929). Những người còn lại đã thành lập Đông Dương Cộng sản Liên đoàn. Ngày 3.2.1930, ba tổ chức cộng sản đã khai mạc hội nghị, thống nhất thành một chính đảng duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam.
III.4.4.1. Đông Dương Cộng sản Đảng

Theo các tài liệu của đảng cộng sản, tháng 3-1929, những người cộng sản ở Bắc Kỳ gồm Trần Văn Cung, Trịnh Đình Cửu, Nguyễn Đức Cảnh, Ngô Gia Tự, Đỗ Ngọc Du, Nguyễn Phong Sắc, Nguyễn Văn Tuân, Dương Hạc Đính họp tại 5 D Hàm Long, Hà Nội, bàn định lập chi bộ cộng sản đầu tiên tại Hà Nội, sau đó tiến lên việc thành lập đảng cộng sản thay thế Việt Nam Cách Mạng Đồng Chí Hội. Ngày 1-5-1929, đại hội toàn quốc Việt Nam Cách Mạng Đồng Chí Hội không chấp thuận việc giải tán hội để lập đảng cộng sản, nhóm Bắc kỳ bỏ ra về . Ngày 17-6-1929, nhóm trên họp tại số 316 khâm Thiên, Hà Nội thông qua quyết định xuất bản tờ Búa Liềm và xúc tiến thành lập đảng Đông Dương cộng sản.
III.4.4.2. An Nam Cộng sản đảng

Sau đại hội Việt Nam Cách Mạng Đồng Chí Hội bế mạc, thì 6 ủy viên Châu Văn Liêm, Phạm Văn Đồng, Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Thiệu, Nguyễn Sĩ Sách bàn định việc thành lập đảng cộng sản. Sự kiện này đưa đến việc thành lập các đảng Cộng sản Trung kỳ, Nam Kỳ, Thái Lan và Hongkong.
-Tháng 9-1929, hội nghị tại phòng 1, lầu 2 của Phong Cảnh khách lâu tại đường Bonard Philippine, Sàigòn ( Lê Lợi- Nguyễn Trung Trực) thành lập An Nam Cộng sản đảng . Ban lãnh đạo lâm thời có Nguyễn Thiệu , Châu Văn Liêm, Lê Hồng Sơn, Nguyễn Sĩ Sách, Trần Văn Náo, Hồ Tùng Mậu; Châu văn Liêm làm bí thư.
III.4.4.3. Tân Việt đảng và Đông Dương Cộng sản Liên đoàn.

