Bình luận về Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam

Bình luận về Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam

Monday 31 December 2012

Ca Dao

CHỊ DÒNG

Chợ Đồn bán đắt cau khô

ĐÁ VÀNG

Hát ru miền Trung

HÒ HUÊ TÌNH QUẢNG BÌNH

NGUYỄN BÁ TRÁC - HỒ TRƯỜNG

Nguyễn Bính - Cô Hàng Xóm

Nguyễn Bính - TƯƠNG TƯ

Nguyên Sa - Áo Lụa Hà Đông

HÁT RU - PHỤ TỬ TÌNH THÂM

SƠN TRUNG - THẾ GIỚI TA

SƠN TRUNG - THƯƠNG NHỚ ĐẦY VƠI

TẢN ĐÀ - BỨC DƯ ĐỒ RÁCH

Tản Đà - Cảm Thu, Tiễn Thu

TẢN ĐÀ - NÓI CHUYÊN VỚI ẢNH

Tản Đà - THỀ NON NƯỚC

Xuân Diệu - Lời Kỹ Nữ

Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888) - Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

HÒ HUÊ TÌNH QUẢNG BÌNH 2

HỒ CHÍ MINH V * AI BÁN PHAN BỘI CHÂU


CHƯƠNG V

AI BÁN PHAN BỘI CHÂU



I. SƠ LƯỢC TIỂU SỬ PHAN BỘI CHÂU


Sau khi đỗ Giải nguyên, Phan Bội Châu bôn ba khắp nước Việt Nam kết giao với các nhà yêu nước như Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp, Nguyễn Thượng Hiền, Nguyễn Hàm (tức Tiểu La Nguyễn Thành), Đặng Nguyên Cẩn, Ngô Đức Kế, Đặng Thái Thân, Hồ Sĩ Kiện, Lê Huân, Nguyễn Quyền, Võ Hoành, Lê Đại,...
Năm 1904, ông cùng Nguyễn Hàm và khoảng 20 đồng chí khác thành lập Duy Tân hội ở Quảng Nam để đánh đuổi Pháp, chọn Kỳ Ngoại hầu Cường Để - một người thuộc dòng dõi nhà Nguyễn - làm hội chủ.
Năm 1905, ông cùng Đặng Tử Kính và Tăng Bạt Hổ sang Trung Quốc rồi sang Nhật Bản, để cầu viện Nhật giúp Duy Tân hội đánh đuổi Pháp. Tại Nhật, ông gặp Lương Khải Siêu, một nhà cách mạng người Trung Quốc, Lương Khải Siêu khuyên ông nên dùng thơ văn để thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam.
Tuy nhiên, một biến cố lớn xảy đến làm thay đổi công cuộc Đông Du và canh tân. Pháp và Nhật vừa ký với nhau một hiệp ước (tháng 9 năm 1908), theo đó chính phủ Nhật ra lệnh trục xuất các du học sinh người Việt ra khỏi đất Nhật. Tháng 3 năm 1909, Cường Để và Phan Bội Châu cũng bị trục xuất. Đến đây, phong trào Đông Du mà Phan Bội Châu và các thành viên khác đã dày công xây dựng hoàn toàn tan rã, kết thúc một hoạt động quan trọng của hội. Phan Bội Châu và các Cuối năm 1910, Phan Bội Châu chuyển một đại bộ phận hội viên (trong đó có khoảng 50 thanh niên) ở Quảng Đông về xây dựng căn cứ địa ở Bạn Thầm (Xiêm La). Tại đây, họ cùng nhau cày cấy, học tập và luyện tập võ nghệ để chuẩn bị cho một kế hoạch phục quốc sau này.
Thượng tuần tháng 5 năm Nhâm Tý (tháng 6 năm 1912), trong cuộc “Đại hội nghị” tại từ đường nhà Lưu Vĩnh Phúc ở Quảng Đông (Trung Quốc), có đông đủ đại biểu khắp ba kỳ đã quyết định giải tán Duy Tân hội và thành lập Việt Nam Quang phục Hội, tức thay đổi tôn chỉ từ chủ nghĩa quân chủ sang chủ nghĩa dân chủ để đánh đuổi quân Pháp, khôi phục Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc kiến lập Việt Nam đáp ứng tình hình chuyển biến mới trên trường quốc tế.
Ngày 30 tháng 6 năm 1925, ông bị thực dân Pháp bắt cóc tại Thượng Hải giải về nước xử án tù chung thân, mặc dù trước đó (1912) ông đã bị đối phương kết án vắng mặt . Trước phong trào đấu tranh của nhân dân cả nước đòi thả Phan Bội Châu, và nhờ sự can thiệp của Toàn quyền Varenne, ông được về an trí tại Bến Ngự (Huế). Trong 15 năm cuối đời, ông (lúc bấy giờ được gọi là Ông già Bến Ngự vẫn giữ trọn phẩm cách cao khiết, không ngừng tuyên truyền tinh thần yêu nước 


 II. CÁC SÁCH BÁO VỀ VIỆC PHAN BỘI CHÂU BỊ BẮT NĂM 1925
 
1. PHAN BỘI CHÂU

  Năm 1929, Phan Bội Châu thuật lại việc bắt cóc như sau trong Tự Phán ( Phan Bội Châu Niên Biểu) :
Mười hai giờ đồng hồ chính trưa ngày 11 tháng 5 âm lịch, xe lửa Hàng Châu đi đến Bắc trạm, tôi vì cớ nóng gởi bạc cho ông Trần nên gởi đồ hành lý ở nhà chứa đồ mà tay tôi xách một cái kha-băng nhỏ. Vừa ra cửa trạm thì thấy có một cái cỗ xe hơi, xe khá lịch sự,đứng xung quanh có 4 người Tây, tôi không nhận được ra người Pháp. Bởi vì xứ Thượng Hải người Tây nước nào cũng có, khách sang trọng biết chừng nào mà kể, đem xe hơi rước Tôi mới ra khỏi cửa trạm vài ba bước thì thấy có một người Tây hung dữ lại trước mặttôi dùng tiếng quan thoại mà nói với tôi rằng: Trứa cơ xe hấn hảo, xính xin xang xàng xe! Xe này rất tốt, mời tiên sinh lên xe. Tôi đương cự rằng:Ngộ bú giảo! Tôi không cần.Thình lình người Tây nữa ở sau xe ra, hết sức đẩy tôi lên xe. Máy xe tức khắc vặn, tôi đã vào tô giới Pháp rồi. Xe chạy đến bờ bể thì binh thuyền nước Pháp đã chực sẵn. Tôi từ đó thành ra người tù phạm ở trong tàu binh." (1)

Một mất mười ngờ, trong Phan Bội Châu Niên Biểu (Tự Phán) , Phan Bội Châu quy cho Nguyễn Thượng Huyền (2) , người được ông 'nuôi Ai dè lúc tôi ra đi, thì cái thời giờ hành động của tôi đã có kẻ nhất nhất mật báo với người Pháp mà cái người mật báo đó lại chính là người ở chung với tôi, từng nhờ tôi nuôi nấng… Người ấy nghe nói tên là Nguyễn Thượng Huyền… gọi cụ Thượng Hiền bằng ông chú, thông chữ Hán, đã từng đậu cử nhân, chữ Pháp, chữ quốc ngữ cũng đủ xài. Tôi nhân yêu tài nó, lưu nó làm thư ký còn như nó làm ma cho Pháp thì tôi có nghĩ tới đâu!"(1) 