Đảng Tân Việt vốn là một đảng phái quốc gia, gồm Đặng Thai Mai, Trần Huy Liệu, do Đào Duy Anh làm tổng bí thư, lấy Quan Hải Tùng Thư ở Huế của Đào Duy Anh làm nơi gặp gỡ. Do Pháp bắt nhóm này , không ai lãnh đạo, đảng cộng sản liền cướp đảng này.
Trong THE LAST EMPERORS OF VIETNAM FROM TỰ ĐỨC TO BẢO ĐẠI, Oscar Chapuis viét rằng hội Phuc Việt (Restoration of Vietnam) được thành lập tháng 8- 1917 tại Côn Đảo, do các chí sĩ Lê Van Huấn, Trần Hoành, Nguyễn Đinh Kiên and Phạm Cao Đãi. Năm 1925, hội Phục Việt đổi thành Hưng Nam hội ( Vietnam Renaissance Association ), sau đổi thành Việt Nam Cach mang đảng (Viet Nam Revolutionary Party ) sau lai đổi thành Tân Việt đảng ( New Vietnam party) (Oscar Chapuis, 102)
Theo tài liệu cộng sản, ngày 1-1-1930, các thành viên Tân Việt Cách Mạng đảng các ông Trần Hữu Chương, Nguyễn Khoa Văn (Hải Triều), Nguyễn Xuân Thanh, Trần Đại Quá, Ngô Đức Đề, Ngô Đình Mãn, Lê Tiềm, Lê Tốn. Đại hội đang hội họp , chưa bầu ban chấp hành thì bị Pháp bắt.
Mọi việc liên hệ đến Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh đều đáng nghi ngờ vì bản thân ông là một người gian và ác. Ông là người chú trọng việc tuyên truyền, đánh bóng cá nhân ông, mưu lợi cho bản thân ông cho nên việc ông giả danh Trần Dân Tiên [3], T. Lan, [4] việc ông bán Phan Bội Châu, việc ông giết Nông Thị Xuân [5] là những minh chứng cụ thể.
Việc ông ở trong ban sáng lập đảng cộng sản Pháp, việc ông dự đại hội Quốc tế 3 chưa biét thực hư như thế nào. Việc ông thành lập Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí hội, Tâm Tâm xã thì có giả thuyết cho rẳng hai tổ chức này do Phan Bội Châu thành lập, sau Nguyễn Ái Quốc bán Phan Bội Châu thì cướp tổ chức và người của Phan Bội Châu .Oscar Chapuis viết rằng Phan Bội Châu lập Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí hội, Cường Để làm chủ tịch, Phan Bội Châu làm Phó chủ tịch, Lý Thụy làm bí thư.( Oscar Chapuis, 102).
Trong quyển Ho Chi Minh the Missing Years (1919-1941), bà Sophie Quinn-Judge viết rằng một nhóm người tổ chức Tâm Tâm Xã nhưng họ không mời Phan Bội Châu tham gia (73) trong các tác phẩm, ta không thấy Phan Bội Châu nói gì về Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí hội, Tâm Tâm xã. Năm 1924, Phan Bội Châu định thành lập Việt Nam Quốc Dân đảng và giao bản dự thảo cho Hồ Tùng Mậu phụ trách, nhưng Hồ Tùng Mậu không biết từ lúc nào đã theo Nguyễn Ái Quốc. Theo Sophie Quinn-Judge, Việt Nam Quốc Dân đảng đã tổ chức thành các phân bộ (73).Việc Phan Bội Châu lập Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí hội, Tâm Tâm xã, thì chưa rõ là có hay không vì có nhiều ý kiến, nhiều tài liệu khác nhau.
Việc ông sang Nga rồi về Trung Quốc làm việc dưới trướng Mikhail Borodin khoảng 1924 chứng tỏ ông đã đầu quân cho đế quốc Liên Xô dưới nhãn hiệu Comintern. Còn việc ông Hồ lập Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí hội có chi nhánh khắp Bắc Nam Trung, đến tận các tỉnh cũng là một nghi vấn. Và việc ông triệu tập các đảng cộng sản trong nước cũng có nhiều nghi vấn. Trong Lịch sử đảng Cộng sản Việt Nam có đoạn
Lúc đó Nguyễn ái Quốc đang ở Xiêm tìm đường về nước thì nhận được tin Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên phân liệt, "những người cộng sản chia thành nhiều phái", Nguyễn ái Quốc rời Xiêm đến Hương Cảng (Trung Quốc). "Với tư cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản có đầy đủ quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến phong trào cách mạng ở Đông Dương", Người chủ động triệu tập "đại biểu của hai nhóm (Đông Dương và An Nam)" và chủ trì Hội nghị hợp nhất đảng tại Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc). Hội nghị bắt đầu họp ngày 6-1-1930. Sau này, Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng (1960) căn cứ vào những tài liệu hiện có, đã ra Nghị quyết về ngày thành lập Đảng, trong đó ghi rõ: "lấy ngày 3 tháng 2 dương lịch mỗi năm làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng.
Tham dự Hội nghị có hai đại biểu của Đông Dương Cộng sản Đảng (Trịnh Đình Cửu và Nguyễn Đức Cảnh) và hai đại biểu của An Nam cộng sản Đảng (Nguyễn Thiệu và Châu Văn Liêm). Tổng số đảng viên của Đông Dương cộng sản Đảng và An Nam cộng sản Đảng cho tới Hội nghị hợp nhất là 310 đồng chí (ở Xiêm: 40, Bắc Kỳ: 204, Nam Kỳ: 51, Trung Quốc và nơi khác: 15, Trung Kỳ thì ghép vào Bắc Kỳ và Nam Kỳ .( Sđd, 1998 t.2, tr. 21.)[6]
Hội nghị hoàn toàn nhất trí, tán thành việc hợp nhất hai tổ chức Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng thành một đảng duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam; thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng. Nhân dịp thành lập Đảng, Nguyễn ái Quốc viết Lời kêu gọi công nhân, nông dân, binh lính, học sinh, anh chị em bị áp bức bóc lột hãy gia nhập Đảng, đi theo Đảng để đánh đổ đế quốc Pháp, phong kiến An Nam và tư sản phản cách mạng "làm cho nước An Nam được độc lập.( Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.3, tr. 10.)[7]
+Nếu quả Nguyễn Ái Quốc lập Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí hội và có các kỳ bộ Bắc Nam Trung, và có các chi bộ đến tỉnh, huyện, tại sao ông không lập đảng cộng sản?
+Nếu ông Hồ đã tuyên truyền cộng sản trong Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí hội thì các ông Ngô Gia Tự, Châu Văn Liêm có thực là tham gia Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí hội hay không là một điều đáng nghi ngờ vì nếu tham gia Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí hội thì sao lại còn lập đảng cộng sản mới? Nhất là nhóm Ngô Gia Tự lại lên tiếng chống đối rồi ly khai Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí hội, và bỏ Quảng Châu mà về!
Lịch sử đảng Cộng sản Việt Nam viết về An Nam Cộng sản đảng như sau:
Lúc này (1929), Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội (VNTNCMĐCH) do Nguyễn Ai Quốc tổ chức là hội thanh niên yêu nước đã làm tròn nhiệm vụ của chính mình là chuẩn bị những điều kiện, những tiền đề cho ra đời một Đảng Cộng sản ở Việt Nam. Trong đại hội VNTNCMĐCH tại Hương Cảng tháng 5/1929, đoàn đại biểu Bắc kỳ nêu vấn đề thành lập Đảng Cộng sản. Đại biểu Bắc Kỳ ra về, sau đó lập ra Đông Dương cộng sản Đảng và có ảnh hưởng lớn ở Nam Kỳ và Trung Kỳ. Xu hướng muốn thành lập Đảng Cộng sản nổi lên rất mạnh trong thanh niên. Các đại biểu ở lại đại hội bầu ra Tổng bộ mới và trở thành "hội trù bị thành lập Đảng Cộng sản" có nhiệm vụ cải tổ VNTNCMĐCH thành lập các chi bộ và chuẩn bị cho ra đời Đảng Cộng sản.
Trong lúc đó, ở Sài Gòn (nay là Thành phố Hồ Chí Minh) có 3 tổ chức Cộng sản có lý tưởng giống nhau nhưng hoạt động không thống nhất. Sau đại hội VNTNCMĐCH, các đại biểu của Nam Kỳ cũng trở về hoạt động tích cực chuẩn bị cho việc thành lập Đảng Cộng sản. Khi nhận được thư của Tổng bộ ở Hương Cảng đồng ý việc thành lập Đảng Cộng sản (thư của đ/c Đỗ và đ/c Lê gửi ngày 20/7/1929), đ/c Châu Văn Liêm và một số đồng chí khác đã gặp Bàng Thống (tức Trần Tư Chính) đại diện cho Đông Dương cộng sản Đảng để bàn việc hợp nhất. Nhưng việc không thành, đ/c Châu Văn Liêm cùng với một số đồng chí khác đã họp tại nhà đ/c Châu Văn Liêm tại đường Hamelin (nay là đường Lê Thị Hồng Gấm) quyết định chọn những người ưu tú trong Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội tổ chức ra "An Nam cộng sản Đảng" vào cuối tháng 7, đầu tháng 8 năm 1929. Tháng 10 năm 1929, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, Lê Duy Điếm, Châu Văn Liêm và một số đang ở Trung Quốc thành lập chi bộ An Nam cộng sản Đảng. Sau đó đ/c Châu Văn Liêm đã triệu tập hội nghị gồm các đại biểu đã được chọn lọc và chỉ định ở các tỉnh để thành lập An Nam cộng sản Đảng.
Hội nghị gồm 30 người tổ chức tại "Phong cảnh khách lầu" ở góc đường Nguyễn Trung Trực và Lê Lợi. Các đại biểu dự hội nghị đều trở thành đảng viên và được giao nhiệm vụ chọn người phát triển Đảng và thành lập các chi bộ theo hệ thống An Nam cộng sản Đảng. Tháng 11 năm 1929, Lâm thời chấp ủy (tức Ban chấp hành trung ương lâm thời) của An Nam cộng sản Đảng được thành lập tại Sài Gòn do đ/c Châu Văn Liêm làm bí thư. Từ đó đến trước khi hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam, An Nam cộng sản Đảng đã có một hệ thống tổ chức vững mạnh và có tổ chức quần chúng rộng khắp ở các tỉnh Nam Kỳ. Tại Sài Gòn, An Nam cộng sản Đảng đã lập được Tổng công hội Nam Kỳ bao gồm nhiều công hội xí nghiệp, công hội thợ thủ công.
http://www.lichsuvietnam.vn/home.php?option=com_content&task=view&id=950&Itemid=65

+Hội nghị Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội tại Hương Cảng tháng 5/1929 không thuận cho Ngô Gia Tự lập đảng cộng sản, tại sao sau đó lại " bầu ra Tổng bộ mới và trở thành "hội trù bị thành lập Đảng Cộng sản"?+Thư của Tổng bộ Hương Cảng gửi ngày 20/7/1929,mà cuối tháng 7, Châu Văn Liêm đã nhận được ư?Vả lại, hội nghị tại Hương cảng đã quyết định lập đảng cộng sản thì sao còn xin phép?
+Tài liệu này nói ở Sài gòn có ba đảng cộng sản, là những đảng nào? Phải chăng là ba đảng đã nói hay còn có ba đảng khác?Tại sao lịch sử đảng Cộng sản không nói rõ tên?

+Tại sao tháng 10 năm 1929, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, Lê Duy Điếm, Châu Văn Liêm và một số đang ở Trung Quốc thành lập chi bộ An Nam cộng sản Đảng, sau đó tháng 11 năm 1929, ban chấp hành trung ương lâm thời của An Nam cộng sản Đảng được thành lập tại Sài Gòn do Châu Văn Liêm làm bí thư.
Như vậy là lúc đầu, có lẽ hai đảng này không liên hệ gì với Nguyễn Ái Quốc. Việc họ thành lập đảng là do tự phát, mà về sau Hồ Chí Minh muốn thâu tóm các đảng vào tay mình mà triệu tập họ lại. Lúc đó mới có hai đảng nhưng ông lại bảo là có ba đảng cho xôm tụ!
Bài viết sau đây của báo chí cộng sản cũng đưa đến cho chúng ta một nghi ngờ về lịch sử đảng cộng sản:
Tháng 3 năm 1929, thi hành chỉ thị của Tổng bộ, Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội Nam kỳ bầu kỳ bộ mới, Bí thư là đồng chí Phạm Văn Đồng.Qua một thời gian hoạt động, Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội đã chuẩn bị những điều kiện để hình thành Đảng Cộng sản ở Việt Nam. Vì vậy, sau đại hội toàn quốc tổ chức ở Hồng Kông, Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội Nam kỳ cải tổ thành An Nam Cộng sản Đảng. Cuối tháng 2 năm 1930, hai tổ chức này hợp nhất với Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn Thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong mấy năm hoạt động, Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội đã đóng vai trò tích cực để chuẩn bị tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập một Đảng Cộng sản chân chính ở Việt Nam. Sự ra đời của Kỳ bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội Nam kỳ đánh dấu sự lớn mạnh của hội, sự giác ngộ quan điểm yêu nước và đường lối đấu tranh của Thanh niên Nam Kỳ.Vì những ý nghĩa đó, ngày 16/11/1988 phòng số 5 nhà số 88 đường Lê Lợi đã được Bộ Văn hóa công nhận là di tích lịch sử theo quyết định số 1288 - VH/QĐ. Lịch sử Việt Nam .
[8]
+
Tài liệu trên cho biết cuối tháng 2 năm 1930, hai tổ chức An Nam Cộng sản đảng hợp nhất với Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong khi đó tài liệu lịch sử đảng cộng sản Việt Nam cho biết là trước khi thống nhất ba đảng, An Nam Cộng sản Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn thành là hai đảng khác nhau.
+Ngày 6-1- 1930, Hồ Chí Minh mở cuộc họp ba đảng, mà ngày 1-6, đảng Tân Việt vừa mở cuộc họp, chưa bầu ban chấp hành, mà thư triệu tập phải gửi từ lâu, chưa có đảng, chưa có ban chấp hành thì ai nhận thư? ai nhận chỉ thị? Mới có hai đảng, sao gọi là ba?