 
2. NHƯỢNG TỐNG
Năm 1928,người đầu tiên chính là Nhượng Tống, một nhân vật quan trọng của Việt Nam Quốc Dân đảng, ông cho nhà xuất bản Nam Đồng Thư Xã của ông phát hành tập tài liệu của ông " Ai bán đứng cụ Phan Bội Châu"? Trong tác phẩm này, ông nêu đích danh người báo cho mật thám Pháp bắt Phan Bội Châu là nhóm Lý Thụy, Lâm Đức Thụ. Năm 1949, ông bị Việt Cộng thủ tiêu.(3)(LXII).
Theo Minh Võ , Nhượng Tống phát giác sự việc trên dựa theo nhiều nguồn tin từ những người xung quanh Phan Bội Châu tại Trung Hoa. Vào thời điểm đó, Lý Thụy cũng như Lâm đức Thụ không phải những nhân vật tên tuổi trong hàng ngũ đấu tranh và cũng chưa tiêu biểu nổi cho một xu hướng rõ rệt nào ngoài tư cách người của tổ chức Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội vừa được thành hình.Lý Thụy tức Hồ Chí Minh sau này đã đứng đàng sau thúc đẩy Lâm Đức Thu chỉ điểm Điều mọi người biết về Lâm đức Thụ (4) còn có tên Hoàng chấn Đông, tên thật là Nguyễn công Viễn, từng tham gia Tâm Tâm Xã của Phan Bội Châu , sau theo kế hoạch thâm hiểm của Lý Thụy nhằm triệt hạ phe quốc gia cho nên y có liên hệ với Tòa Lãnh Sự Pháp tại Hồng Kông.(LXII).

 
3. ĐÀO TRINH NHẤT
  Theo Mường Giang,năm 1948 Đào trinh Nhất, trong loạt bài đăng trên báo Cải Tạo, cũng viết rằng, chính Lý Thụy là thủ phạm bán đứng cụ Phan.(LX * MƯỜNG GIANG * BÁN PHAN BỘI CHÂU).Năm 1948, trên tạp chí Cải Tạo tại Hà Nội số tháng 10-1948 được Joseph Buttinger trích lại (5).Theo Minh Võ, Đào Trinh Nhất đã viết bài Một bí mật chưa ai nói ra nêu tên Hồ Chí Minh là kẻ chủ mưu bán đứng Phan Bội Châu cho mật thám Pháp (6).
 
4.ĐÀO VĂN HỘI
  Năm 1951, Đào Văn Hội, tác giả ‘’Ba Nhà Chí Sĩ Họ Phan’’, cho biết thêm một chi tiết khác:
Sau khi Phan Bội Châu đi Hàng Châu, Lý Thụy và Lâm đức Thụ đã triệu tập các nhà cách mạng tại Quảng Châu lại, trừ Nguyễn Hải Thần, để bàn về vấn đề tài chánh. Không ai đưa ra được giải pháp nào về vấn đề này. Lâm đức Thụ đã đề nghị hy sinh Cụ Phan Bội Châu...Và hội nghị đã ủy cho Lâm đức Thụ liên lạc với tòa lãnh sự Pháp ở Hồng Kông để tiến hành việc bán  cụ Phan.(7)


 5. NGUYỄN THƯỢNG HUYỀN
  Việc Lý Thụy bán Phan Bội Châu thì nhiều nhà cách mạng Việt Nam sau trở về nước lần lưọt đem ra kể lại cho anh em bà con nghe.  William J. Duiker là kẻ thân Cộng, dựa vào mối nghi ngờ của Phan Bội Châu để bác bỏ việc Hồ Chí Minh dính vào việc bán người. Duiker viết: "Chính Phan Bội Châu đã cho biết kẻ chỉ điểm cho Pháp bắt mình là Nguyễn Thượng Huyền. Thực ra, qua những dòng trong Phan Bội Châu niên biểu, Phan Bội Châu chỉ cho biết được nghe nói như thế và tin theo chứ không hề xác định với bằng chứng nào. Sự việc này đã được sử gia Phạm Văn Sơn đề cập và cho rằng Phan Bội Châu nghi oan cho Nguyễn Thượng Huyền. Chính Nguyễn Thượng Huyền đã lên tiếng khi biết nội vụ vào dịp về Việt Nam – “khoảng năm 1965, cụ Nguyễn Thượng Huyền có về Việt Nam và đăng một bài cải chính nói rõ vụ việc trên tờ “Bách Khoa” số 73”. (Việt Sử Tân Biên – Phạm Văn Sơn – Sàigòn 1972 – Q.7, tr. 254, 229)
( Minh Võ, ch.45).(8)

6. VƯƠNG THÚC OÁNH
Cũng theo Minh Võ, một người trực tiếp nghe Hồ chí Minh phát biểu như trên là Vương thúc Oánh. Vương thúc Oánh là người thứ 7 trong 9 hội viên bí mật của cộng sản đoàn thành lập vào tháng 2.1925. Lúc đó, Vương thúc Oánh rời Thái Lan theo Hồ Tùng Mậu về Quảng Châu và luôn có mặt trong mọi phiên họp bàn bạc về hoạt động của nhóm. Trong cuốn sách tự thuật in vào năm 1962, Vương thúc Oánh cho biết trong phiên họp khoảng đầu năm 1925 của Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội, một hội vừa mới được Lý Thụy móc nối và thành lập và Vương thúc Oánh có hiện diện trong buổi họp đó,
Lý Thụy nói:
Cụ Phan ái quốc thật, nhưng Cụ đã quá già, đầu óc rất khó hấp thụ những trào lưu tư tưởng mới. Cụ lại quá thành thực, dễ tin người... Lý Thụy đã lý luận hãy để cho Cụ Phan trở thành biểu tưởng đấu tranh bằng cách để người Pháp bắt giam Cụ Phan xong rồi hội tổ chức các cuộc đấu tranh cho Cụ. Song song, khi bán tin cho người Pháp bắt Cụ, người Pháp phải gởi lại cho hội một số tiền và hội dùng số tiền này để phát triển lực lượng. Lý luận ‘’nhất cử lưỡng tiện’’ này đã được các thành viên trong Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội biểu quyết chấp thuận.
(9)
Than ôi, Vương Thúc Oánh là con rể Phan Bôi Châu lại chạy theo Lý Thụy! Chắc là khi ở Thái Lan, không thông tin tức nên bị Lý Thụy lừa dối .
 Tài dối trá lường gạt của Tất Thành thật cao siêu!
 