Như trên đã nói, trước tháng 6-1930, Việt Nam có hai đảng cộng sản. Theo truyền thống từ Marx, qua Lenin, Stalin, các lãnh tụ chửi thực dân, chửi phe quốc gia và cũng chửi nhau rất nhiệt tình. Có lẽ lúc này Hà Huy Tập không coi Hồ Chí Minh là lãnh tụ nên đã viết bài phê phán Hồ Chí Minh rất nặng.
“Công lao của Nguyễn Ái Quốc đối với chúng ta thật to lớn, nhưng các đồng chí chúng ta không được quên những tàn tích quốc gia chủ nghĩa của Nguyễn Ái Quốc và những chỉ thị sai lầm của đồng chí ấy về những vấn đề căn bản của phong trào cách mạng tư sản dân quyền và những lý luận cơ hội của đồng chí ấy bám rễ vào đầu óc của phần đông đồng chí chúng ta, giống như những tàn tích tư sản vẫn sống dai dẳng trong đầu óc những hội viên Thanh Niên, Tân Việt và Vừng Hồng.Nguyễn Ái Quốc không hiểu được những chỉ thị của Quốc tế cộng sản; không hợp nhất được ba tổ chức cộng sản từ trên xuống dưới… Tài liệu Sách lược vắn tắt của Đảng và Điều lệ của Đảng hợp nhất không theo đúng chỉ thị của Quốc tế cộng sản. Ngoài ra Nguyễn Ái Quốc còn chủ trương một sách lược cải lương và hợp tác: “trung lập tư sản và phú nông”, “liên minh với địa chủ nhỏ và vừa”, v.v… Vì những sai lầm đó, nên từ tháng Giêng đến tháng Mười năm 1930, Đảng Cộng sản Đông Dương đã đi theo một chiến lược có nhiều điểm trái với những chỉ thị của Quốc tế cộng sản, tuy trong thực tế đã lãnh đạo quần chúng kiên quyết đấu tranh cách mạng.” (Trích dẫn và dịch lại từ Huỳnh Kim Khánh: Vietnamese communism 1925-1945, Cornell University Press, 1982, USA).[9]
Điều này cho thấy khoảng 1930, Nguyễn Ái Quốc chưa có uy tín với nhân dân mà ngay cả người Marxit cũng chưa chịu tuân hiệu lệnh của ông.

Hồ Chí Minh chỉ là người đi sau, vâng lệnh cộng sản quốc tế tóm thâu các đảng cộng sản Đông Dương. Hội nghị hợp nhất này diễn ra tại căn nhà của một công nhân ở bán đảo Cửu Long (Kowloon) từ ngày 3 đến ngày 7 tháng 2 năm 1930, đúng vào dịp Tết năm Canh Ngọ. Tham dự Hội nghị có 2 đại biểu Đông Dương Cộng sản Đảng (Trịnh Đình Cửu và Nguyễn Đức Cảnh), 2 đại biểu An Nam Cộng sản Đảng (Nguyễn Thiệu và Châu Văn Liêm) và 3 đại biểu ở nước ngoài (có Nguyễn Ái Quốc, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, đại biểu của Quốc tế Cộng sản). Hội nghị quyết định thành lập một tổ chức cộng sản duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua một số văn kiện quan trọng như: Chính cương vắn tắt, Sách lược, Điều lệ vắn tắt của Đảng, Lời kêu gọi. Ngày 24 tháng 2 năm 1930, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn chính thức gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam. Tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương, họp tại Hồng Kông tháng 10 năm đó, tên của đảng được đổi thành đảng Cộng sản Đông Dương theo lệnh của Quốc tế thứ ba, và Trần Phú được bầu làm Tổng Bí thư đầu tiên.

Vừa ra đời, Đảng đã lãnh đạo phong trào nổi dậy 1930-1931, nổi bật là Xô-viết Nghệ Tĩnh. Phong trào này bị thất bại và Đảng Cộng sản Đông Dương bị tổn thất nặng nề vì khủng bố trắng của Pháp. Năm 1935, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ nhất được bí mật tổ chức tại Ma Cao do Hà Huy Tập chủ trì nhằm củng cố lại tổ chức đảng, thông qua các điều lệ, bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá I gồm 13 ủy viên. Đồng thời, một đại hội của Cộng sản Quốc tế thứ ba tại Moskva đã thông qua chính sách dùng mặt trận dân tộc chống phát xít và chỉ đạo những phong trào cộng sản trên thế giới hợp tác với những lực lượng chống phát xít bất kể đường lối của những lực lượng này có theo chủ nghĩa xã hội hay không để bảo vệ hòa bình chứ chưa đặt nhiệm vụ trước mắt là lật đổ chủ nghĩa tư bản. Việc này đòi hỏi Đảng Cộng sản Đông Dương phải xem các chính đảng dân tộc tại Đông Dương là đồng minh.

Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 7-1936 do Lê Hồng Phong chủ trì tổ chức tại Thượng Hải, Đảng đã tạm bỏ khẩu hiệu "đánh đổ đế quốc Pháp" và "tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân cày" mà lập Mặt trận Thống nhất Nhân dân Phản đế Đông Dương. Tháng 3 năm 1938, Hội nghị Trung ương do Hà Huy Tập chủ trì họp ở Hóc Môn, Sài Gòn đã đổi tên Mặt trận là Mặt trận dân chủ thống nhất Đông Dương. Khi Thế chiến thứ hai bùng nổ, chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương lại đàn áp mạnh tay, Đảng cộng sản đã chuyển hướng, coi giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu, hoặc chỉ là lợi dụng lòng yêu nước của nhân dân để tạo sức mạnh cho họ.

Tháng 11-1939 Hội nghị Trung ương đảng họp tại Hóc Môn, Sài Gòn do Nguyễn Văn Cừ chủ trì đã thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất Phản đế Đông Dương và Hội nghị Trung ương tháng 5-1941 do Nguyễn Ái Quốc chủ trì họp tại Cao Bằng lập ra Mặt trận Việt Minh. Thông qua mặt trận này, Đảng cộng sản đã lãnh đạo nhân dân giành chính quyền tại Việt Nam, được biết đến với tên gọi đảo chính tháng Tám. Ngày 11 tháng 11 năm 1945 Đảng Cộng sản Đông Dương tuyên bố tự giải tán để giấu sự liên hệ cộng sản với nhà nước mới thành lập, lấy tên gọi mới là Hội nghiên cứu Chủ nghĩa Mác ở Đông Dương, mọi hoạt động công khai của đảng từ đây đều thông qua Mặt trận Việt Minh. Song trên thực tế, đảng vẫn hoạt động và chỉ đạo công cuộc kháng chiến.