7. HOÀNG VĂN CHÍ

Những ý kiến mà Cường Để ghi là của Lâm đức Thụ đã được Hoàng Văn Chí dựa theo tài liệu của nhạc phụ là Sở Cuồng Lê Dư xác nhận là ý kiến của Hồ chí Minh. Lúc đó, nhóm Lâm đức Thụ rất tin theo Hồ chí Minh và đang tính toán biến Tâm Tâm Xã thành tổ chức riêng. Một vấn đề khiến cả nhóm ưu tư là có thể gặp trở ngại khi Phan Bội Châu không đồng ý, vì Phan Bội Châu đang tiến hành việc cải tổ Việt Nam Quang Phục Hội thành Việt Nam Quốc Dân Đảng theo khuôn mẫu Trung Hoa Quốc Dân Đảng. Lê Dư theo Phan Bội Châu hoạt động trong Tâm Tâm Xã nhưng gần gũi với Lâm đức Thụ. Vì thế, Lê Dư đã được nghe nhắc tới ý kiến của Hồ chí Minh lúc đó mang tên Lý Thụy và biệt danh Vương sơn Nhị. Theo Lê Dư, Hồ chí Minh đã nói:
Cụ đã gần đất xa trời mà chẳng nên công việc gì, chi bằng bán Cụ cho Pháp lấy tiền
cho Pháp lấy tiền cho Đảng ta". (HCM, Minh Võ, LXII)

Năm 1964, trong tác phẩm "Từ Thực Dân đến Cộng sản, Chân Trời Mới, Hoàng Văn Chí viết:
"Giữa lúc phong trào Quang phục Hội đang gặp khó khăn nhưng chưa tan rã hẳn thì cụ Phan bị ông Nguyễn Ái Quốc lập mưu bán cho Pháp lấy 10 vạn đồng (hồi ấy một con trâu trị giá 5 đồng). Cụ Phan vốn biết ông Nguyễn Ái Quốc là cộng sản, nhưng Cụ cho rằng cộng sản cũng nhiệt tình yêu nước như quốc gia, nên Cụ quý trọng và hoàn toàn tín nhiệm ông Nguyễn. Cụ theo lời ông đến một địa điểm ở Thượng Hải mà Cụ không biết là thuộc tô giới Pháp. Cụ bị cảnh sát Pháp bắt và đưa về Việt Nam để xử tội. Giới cách mạng Việt Nam ở Trung Quốc đều biết rõ việc này, và một người đồ đệ của ông Nguyễn Ái Quốc đã thuật lại với chúng tôi rằng sau vụ này ông đã giải thích hành động của ông như sau: Cụ Phan đã già lẫn, không còn ích lợi cho cách mạng; việc Pháp bắt Cụ và xử án Cụ tất nhiên sẽ gây phong trào phản đối trong quốc nội, rất có lợi cho tinh thần cách mạng; sau hết, tiền nhận được của Pháp sẽ dùng để đưa thêm thanh niên trong nước xuất ngoại. 
 
Việc này ông Nguyễn Ái Quốc đồng mưu với Lâm Đức Thụ (tên thật là Nguyễn Công Viễn) một thời là đại diện cho cụ Phan ở Hồng Kông và sau theo cộng sản. Hai người chia đôi số tiền nhận được của Pháp. Về phần ông Nguyễn Ái Quốc thì quả thật ông dùng tất cả phần tiền của ông để chi phí cho Thanh niên Cách mệnh Đồng chí Hội do ông tổ chức ở Quảng Châu, nhưng còn Lâm Đức Thụ thì hắn tiêu xài hết phần tiền của hắn vào cuộc đời sa đoạ ở Hồng Kông. 
 
Việc buôn bán cách mạng này tiếp tục trong nhiều năm. Mỗi thanh niên Quang phục Hội đưa sang Tàu phải nộp cho Lâm Đức Thụ ở Hồng Kông hoặc cho đại diện của hắn ở Quảng Châu hai bức hình nói là để lập hồ sơ xin vào trường Hoàng Phố. Đến ngày những sinh viên này tốt nghiệp, sẵn sàng lên đường về nước để hoạt động cách mạng thì số phận của mỗi người đã được định sẵn. Những người đã nghe theo tuyên truyền cộng sản và đã gia nhập Thanh niên Cách mệnh Đồng chí Hội thì được an toàn trở về quê hương để hoạt động bí mật. Còn những người vẫn khăng khăng giữ vững lập trường quốc gia thì hễ qua khỏi biên giới là bị mật thám Pháp đón bắt, theo ám hiệu của cộng sản, vì họ không thu phục được. Những thanh niên này bị bắt và đưa dần vào tù, khiến phong trào quốc gia ở Việt Nam mất liên lạc với trụ sở ở Quảng Châu. Những người trong nước phái ra liên lạc với bên ngoài cũng hoặc bị cộng sản thu hút, hoặc bị Pháp bắt vào tù. Tình trạng cứ tiếp diễn đến nỗi những sinh viên tốt nghiệp Hoàng Phố mà không chịu theo cộng sản thường không dám về nước và chỉ còn cách là gia nhập quân đội Quốc dân Đảng Tàu. Dần dà phong trào quốc gia mỗi ngày mỗi suy sụp và phong trào cộng sản mỗi ngày một bành trướng.
Vì đưa thanh niên ra ngoài để sau ít năm bán cho Pháp nên Lâm Đức Thụ được mệnh danh là “lái thanh niên”. Hắn trở nên cực kỳ giàu có và sống rất sa hoa ở Hồng Kông. Nhưng chỉ mấy năm sau, vì không còn thanh niên để bán nên Thụ hết tiền, không còn phương tiện sinh nhai, phải xin Pháp trợ cấp và che chở cho về Nam Vang, và sau cùng về sinh quán ở Thái Bình. Gặp cuộc khởi nghĩa Việt Minh, Thụ hoảng sợ, nhưng để thoát thân, hắn bí mật đến yết kiến ông Hồ, lúc ấy đã trở thành Chủ tịch chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Ông Hồ hứa che chở cho Thụ, nhưng bảo Thụ phải về sống yên ổn ở làng, không được tiết lộ những hoạt động của hai người lúc còn ở Hồng Kông. Thụ về Kiến Xương sống yên ổn trong mấy năm liền, nhưng vào khoảng năm 1950, khi quân đội Pháp tiến gần đến huyện, thì cán bộ Việt Minh theo cẩm nang của Đảng đã giao sẵn từ trước, bỏ Lâm Đức Thụ vào rọ mang trôi sông. Thụ để lại một người vợ Tàu và mấy đứa Hoàng Văn Chí đã nói đến việc này. Tài liệu của Duiker đã đề cập bản báo cáo của Hà Huy Tập lên quốc Tế 3 đề ngày 20-4-1935 về việc Lý Thụy thu tiền và bắt các người Việt chống Pháp ghi tên tuổi, địa chỉ, kết quả hàng trăm nguời bị Pháp bắt.
Theo Hà Huy Tập, Hồ Chí Minh đã sai lầm khi đòi hỏi những người gia nhập tổ chức phải khai rõ lý lịch, nộp hình ảnh và tin cậy Lâm Đức Thụ nên những tài liệu này rơi vào tay mật thám Pháp khiến hàng trăm người đã bị Pháp bắt giam.
(10)

 Qua sự kiện này, chúng ta hiểu tại sao Phan Khôi, Hoàng Văn Chí chống cộng, và khinh bỉ Hồ Chí Minh vì họ đã được Lê Dư thuật lại những điều tai nghe mắt thấy về hành động gian trá và tàn độc của Hồ CHí Minh khi ở Trung Quốc cộng thêm những sở kiến sở văn của họ trong thời gian kháng chiến tại Chiến khu.

8. TRỊNH VÂN THANH 

 Năm 1966, trong tác phẩm Thành NgĐiển tích của ông xuất bản tại Saigon, năm 2008 đưc Văn Học tái bản, ông đã nói việc này.(11)
 

 9. HOÀNG THÂN CƯỜNG Đ

 Đặc biệt hơn, chính Kỳ Ngoại Hầu Cường Để là người từng có Lâm Đức Thụ bên cạnh nhiều năm ở Trung Hoa đã ghi lại nguyên ủy và diễn tiến sự việc như sau:
"Cuối tháng 5 năm 1925, Lâm Đức Thụ viết thư và gửi tiền lên Hàng Châu cho ông Phan Bội Châu, mời về Quảng Châu nhân dịp kỷ niệm Phạm Hồng Thái ngày 19 tháng 6, làm một cuộc tuyên truyền lừng lẫy cho cách mệnh Việt Nam. Ông Phan nhận được thư và tiền, liền đi Thượng Hải để đáp tàu thủy về Quảng Châu. Ông Phan đi rồi, mãi không thấy có thư từ gì về, bọn Hồ Học Lãm ở Hàng Châu lấy làm lạ, viết thư hỏi các đồng chí ở Quảng Châu. Thư trả lời nói không thấy ông Phan xuống đó, ai cũng lo.

Hơn một tháng sau, Lâm Chi Hạ, chủ nhiệm Quân Sự Biên Tập Xứ, tiếp được một phong thư từ Sán Đầu gửi tới, có kèm theo một mảnh thư do ông Phan viết, mới biết là ông bị bắt rồi. Gửi thư ấy đến Lâm Chi Hạ là một học sinh Tàu. Người này cho biết rằng nhân dịp nghỉ hè, từ Thượng Hải về Sán Đầu thăm nhà, gặp ông Phan ở trên tàu thủy, ông Phan thừa lúc người đi kèm không ở cạnh, nói chuyện với y và viết mảnh giấy ấy, nhờ y gửi đi Hàng Châu cho Lâm Chi Hạ. Cứ như lời ông Phan nói trong mảnh giấy ấy thì khi ông đi xe lửa từ Hàng Châu đến Thượng Hải, vừa ra khỏi cửa ga, liền bị mấy người cảnh sát tô giới Anh núm lấy, điệu lên xe hơi đưa đến tô giới Pháp giao cho người Pháp. Ông bị giam ở đó ít lâu, rồi bị giải về nước bằng tàu thủy.

Lâm Đức Thụ ở Quảng Châu, lúc đầu cố phao vu cho người này người khác để che lấp tội ác của mình nhưng về sau thấy ông Phan bị bắt về đến trong nước, thành ra một cuộc tuyên truyền có hiệu lực cho cách mệnh, Lâm Đức Thụ mới khoe với mọi người đó là công hắn, vì chính hắn bắt ông Phan. Hắn lại nói sở dĩ bắt ông Phan là vì hắn nghĩ ông đã trở nên già hủ, không thích hợp với thời đại mới nữa, ở ngoài bất quá biết làm mấy câu văn tuyên truyền hão bằng chữ Nho, chẳng được chuyện gì, không bằng đưa ông về nước
lấy tiền cho Đảng ta".(HCM, Minh Võ, LXII) (12)



 10. TƯỞNG VĨNH KÍNH
Năm 1972, Tưởng Vĩnh Kính, giáo sư Sử Học tại Đài Loan đã xuất bản quyển "Hồ Chí Minh tại Trung Quốc ", nhưng trước đó nữ dịch giả Margaret Chen đã dịch và xuất bản năm 1956 ,với nhan đề "Hồ Chí Minh in China" . Năm 1999 mới có bản dịch Việt ngữ của Thượng Huyền. Tưởng Vĩnh Kinh đã nói đến việc Hồ Chí Minh bán Phan Bội Châu :
"Sau này tìm hiểu thêm thì biết rằng ông Lâm Ðức Thụ (tên thật là Nguyễn Công Viễn), đại diện cho cụ Phan tại Hương Cảng đã hợp tác với ông Hồ trong việc bán cụ Phan cho Pháp. Sự việc xong, hai người chia đôi số tiền một trăm ngàn đồng đó. Ông Hồ đã dùng phần tiền của ông để tổ chức Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Ðồng Chí Hội; còn Thụ thì dùng tiền để tiêu phí trong các hộp đêm tại Hương Cảng. Và từ đó Hồ, Thụ hai người còn tiếp tục hợp tác trong nhiều năm nữa để bán các đồng chí của cụ Phan."
Nguyên vì lúc bấy giờ, các thanh niên Việt Nam trốn sang Quảng Châu để xin vào học trường Võ Bị Hoàng Phố rất đông. Những ai chịu theo Hồ gia nhập Ðồng Chí Hội, thì sau khi học xong sẽ được bảo đảm bí mật trở về Những người này sở dĩ bị bắt, vì trước đó Hồ đã báo cho Thụ ở Hương Cảng biết, Thụ đem ảnh của họ nộp cho lãnh sự Pháp ở Hương Cảng. Sau khi họ bị bắt Hồ và Thụ lại được chia nhau tiền thưởng, trong tình hình đó Tổng Kết quả là các thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trường Võ Bị Hoàng Phố mà không gia nhập tổ chức của Hồ thì không dám về nước, và chỉ có cách là gia nhập vào đoàn quân cách mạng Dân Quốc của Trung Quốc, khiến cho Việt Nam Quốc Dân Ðảng ở quốc nội phải dần dần tan rã, và đảng Cộng Sản thì cứ mạnh lên dần .
(13)
 
11. J. P. HONEY
Về phía các tác giả ngoại quốc, David Halberstam và J. P. Honey là những người rất có thiện cảm với Hồ chí Minh cũng xác nhận việc ‘’bán người’’ trên. Honey viết:

"Việc Hồ chí Minh bán đứng nhà ái quốc nổi tiếng Phan Bội Châu cho Pháp lúc ấy đang sống lưu vong ở Trung Hoa minh họa chân dung (cá tính) đích thực của con người đó. Sau này ông ta đã chứng minh cho đồng chí thấy việc làm đó là chính đáng bằng cách nêu lên 3 lý do thúc đẩy ông ta làm:

-Một, Phan Bội Châu không phải cộng sản mà là người ‘’quốc gia’’ và có thể sẽ là đối địch với cộng sản trong kế hoạch kiểm soát phong trào kháng chiến chống Pháp. Phản Phan Bội Châu là loại bỏ được một đối thủ tương lai. 
-Hai, món tiền thưởng nhận được của Pháp có thể được dùng một cách tối ưu để phát triển phong trào cộng sản Việt Nam.
– Ba, việc Pháp xử tử Phan Bội Châu sẽ tạo nên một không khí phẫn nộ mạnh trong nước lúc ấy đang cần có.