Đảng Lao Động Việt Nam vào năm 1951, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II ở Tuyên Quang. Đại hội này được diễn ra trong lúc diễn ra Chiến tranh Đông Dương lần thứ I. Đại hội này cũng tách bộ phận của Lào và Campuchia (vốn cùng thuộc Đảng Cộng sản Đông Dương) thành các bộ phận riêng.

Năm 1945, cộng sản cướp chính quyền, đưa Hồ Chí Minh làm chủ tịch nước. Hồ Chí Minh kêu gọi toàn dân đoàn kết chống Pháp. Nhưng sau khi cách mạng tháng 8 thành công, cộng sản triệt hạ tôn giáo và các đảng phái. Nặng nề nhất là phái đệ tứ cộng sản quốc tế như Nguyễn An Ninh,Tạ Thu Thâu, Trần Văn Thạch , Trần Văn Chánh. . .đã bị tận diệt.

Năm 1954, nhờ Trung Quốc giúp đỡ, Cộng sản Việt Nam thắng trận Điện Biên phủ, và lấy được nửa nước. Và từ đó, cộng sản Việt Nam thì hành những chính sách tàn ác như Cải Cách ruộng đất, Cải tạo thương nghiệp và Chỉnh đốn đảng nhắm mục đích cướp tài sản nhân dân và trừ diệt những thành phần họ muốn tiêu diệt theo chủ thuyết Mac Lê.

Sau đại hội II, Đảng Cộng sản thực thi chiến dịch cải cách ruộng đất. Trong cuộc cải cách, 810.000 hécta ruộng đất ở đồng bằng và trung du miền Bắc đã được chia cho 2 triệu hộ nông dân, chiếm khoảng 72,8% số hộ nông dân ở miền Bắc. Tuy nhiên, cuộc cải cách đã đấu tố oan nhiều người, dẫn đến nhiều cái chết oan .Đến tháng 9 năm 1956, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (họp từ 25/8 đến 24/9/1956) nhận định các nguyên nhân đưa đến sai lầm, và thi hành biện pháp kỷ luật đối với Ban lãnh đạo chương trình Cải cách Ruộng đất như sau: ông Trường Chinh phải từ chức Tổng Bí thư Đảng, hai ông Hoàng Quốc Việt và Lê Văn Lương ra khỏi Bộ Chính trị, và ông Hồ Viết Thắng bị loại ra khỏi Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Thật ra, cuộc sửa sai chỉ là trò bịp bợm để xoa dịu lòng căm phẫn của nhân dân, đồng thời mượn đó để triệt hạ phe Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp là hai đối thủ của ông Hồ nếu Việt Nam theo Liên Xô mà xét lại. Hơn nữa, trò cải cách ruộng đất chia cho mỗi hộ vài thước đất là để đáp ứng lời hứa chia ruộng đất cho nông dân, nhưng được ít lâu, cộng sản thu lại ruộng đất, lập ra Hợp tác xã, bắt nông dân phải làm nô lệ cho cộng sản bóc lột khi họ ra mặt chủ trương tiến lên xã hội chủ nghĩa.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III được tổ chức tại Hà Nội vào năm 1960 . Năm 1976, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV, tên đảng được đổi lại thành Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986 diễn ra trong bối cảnh sai lầm của đợt tổng cải cách giá - lương - tiền cuối năm 1985 làm cho kinh tế Việt Nam càng trở nên khó khăn. Đại hội khởi xướng chính sách đổi mới, cải tổ bộ máy nhà nước, và chuyển đổi nền kinh tế theo hướng kinh tế thị trường, trong lúc vẫn giữ vị trí độc quyền. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X năm 2006 tiếp tục chính sách đổi mới, đồng thời cho phép đảng viên làm kinh tế tư nhân.

Tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam Đảng Cộng sản Việt Nam là một đảng theo chủ nghĩa Marx-Lenin. Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc là cơ quan quyền lực cao nhất của Đảng, là cơ quan duy nhất có quyền ban hành hoặc sửa đổi Điều lệ Đảng và cương lĩnh chính trị, thông qua báo cáo tổng kết nhiệm kỳ đã qua và thông qua nghị quyết về phương hướng hành động nhiệm kỳ tới, bầu ra Ban Chấp hành Trung ương là cơ quan lãnh đạo cao nhất việc chấp hành nghị quyết của đại hội. Giữa 2 kỳ đại hội, Ban chấp hành trung ương là cơ quan lãnh đạo cao nhất.

Ban chấp hành trung ương do đại hội bầu ra tại đại hội Đảng toàn quốc và ban này họp 6 tháng 1 lần, họp bất thường khi cần. Ban chấp hành Trung ương bầu ra Bộ chính trị, bầu Tổng bí thư trong số ủy viên Bộ Chính trị và thành lập Ban Bí thư để xử lý công việc theo nhiệm vụ đã được quy định tại Điều lệ Đảng. Tổng bí thư đứng đầu Ban Chấp hành Trung ương chủ trì cả Ban Chấp hành Trung ương, Bộ chính trị và Ban bí thư.

Đại hội Đảng được tổ chức thường kỳ 5 năm một lần để xác định đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, đại hội bất thường khi cần. Đồng thời Đại hội Đảng bộ Quân đội cũng tổ chức 5 năm 1 lần bầu ra Đảng ủy Quân sự Trung ương, gồm có một số ủy viên do Bộ Chính trị phân công và các ủy viên trong quân đội để lãnh đạo đường lối quân sự của Đảng đề ra. Vào năm 1976, sau khi Việt Nam thống nhất, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã tăng từ 77 đến 133 ủy viên và Bộ Chính trị tăng từ 11 đến 17 ủy viên trong khi Ban Bí thư tăng từ 7 đến 9 ủy viên. Đảng Cộng sản Việt Nam còn có hệ thống các ban, mỗi ban do một trưởng ban (ít nhất là ủy viên Ban Chấp hành Trung ương) đứng đầu.

Số đảng viên tăng gấp hai từ 760.000 vào năm 1966 đến 1.553.500 vào năm 1976, đại diện 3,1% tổng dân số toàn quốc, và lên đến gần 2 triệu vào năm 1986. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI tổ chức vào tháng 12 năm 1986, ông Nguyễn Văn Linh trở thành Tổng Bí thư cùng 14 thành viên được bầu vào Bộ Chính trị và Ủy ban Trung ương được mở rộng đến 173 thành viên. Đại hội lần thứ IX diễn ra vào tháng 4 năm 2001 với 1168 đại biểu tham dự. Ban Chấp hành Trung ương Đảng với 150 thành viên do Đại hội Đảng bầu ra, họp ít nhất mỗi năm hai lần, với Bộ Chính trị họp nhiều lần hơn và Ban Bí thư có trách nhiệm giám sát hoạt động hằng ngày dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư.

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, ông Nông Đức Mạnh trở thành Tổng Bí thư mới. Kết thúc nhiệm kỳ này, toàn Đảng có gần 3,1 triệu đảng viên, chiếm 3,73% dân số cả nước. Đại hội lần thứ X diễn ra từ 18 đến 25 tháng 4 năm 2006 với 1.176 đại biểu tham dự, sau khi bốn đại biểu (trong đó có một bộ trưởng đã từ chức, một thứ trưởng bị bắt tạm giam) đã được rút từ danh sách ban đầu. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Trung ương khóa X với 160 thành viên, với Bộ Chính trị gồm 14 thành viên. Ông Nông Đức Mạnh được Hồ Cẩm Đào sang dự đại hội, đich thân ra lệnh cho bọn đàn em bầu lại cho ông , cho nên ông vẫn ngồi chức Tổng Bí thư để phục vụ cho quyền lợi Trung quốc.

Đảng cộng sản Việt Nam là chư hầu của Liên Xô và Trung Quốc, và Hồ Chí Minh không có lòng yêu nước. Ông chỉ vì tham vọng của ông, mà cam tâm làm tay sai Nga Tàu, bán nước nhượng biển cho Trung Quốc. Bản chất ông gian ác lại học những kỹ thuật giết người của Liên Xô, Trung quốc cho nên hiếu sát, giảo quyệt của ông Hồ cũng là đặc tính chung của cộng sản thế giới. Đường lối cộng sản là độc tài chuyên chế, sẵn sàng vu khống và trừ bỏ những ai không theo họ. Marx , Lenin đã công kích các phe phái và cá nhân khác đường lối hai ông. Stalin đã giết các đảng viên và các tướng Hồng quân Liên Xô vì nghi ngờ họ có thể chống ông. Mao Trạch Đông đã giết các đồng chí cũ như Lâm Bưu, Lưu Thiếu Kỳ, và các đồng chí của Trần Độc Tú dù ủng hộ hay chống Trần Độc Tú trước sau đều bị Mao giết hại.
Trong thời hoạt động bí mật, Hồ Chí Minh chỉ điểm cho Pháp bắt Phan Bội Châu và các đảng viên cộng sản cũng đã chỉ điểm cho Pháp bắt các đảng viên thuốc các đảng phái quốc gia. Hồ Chí Minh cũng giêt các đồng chí của ông, những người ủng hộ ông công khai hoặc âm thầm. Trong cải cách ruộng đất, ông bỏ tù các đảng viên, hoặc bãi bỏ các đảng viên cũ và thay vào các nông dân vào chức vụ địa phương. Những nhân vật cộng sản nổi tiếng hoặc theo cộng sản đã bị ông đầu độc hay sát hại, hoặc nhờ bàn tay Pháp giết hoặc giam cầm.Cái chết của Ngô Gia Tự, Châu Văn Liêm, Nguyễn Khoa Văn, Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Văn Tố, Nguyễn Bình, Nguyễn An Ninh. . . có những bí ẩn mà tin đồn là do bàn tay cộng sản dàn dựng. Ngày nay cộng sản Việt Nam cũng như Trung Quốc càng tham ô, nhũng lạm, cướp tài sản nhân dân. Họ vi phạm nhân quyền, làm cho nhân dân đói khổ và mất tự do. Những người cộng sản như Gorbachev, Triệu Tử Dương, Trần Độ, Trần Xuân Bách, Nguyễn Kiến Giang đã thay đổi tư duy hoặc bỏ đảng. Một ngày kia, bầu trời Á châu sẽ hừng sáng thay thế cho đêm đen cộng sản.

IV. KẾT LUẬN

Đảng cộng sản đã tập hợp thành một lực lượng lớn mạnh, chiếm một nửa dân số và gần một nửa diện tích trái đất.Họ thống nhất lấy Marx làm căn bản với chủ trương đấu tranh giai cấp và chuyên chính vô sản. Tuy nhiên, trong tận cùng, mỗi lãnh tụ, mỗi quốc gia, mỗi thời đại lại có một đường lối riêng, thành thử các nhà nghiên cứu đã phân thành các hệ thống:
+Chủ nghĩa Marx
+Chủ nghĩa Lenin
+Chủ nghĩa Stalin
+Chủ nghĩa Mao
+Chủ nghĩa cộng sản châu Âu.