 Với ghi nhận đó,  P.J. Honey kết luận: “Biện luận kiểu đó chứng tỏ không còn nghi ngờ rằng Hồ cực đoan, tàn nhẫn và có óc tính toán.(14)
 
Theo J. Buttinger, Vietnam, Cụ Phan bị bắt là do sự sắp đặt của Hồ và một người khác nữa. Tháng 6 năm 1925 một buổi sáng nọ tại Thương Hải, cụ Phan nhận được giấy mời đi Quảng Châu tham dự lễ thành lập Chi Bộ Việt Nam của Hội Liên Hiệp Các Dân Tộc Nhược Tiểu trên Thế Giới. Khi cụ sắp lên tàu ở Thượng Hải để đi Quảng Châu thì bị một nhóm người tập kích và dẵn vào tô giới Pháp, rồi bị đưa sang Hải Phòng và giải về Hà Nội. Ông Hồ đứng giữa nhận tiền (Minh Võ- Hồ Chí Minh, ch. 19)

  13. SOPHIE QUINN JUDGE
Sophie Quinn Judge nêu lên ý kiến của những người quốc gia rằng:
"Trên lý luận của những người chống cộng về việc Hồ Chí Minh nắm quyền lãnh đạo tại Quảng Châu, thì ông đã chỉ điểm cho người Pháp bắt Phan Bội Châu nhằm mục đích thanh toán đối thủ thật sự của mình. Chuyện kể rằng Hồ đã mật báo cho cảnh sát Pháp về những hoạt động của Phan và đã lừa ông đến một địa chỉ thuộc tô giới quốc tế tại Thượng Hải, và vị chí sĩ yêu nước này đã bị bắt tại đây Ngoài lý do trừ khử đối thủ, một nguyên nhân khác giải thích cho hành động của Hồ là ông muốn lĩnh số tiền thưởng mà người Pháp đã treo giải cho cái đầu của Phan Bội Châu
( sđd, 78) (Minh Võ ch.8)
 
14. PHILLIP B. DAVIDSON và Vietnam At War
Phillip B. Davidson là đại tướng 3 sao của Quân Lực Hoa Kỳ, phụ tá tư lệnh Quân Đội Mỹ ở Sài Gòn trước khi Sài Gòn thất thủ.Ông theo tài liệu của Hoàng Văn Chí, và nhận định rằng sau vụ bán Phan Bội Châu một thời gian thì người Pháp thổ lộ rằng HỒ Chí Minh đã phản bội Phan Bội Châu, bán Phan Bội Châu cho An Ninh Pháp lấy 100 ngàn đồng Đông Dương. Sau đó Hồ biện minh rằng ông bán Phan Bội Châu vì hai lý do:
-Việc Pháp bắt giam Phan Bội Châu có thể gây nên một phong trào chống đối ở Việt Nam.

-Hồ cần tiền để hoạt động. (15)
 
15. RICHARD NIXON
Trong quyển "No More Vietnams", Nixon cho rằng Hồ Chí Minh liên kết với những nhóm quốc gia nhưng bao giờ ông cũng đặt quyền lợi riêng của ông lên hết. Ông liên minh với những người quốc gia chân thực để thực hiện tham vọng của ông. Nếu quyền lợi bên kia va chạm với ông, ông tiêu diệt họ. Năm 1925, ông đã phản bội Phan Bội Châu là một nhà cách mạng danh tiếng của Việt Nam để lấy 100.000 đồng. Các sử gia cộng sản nói rằng Phan Bội Châu bước vào bẫy mà không nói rõ rằng chính Hồ Chí Minh đặt cái bẫy đó để lấy 100.000 đồng. Lúc đó, Hồ Chí Minh biện minh sự phản bội đó với đồng bọn rằng Phan Bội CHâu là người quốc gia, không phải là người cộng sản cho nên đó là mối hiểm  họa trong tương lai
(16)


III. NHẬN ĐỊNH VỀ MỘT SỐ SÁCH BÁO

Tập "Tài liệu về Hồ Chí Minh" mà chúng tôi sưu tầm bao gồm khoảng 200 bài khảo luận có giá trị. Tuy nhiên trong quyển sách này, chúng tôi chỉ trưng dẫn khoảng 15  quyển sách căn bản nhất và xưa nht.  Trong các tài liệu, sách của Richard Nixon đoạn nhận định về việc Hồ Chí Minh phản bội Phan Bội Châu rất chính xác. Nixon nhận định rất đúng về con người quỷ quyệt và tàn bạo Nguyễn Tất Thành : "Nguyễn Tất Thành hợp tác với tất cả những nhà cách mạng quốc gia chân thực nếu có lợi cho tham vọng của ông. Nếu quyền lợi hai bên va chạm thì ông tiêu diệt họ."
Đào Văn Hội khác với tác tác giả khác khi ông viết rằng trước khi bán Phan Bội Châu, Lý Thụy mời tất cả đảng viên ngoại trừ Nguyễn Hải Thần để bàn về vấn đề tài chính của đảng. Mọi người không ai tìm ra giải pháp. Lâm Đức Thụ đưa ra ý kiến nên bán Phan Bi Châu cho Pháp. Hội nghị tán thành và giao cho Lâm Đức Thụ giao thiệp với Pháp về việc bán Phan Bội Châu. Điều này không đúng vì cộng sản bao giờ cũng tuyệt đối giữ bí mật. Tục ngữ mới của Việt Nam có câu
"Cộng sản nói thì không làm;
 cộng sản làm thì không nói".

Trong hàng ngũ các nhà biên khảo về chiến tranh Việt Nam, một số có cảm tình với Cộng sản. Vì thích Việt Cộng, họ tin theo sách báo và lời nói Cộng sản cho nên hbỏ qua việc Nguyễn Tất Thành bán Phan Bội Châu. Nếu đề cập đến, thì lại theo giọng điệu bin hộ của Cộng sản. J. P. Honey tuy có cảm tình với cộng sản, nhưng ông đã  xác nhận việc  Nguyễn Tất Thành bán Phan Bội Châu và nói lên bản chất dối trá, tàn ác của  Nguyễn Tất Thành. Halberstam  tuy cũng xác nhận việc Nguyễn Tất Thành bán Phan Bội Châu nhưng ông lại ca tụng Nguyễn Tất Thành coi như đó là một hành động tài trí. Chúng ta không hiểu Halberstam  theo tôn giáo nào và tại sao ông lại ca tụng Judas. 