Lịch sử đảng cộng sản cho thấy người cộng sản là một bình đoàn vĩ đại, có tổ chức theo hệ thống quốc tế, là một đế quốc rộng lớn, à có một lý thuyết xuyên suốt lịch sử, mặc dầu lý thuyết này được tăng bổ và đổi thay. Sức mạnh này trở thành một tai họa cho nhân loại. Đảng cộng sản và các đảng viên cộng sản đã không phục vụ nhân dân lao động, xóa bất công xã hội và gây dựng một thế giới tự do, thịnh vượng như Marx hứa hẹn.Trái lại họ đã phạm tội diệt chủng. Tội của họ lớn gấp nhiều lần so với thực dâm đế qưốc và phát xít.

.



____



[1].
Tài liệu về việc Hồ Chí Minh bán Phan Bội Châu thì khởi đầu do các đồng chí cụ Phan sau này kể lại. Đào Trinh Nhất, Hoàng Văn Chí, Đào Văn Hội và nhiều tác giả khác đã viết về việc này như:
-Bui Tin, "Mat That" (The True Face), Turpin Press, Paris 1994.
-Bui Tin, "Stories about President Ho's Life," Van-Hoc, Ha-Noi Publisher, 1969; "Hoa Xuyen Tuyet, " Turpin Press, Paris 1994.
-Nhu Phong (Le Van Tien), "Su. Tan Lụi Cua Phong Trao Cong San Viet Nam va Những Di Lụy" (The Disintegration of the Vietnamese Communist Movement and Its Consequences) Thoi Su magazine February, March,.April, 1995;
-Sophire Quinn Judge, "Ho Chi Minh, The Missing Years.
-Tài liệu của Việt Nam Quốc Dân Đảng về việc Nguyễn Ái Quốc bán cụ Phan.
-Bài viết sau đây của Minh Võ khá đầy đủ: HỒ CHÍ MINH VÀ VỤ ÁN BÁN PHAN BỘI CHÂU CHO MẬT THÁM PHÁP
Sau khi ông Hồ mất, dường như đảng cộng sản công bố việ c này. Trong khóa học tập chính trị tại đại học Văn Khoa Saigon năm 1975-1977, tôi nghe một cán bộ trình bày việc này và coi đó như là một thành tích đầy khôn ngoan và trí tuệ của ông Hồ.
[2].Tiểu sử ông Hồ có nhiều nghi vấn vì bản tính ông Hồ bí mật và gian xảo. Các tài liệu cộng sản nói rằng ông ở trong ban sáng lập Cộng sản Pháp, ông tham dự đại hội quốc tế 3 (1924) không biết thực hay hư. Theo Hồ Hữu Tường, trong hồi ký đời làm báo của ông, những bài báo của ông Hồ là do luật sư Phan Văn Trường viết, còn khả năng Pháp văn của ông Hồ không viết được vậy. Ông Hồ còn nhờ Phan Văn Trường đem đi giới thiệu với các đảng viên đảng Xã hội Pháp. Có thể vì những bài báo này viết hay, nên ông Hồ được người Pháp và Nga chú ý.
Các tài liệu cũng nói ông thành lập Việt Nam Thanh Niên Đồng chí hội năm 1924, nhưng sự thực hội đoàn này do Phan Bội Châu sáng lập, Lý Thụy (Hồ Chí Minh) sau khi bán Phan Bội Châu thì gieo nghi ngờ trong các đảng viên quốc gia, làm suy yếu lực lượng quốc gia, rồi Lý Thụy cướp các tổ chức của Phan Bội Châu, và các đảng phái khác như Tân Việt đảng. Nay một học giả Đài Loan là Hồ Tuấn Hùng, viết sach Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo cho rằng Hồ Chí Minh là người Hoa. Hồ Chí Minh thật chết năm 1932, người sau là một người Hoa đóng vai Hồ Chí Minh.
[3]. Các tài liệu viết rằng Trần Dân Tiên là ông Hồ:

-Báo Nghệ An điện tử (của Đảng bộ tỉnh Nghệ An) viết:

...Thời gian Bác ở nước Pháp từ năm 1919 đến năm 1923, cuốn sách Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch của Trần Dân Tiên (một bút danh của Bác) cho biết: "Thường thường, ông chỉ làm việc nửa ngày; làm buổi sáng để kiếm tiền, còn buổi chiều đi đến thư viện"...

-Nhà nghiên cứu Hà Minh Đức trong Những tác phẩm văn của chủ tịch Hồ Chí Minh, nxb Khoa Học Xã Hội – Hà Nội 1985, trang 132 ghi:

...Đáp lại tình cảm mong muốn của đồng bào, của bạn bè trên thế giới, Hồ Chủ tịch với bút danh Trần Dân Tiên đã viết tác phẩm "Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch...

-Cựu Phó Tổng biên tập báo Nhân dân là Bùi Tín trả lời phỏng vấn Đài Á châu Tự do: ...Nhân dân, tờ báo của Đảng cộng sản, nói rõ là ông Hồ trong cuộc đời đã dùng đến hơn 30 bí danh khác nhau, trong đó có bí danh Trần Dân Tiên, và khẳng định rõ rằng cuốn "Những mẩu chuyện về đời sống của chủ tịch HCM" là do chính ông Hồ viết ra...

-Học giả Mỹ William J. Duiker, trong tác phẩm Ho Chi Minh: A Life:

...The other, Nhung mau chuyen ve doi hoat dong cua Ho Chu tich, by the fictitious historian Tran Dan Tien, was written by Ho in the late 1940s and has been translated into several foreign languages...

Tạm dịch: Còn tác phẩm kia, "Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch", của nhà sử học tưởng tượng Trần Dân Tiên, được ông Hồ viết vào cuối thập kỷ 1940 và đã được dịch sang nhiều thứ tiếng khác.