Cộng sản luôn nói dối cho nên sách báo của họ là xuyên tạc, là sửa chữa không còn trung thực theo nguyên bản. Điều rõ ràng là bọn họ đã sửa chữa  Ngục Trung Nhật Ký và di chúc của Hồ Chí Minh. Về việc giao thiệp giữa Phan Bội Châu và đại diện cộng sản tại Bắc kinh, và việc gặp gỡ giữa Nguyễn Tất Thành và Phan Bội Châu họ đã thêm bớt, xuyên tạc cho rằng Phan Bội Châu đã đi theo cộng sản.
Việc cụ Phan bị Nguyễn Tất Thành giao cho Pháp cho biết là cụ Phan không thuận theo cộng sản nên bị chúng hạ thủ.
Việc này cần làm gấp để cộng sản tiêu diệt phe quốc gia để giành thắng lợi và giđộc quyền yêu nước cho bọn cộng sản khi hbắt đầu thành lập mầm móng cho đảng cộng sản.
 Bọn thân cộng và cộng sản đã viết về Phan Bội Châu:
  +Wikipedia viết 
"Cuối năm 1924, Hồ Chí Minh từ Mạc Tư Khoa trở lại Quảng Đông. Hồ và Phan liên lạc thư tín nhiều lần về chương trình tổ chức mới và Phan cố gắng thực hiện các việc như thế." (17)

+Ra tù, Phan Bội Châu lại tiếp tục hoạt động cách mạng. Năm 1922, phỏng theo Quốc dân Đảng của Tôn Trung Sơn, ông cải tổ Việt Nam Quang phục Hội thành Việt Nam Quốc dân Đảng. Được Nguyễn Ái Quốc (lúc này đang làm Ủy viên Đông phương bộ, phụ trách Cục phương Nam của Quốc tế cộng sản) góp ý, Phan Bội Châu định thay đổi đường lối theo hướng xã hội chủ nghĩa, nhưng chưa kịp cải tổ thì ông bị bắt cóc ngày 30 tháng 6 năm 1925. (Wikipedia- Bản Việt ngữ). 

+Về mặt công khai, Người lấy tên là Lý Thụy, làm cán bộ phiên dịch cho phái đoàn cố vấn của Chính phủ Liên Xô đến giúp Chính phủ Quốc dân đảng Trung Quốc. Việc đầu tiên của Người là bắt mối liên lạc với Tâm tâm xã và tổ chức yêu nước của cụ Phan Bội Châu đang hoạt động ở Quảng Châu.
Lúc này cụ Phan bội Châu đã cải tổ Việt Nam quang phục Hội thành Việt Nam quốc dân đảng. Nguyễn Ái Quốc viết thư góp ý kiến với cụ Phan Bội Châu về đường lối và phương pháp cách mạng. Cụ Phan tiếp thu những ý kiến đó, nhưng chưa kịp sửa chữa sai lầm của mình thì cụ đã bị đế quốc Pháp bắt đưa về nước (1925)(18)
Phan Bội Châu là một nhà cách mạng có tinh thần cởi mở. Ông đã gặp người Nhật, người Trung Quốc, nay ông cũng muốn tìm hiểu về cách mạng Nga xem thực chất như thế nào. Ở Nhật, năm 1920, Phan Bi Châu đã đọc những tác phẩm phê bình chủ nghĩa cộng sản như quyển Nga La Tư Chân Tướng Điều Tra ký (Tự Phán, 203). Nay có dịp, ông cũng muốn tìm hiểu tận nơi tận chốn. Thế thôi.. Vì thế năm 1920, Phan Bội Châu đã đi Bắc Kinh gặp hai người Nga và ghi lại cuộc gặp gỡ đó như sau:
"Năm Canh Thân (1920), tháng 11, tôi nghe được người của Đảng Xã Hội Cộng Sản của nước Hồng Nga nhóm họp ở Bắc Kinh khá nhiều mà đại bản doanh của họ chính là nhà Bắc Kinh đại học. Tôi vì tính sẵn ham lạ mà nghiên cứu chân lý của đảng Cộng Sản . Tôi đi Bắc Kinh… tới thăm Thái Nguyên Bồi tiên sinh… Thái mới giới thiệu tôi với hai người Nga, một người lao nông Nga La Tư du Hoa đoàn đoàn trưởng (tên chữ Nga tôi không nhớ được), một người là Hán văn tham tán Lạp tiên sinh là thuộc viên của đại sứ Gia-Lạp-Hãn. Lần này là lần thứ nhất mà tôi trực tiếp kết giao với người Nga. Tôi có hỏi Lạp tiên sinh rằng: "Người nước tôi muốn đi du học quý quốc, nhờ tiên sinh chỉ vẽ đường lối cho". Lạp nói rằng: "Chính phủ Lao Nông đối với đồng bào thế giới ở nước Nga rất là hoan nghênh, người Việt Nam nay du học lại tiện lợi lắm. Do Bắc Kinh đến Hải Sâm Uy, đường thủy, đường bộ thông được cả. Do Hải Sâm Uy đến Xích Tháp có đường sắt vào Tây Bá Lợi Á, đi thấu được vào Mạc Tư Khoa, kể hành trình chỉ có 10 ngày thôi. Học sinh tới Nga tất trước phải đến Bắc Kinh, có đại sứ nước Lao Nông ở đó, vào xin lĩnh chứng thư và giấy giới thiệu. Được chứng thư của đại sứ thì từ Xích Tháp đến Mạc Tư Khoa, các tổn phí tiền xe và thực dụng thảy có chính phủ Lao Nông ưu đãi cho. Kể từ Việt Nam đến đất Nga, nhu phí chỉ trong 200 đồng chắc dễ biện lắm.
Nhưng du học sinh trước khi vào học tất phải quyết tâm thừa nhận những điều kiện như dưới này:
2– Học thành rồi, về nước tất phải gánh lấy những việc tuyên truyền chủ nghĩa Lao Nông.

3– Học thành rồi, về trong nước mình phải ra sức làm những sự nghiệp cách mệnh.
Còn như phí tổn chi dụng trong khi tại học và khi về nước, nhất thiết do chính phủ Lao Nông đảm nhiệm.

Bấy nhiêu lời như trên là những lời mà lúc ấy tôi hội thoại với ông Lạp.(18)

Ông Hoàng Đình Tuân dùng tiếng Anh thông dịch cho tôi … Người Nga khi nói chuyện với tôi biểu hiện một cách hòa ái thành thực, tư sắc rành thấy là không đạm không nồng. Tôi còn nhớ một câu rằng: "Chúng tôi được thấy người Việt Nam là bắt đầu từ ông. Ông nếu dùng được chữ Anh làm một bản sách kể cho hết chân tướng người Pháp ở Việt Nam đem cho chúng tôi, chúng tôi cảm tạ mà không dám quên".(Tự Phán, 196-198)

Sau lần tiếp xúc này, Phan Bội Châu nhận thấy rõ "sự xảo quyệt của người Nga (19), và từ khi trở về Quảng Châu, cụ  không gặp gỡ người Nga nữa. Nếu cụ muốn thì cđã đáp ứng yêu cầu của người Nga vì việc viết tiếng Anh đâu khó gì. CPhan không viết, không nói tiếng Anh thì cụ cứ viết tiếng Việt hay Hán văn, xung quanh cụ thiếu gì người giỏi Anh văn như ông Hoàng Đình Tuân sẽ dịch ra tiếng Anh mà trao cho người Nga. Cụ từ chối viết bản báo cáo này tức là cụ tháo lui sau khi đã gặp và nhìn thấu lòng dạ bọn cộng sản Nga, cũng là một lũ thực dân đế quốc. Việc chúng huyên hoang rằng Phan Bội Châu nghe lời Nguyễn Tất Thành cũng là dối trá vì nếu cụ Phan đồng ý thì cần gì phải trao đổi thư từ nhiều lần! 

Phan Bội Châu khác với Nguyễn Tất Thành. 
-Phan Bi Châu sinh trưởng trong một gia đình nho giáo truyền thống, đã được cha già săn sóc và huấn luyện còn Nguyễn Tất Thành sinh trưởng trong một gia đình bần nông, nguồn gốc thuộc loại ba cha bảy mẹ, cha lại say mê rượu, nghèo phải bế em đi xin sữa. Cái nghèo cực độ và sự bất hạnh của gia đình đã khiến ông trở thành tàn nhẫn và lưu manh! 
-Phan Bội Châu  đã có học vấn cao, lại kinh lịch nhiều. Cđã kinh qua cuộc giao tiếp với Nhật Bản và Trung Quốc, cđã hy vọng và thất vọng cho nên cđã chủ trương tự lập. Trong khi đó, Nguyễn Tất Thành tuổi trẻ nhiều tham vọng, được ai hứa hẹn là xông vào, chỉ nhìn thấy lợi trước mắt mà quên hại sau lưng cho nên được Nga hứa hẹn là lăn xả vào bất chấp đạo nghĩa.
-Cộng sản luôn đề cao mình mà khinh miệt người. Trần Dân Tiên luôn đề cao mình chỉ nói về Phan Bội Châu trong một câu ngắn ngủi. Nhưng Nguyễn Tất Thành chê cụ Phan là" đuổi cọp cửa trước, rước beo cửa sau."(20). Thực tế thì hai bên cũng giống nhau mà cũng khác nhau. Giống nhau vì hai bên đều vọng ngoại, một bên tin Nhật, một bên tin Nga, Tàu. Nhưng rồi năm 1909, Nhật trở mặt, khiến cho Phan Bội Châu nhận thức được cái tai hại của vọng ngoại mà thức tỉnh, còn Nguyễn Tất Thành thi say mê Nga Tàu, bán mình và bán nước cho Nga Tàu, hậu quả là ông đã gây ra những cuộc diệt chủng kinh hoàng và đưa nước ta vào vòng lệ thuộc Trung Cộng.
Không riêng gì Phan Bội Châu, ngay Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường cũng không tán thành cộng sản và đường lối cực đoan của Tất Thành. Trần Dân Tiên trong " "Những Mẫu Chuyện về Hồ Chủ Tịch" cũng đã thú nhận rằng các bậc tiền bối đã khinh bỉ y và tổ chc "Yêu nước" của y:
"Phan Chu Trinh và ông Phan Văn Trường không


tán thành hoạt động của nhóm Việt Nam yêu nước, vì các ông ấy cho nhóm thanh niên là trẻ con"
( tr.18).Một tên bồi bút cộng sản đã viết:
Vài năm sau cuộc hội kiến lịch sử này, khi Phan Bội Châu đã trở thành Ông Già Bến Ngự để quãng đời cuối cùng trôi qua trên đất Huế, đã có đôi lần khi các thanh niên yêu nước hỏi cụ:

– Bây giờ cụ về nước thì ở nước ngoài còn có người Việt Nam nào thay cụ dẫn dắt đồng bào được nữa?
Cụ đã không ngần ngại mà trả lời rằng:
– Vẫn còn, còn có Nguyễn Ái Quốc, ông Nguyễn giỏi hơn tôi, ông sẽ làm được việc đó! ( Minh Võ- Hồ Chí Minh, chương 45 )(21)


Trong một tài liệu khác của tỉnh Hà Nam, bọn cộng sản đã man trá, ngy tạo thư của Phan Bội Châu như sau: 

Người cháu rất kính yêu của Bác – Hôm trước anh Lâm (Đức Thụ) và anh Hồ (Hồ Tùng Mậu) gửi lại thư của Cháu, trong thư có nói tường tận về chuyện ông Hy Mã (Phan Châu Trinh).

Tuy thư đưa trực tiếp trên chuyện thật nhưng ngụ ý thật sâu sắc, mà lối lập luận lại dựa trên những ý tưởng lớn, nhân đó mới biết là học vấn, tri thức của cháu nay đã tăng trưởng quá nhiều, quả thực không phải như hai mươi năm về trước.

Nhớ lại hai mươi năm trước đây, khi đến nhà cháu uống rượu gò án ngâm thơ, anh em cháu đều chửa thành niên, lúc đó Phan Bội Châu này đâu có ngờ rằng sau này cháu sẽ trở thành một tiểu anh hùng như thế này. Bây giờ đem so kẻ gì này với cháu thì bát thật rất xấu hổ. Nhận được liên tiếp hai lá thư của cháu, bác cảm thấy vừa buồn vừa mừng. Buồn là buồn cho thân bác, mà mừng là mừng cho đất nước ta. Việc thừa kế nay đã có người, người đi sau giỏi hơn kẻ đi trước, trên tiền đồ đen tối sẽ xuất hiện ánh sáng ban mai. Ngày xế đường cùng, chỉ sợ không được thấy ngày đó, làm sao bác không cảm thấy buồn cho chính mình được? Một đời tân khổ, gánh vác công chuyện một mình, được sức lớn của cháu giúp vào thì ắt sẽ có nhiều người hưởng ứng theo. Việc gây dựng lại giang sơn, ngoài cháu có ai để nhờ ủy thác gánh vác trách nhiệm thay mình. Có được niềm an ủi lớn lao như thế, làm sao bác không cảm thấy vui mừng được.

Bác đang định tìm một dịp tốt về Quảng Đông một chuyến để đàm luận với cháu, không biết cháu còn ở lại Quảng Đông lâu mau, hoặc giả trong tương lai có định đi chỗ khác không? Trong lòng bác có nhiều chuyện muốn hỏi ý kiến cháu, nhưng không gặp mặt thì làm sao có thể bàn cho hết ý được? Làm sao được? Nếu không coi già yếu là đồ bỏ thì cháu viết thư nhiều cho bác, bác thành thật yêu cầu cháu đấy.

Cần nhắc lại là Phan Bội Châu lúc rời nước đã gần bốn mươi (ba mươi chín tuổi đến Nhật) lại không thể tránh khỏi những trách nhiệm này nọ đặng chuyên chú học hành, cho nên tri thức lúc bấy giờ cũng vẫn như xưa. Cháu học vấn rộng rãi, và từng đi nhiều nơi, hơn bác cả chục cả trăm lần. Tri thức và kế hoạch của cháu vượt sức đo lường của bác; không biết cháu có thể chia sẻ cùng bác một hai việc? Bác rất hết sức mong đợi, mong cháu không ngại. Vì nếu không có kế hoạch thì bất quá chỉ làm những khách tha hương than thở không đâu cho hồn cố quốc, chả giống ông Hy Mã thì cũng giống Phan Bội Châu mà thôi!