-Học giả Pháp Pierre Brocheux, trong tiểu sử Ho Chi Minh: A Biography:

-Học giả Mỹ Sophie Quinn-Judge, trong tác phẩm Ho Chi Minh: The Missing Years: .

...Although the author's name is given as Tran Dan Tien, it is believed, in fact, to be an autobiography...

Tạm dịch: Mặc dù tên tác giả là Trần Dân Tiên, nhưng người ta tin rằng thực ra nó là tự truyện...


[4]. Các tài liệu viết T. Lan là ông Hồ:

-Pierre Brocheux - Ho Chi Minh: A Biography 2007 - 265 pages

As if to reject allusions that Nguyen Ai Quoc and Nguyen Thi Minh Khai were ... his second autobiographical account T. Lan - Tran Thai Lan or Tran Lan being (tr.220)

-Vũ Thư Hiên cho rằng Trần Dân Tiên và T. Lan là ổng! ( Đêm Giữa Ban Ngày, tr, 511.)

-Bùi Tín cho rằng trong lý lịch Nguyễn Thị Minh Khai ghi chồng là Lin ( bí danh ông Hồ), con bí danh của bà là Trần Thị Lan, Phan Lan. (Về Ba Ông Thánh). Ông Hồ tưởng nhớ Minh Khai nên lấy bút hiệu là T. Lan.

[5]. Vụ Nông thị Xuân:

-Vũ Thư Hiên, sđd, tr .605-607. (ghi Nông Thị Xuân).

-Nguyễn Minh Cần."Thêm vài mẩu chuyện về cuộc đời của Hồ Chí Minh". Nguyệt san Thế Kỷ 21, Garden Grove, số 96, tháng 4-1997,tr. 33-40. (Ghi tên Nguyễn Thị Xuân)

[6] . Nơi thành lập Kỳ Bộ Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội năm 1928.
Vào năm 1928, Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội ở Nam Kỳ đã tổ chức đại hội ở phòng 5 khách sạn Tân Hòa, đại lộ Bonard, nay là phòng 5 nhà số 88 đường Lê Lợi, phường Bến Thành, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội do đồng chí Nguyễn Ái Quốc sáng lập vào năm 1925, là một tổ chức có tính chất quá độ, chuẩn bị cho việc thành lập Đảng Cộng sản ở Việt Nam. Đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã mở lớp huấn luyện chính trị tại Quảng Châu để đào tạo cán bộ cho Hội. Tháng 10 năm 1926, sau khi học xong, đồng chí Phan Trọng Bình và đồng chí Nguyễn Văn Lợi được cử về Sài Gòn hoạt động. Cuối năm 1926, Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội ở Nam Kỳ ra đời. Sau khi tiếp nhận tổ chức Công hội của đồng chí Tôn Đức Thắng, số hội viên khá đông nên Kỳ bộ lâm thời được thành lập. Đồng chí Phan Trọng Bình giữ chức Bí Thư, Kỳ bộ tiếp tục cử người đi học ở Quảng Châu và mở ngắn huấn luyện hội viên mới. Tài liệu huấn luyện dựa vào quyển "Đường Kách mệnh" của đồng chí Nguyễn Ái Quốc. Năm 1928, Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội đã phát triển ở hầu hết tỉnh Nam Kỳ nên tiến hành đại hội tại khách sạn Tân Hòa để bầu ra Kỳ bộ chính thức. Đồng chí Phan Trọng Bình tiếp tục làm Bí thư. Sài Gòn - Chợ Lớn và một số tỉnh có đông hội viên cũng lập ra tỉnh bộ. Thời gian này Kỳ bộ xuất bản được vài kỳ tạp chí "Bôn-xê-vích" và báo "Công Nông Binh". Thực hiện chủ trương "vô sản hóa", hội viên của Hội đã đi vào nhà máy, bến cảng làm công nhân, phu khuân vác, kéo xe ... để tự rèn luyện và giác ngộ quần chúng. Tháng 3 năm 1929, thi hành chỉ thị của Tổng bộ, Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội Nam kỳ bầu kỳ bộ mới, Bí thư là đồng chí Phạm Văn Đồng.Qua một thời gian hoạt động, Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội đã chuẩn bị những điều kiện để hình thành Đảng Cộng sản ở Việt Nam. Vì vậy, sau đại hội toàn quốc tổ chức ở Hồng Kông, Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội Nam kỳ cải tổ thành An Nam Cộng sản Đảng. Cuối tháng 2 năm 1930, hai tổ chức này hợp nhất với Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn Thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong mấy năm hoạt động, Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội đã đóng vai trò tích cực để chuẩn bị tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập một Đảng Cộng sản chân chính ở Việt Nam. Sự ra đời của Kỳ bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội Nam kỳ đánh dấu sự lớn mạnh của hội, sự giác ngộ quan điểm yêu nước và đường lối đấu tranh của Thanh niên Nam Kỳ.Vì những ý nghĩa đó, ngày 16/11/1988 phòng số 5 nhà số 88 đường Lê Lợi đã được Bộ Văn hóa công nhận là di tích lịch sử theo quyết định số 1288 - VH/QĐ. Lịch sử Việt Nam. http://www.google.com/webhp?sourceid=navclient-ff&ie=UTF-8&rlz=1B3RNFA_enCA271CA274#rlz=1B3RNFA_enCA271CA274&hl=en&q=Vi%E1%BB%87t+Nam+Thanh+ni%C3%AAn+C%C3%A1ch+m%E1%BA%A1ng+%C4%90%E1%BB%93ng+ch%C3%AD+H%E1%BB%99i+&btnG=Google+Search&aq=f&oq=&aqi=&fp=1&cad=b
[7]. Xem Sđd, 1998, t.2, tr.19, t.4, tr.401, t.21, tr.904.
[8].http://www.lichsuvietnam.vn/home.php?option=com_content&task=view&id=969&Itemid=69

No comments:

Post a Comment