Thư bất tận ngôn, mong cháu hiểu giùm cả những ý không viết thành lời. Chúc cháu bình an.
Ngày 21 tháng 1 lịch ta (14 tháng 2 năm 1925 dương lịch) viết dưới đèn dầu.
Chỗ bác ở đâu nơi đất khách thì Quốc Đảng (Hồ Tùng Mậu) đã biết nên không ghi ở đây. Thư này nhờ Quốc Đống chuyển giúp.(22)
Đọc thư này, chúng ta thấy:
+Một ông chú bác không khi nàoviết thư cho cháu mà tôn xưng
Người cháu rất kính yêu của Bác  khi thằng cháu này chẳng là gì cả! Nếu cháu là Tổng thống, là bộ trưởng thì không ai gọi bằng cháu, mà phải tôn là " Thưa Tổng Thống", Thưa ông bộ trưởng" 
+cháu sẽ trở thành một tiểu anh hùng như thế này. Bây giờ đem so kẻ gì này với cháu thì bác thật rất xấu hổ.Cụ Phan lúc này nổi danh khắp nơi, còn Lý Thụy chỉ là một kẻ giấu mặt vô danh, làm gì mà tôn xưng như vậy.Câu này là do bọn Việt Cộng bịa ra để tôn xưngLý Thụy.+ "Việc thừa kế nay đã có ngưi" .Câu này cho biết Lý Thụy lúc đó đã có dã tâm cướp địa vị lãnh tụ cách mạng của Phan Bội Châu, và y có ý giết cđể cướp đoạt công trình của cụ Phan.đã có người, người đi sau giỏi hơn kẻ đi trước, trên tiền đồ đen tối sẽ xuất hiện ánh sáng ban maiViệc thừa kế nay đã có người, người đi sau giỏi hơn kẻ đi trước, trên tiền đồ đen tối sẽ xuất hiện ánh sáng ban mai
 +"Bác đang định tìm một dịp tốt về Quảng Đông"
câu này viết ra để  nói rằng cụ Phan tý về Quảng Đông , không phải do Lý Thụy lập mưu sai Lâm Đức Thụ mời cụ Phan về Quảng Đông cho Pháp bắt.
 Theo Đặng Chí Hùng ( Dân Làm Báo),có một bài báo trên tờ báo Washington Post viết về vụ việc này. Đây là một tờ báo nổi tiếng và  bài viết rất rõ ràng và trung thực:

 “… In Shanghai, Chau met Ho Chi Minh, then operating under the alias Ly Thuy. As heads of rival nationalist, revolutionary groups, they immediately distrusted each other, but in their quarrels Ho struck the first blow. In June 1925, for 100,000 piastres, he betrayed Chau to agents of the Deuxieme Bureau, Surete Generale du Gouvernement General pour l’Indochine (abbreviated as 2d Bureau)–the French police–and he was seized while passing through Shanghai’s international settlement. Ly Thuy later rationalized that his was a good act”.

(Tại Thượng Hải, Châu đã gặp Hồ Chí Minh, sau đó Hồ hoạt động dưới bí danh Lý Thụy. Y là người đứng đầu của đối thủ quốc gia, của các nhóm cách mạng, họ ngay lập tức không tin tưởng nhau, trong những cuộc cãi vã giữa hai bên, họ Hồ đánh đòn đầu tiên. Trong tháng sáu năm 1925 vì 100.000 đồng Đông Dương, ông Hồ đã phản bội Châu , bán Phan Bội Châu cho Phòng Nhì tức Cơ quan An Ninh Tình Báo của Pháp ở Đông Dương (Surete Generale du Gouvernement pour l’Indochine), và Phan Bội Châu đã bị bắt giữ trong khi đi qua khu vực quốc tế ở Thượng Hải. Lý Thụy về sau cho rằng đó là một hành động tốt) (23)

Cộng sản nói rằng Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu ca tụng Nguyễn Tất Thành. Đó là điều bịa đặt. Hai cụ có thể thương Nguyễn Tất Thành như con vì tuổi Nguyễn Tất Thành bằng con của các cụ, hơn nữa Tất Thành là con cụ Bảng Sắc, là con của bạn mình. Vì vậy cụ Phan Chu Trinh đã nâng đỡ Tất Thành để lâm cái cảnh " nuôi khỉ khỉ dòm nhà" , và " nuôi ong tay áo" như thế! Nhưng bảo rằng các cụ kính trọng Nguyễn Tất Thành thì không phải vậy. Đông tây nam bắc và cổ kim không bao giờ tôn trọng kẻ thấp hơn mình:
-Tất Thành tuổi trđáng con cháu
-Tất Thành là kẻ thất học, chưa học hết bậc tiểu học trong khi các cụ là cử nhân, tiến sĩ.
-Tất Thành từ năm 1919 đã phản bội Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường, nổi danh là kẻ vô ơn bạc nghĩa, lưu manh, gian ác, lại chạy theo cộng sản, dù y có là tỷ phú, là vua, là lãnh tụ một đảng, các cụ vẫn khinh bỉ những kẻ vô đạo đức như thế!  

Cộng sản khi nào cũng gian manh. Khi chưa nắm quyền thì chúng dùng chính sách khủng bố. Khi nắm quyền thì chúng nắm độc quyền xuất bản sách báo, các sách báo đều do chúng tự tiện sửa chữa, thêm bớt. Ngoài ra có một bọn nịnh hót luôn sẵn sàng vẽ vời ca tụng. Vì vậy ta không lạ khi thấy trong các tác phẩm của  đều bịa đạt ca tụng Hồ CHí Minh. Vì cộng sản khủng bố và nắm độc quyền sách báo cho nên không ai dám và có thể thanh minh, cải chính. Trong vụ Nhân Văn Giai Phẩm chúng cũng thực hiện việc này.Trong vấn đề Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh, chúng có thể đặt các lời, các câu vào miệng, vào sách Đào Duy Anh, Chương Thâu, Võ Nguyên Giáp, Sơn Tùng.. Chúng có thể tạo ra các chứng cớ lịch sử như thư tín của Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu. Ngay quyển Tự Phán cũng đã là vấn đề. Có nhiều bản khác nhau. Chương Thâu chê bản Anh Minh Huế là bản có chữ ký của Phan Bội Châu là bản phản động  mà y chọn bản khác có lẽ do bọn họ sửa chữa thêm bớt, có lợi cho việc ca tụng Hồ Chí Minh. 

Nguyễn Tất Thành là một kẻ tàn ác, gian manh. Đầu óc của y đầy mưu mánh gian manh.
Trước tiên, y đến thăm cụ Phan điều tra về hoạt động của tổ chức cụ Phan, cụ tin tưởng cũng thật thà hiền lương và yêu nước như cụ cho nên cho y biết 14 nhân vật trong tổ chức của cụ.
Bước thứ hai, y  ban cho Lâm Đức Thđiạ vị lãnh đạo Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí hội thay Hồ Tùng Mậu khiến cho Lâm Đúc Thư hăng hái tuân theo lnh của Tất Thành. Tiếp theo y sai Lâm Đức Thụ thi hành quỷ kế, mời cụ Phan về Quảng Đông. Khi về Quảng Đông phải qua Thượng Hải là tô giới của Pháp để Pháp tiện bắt giữ.
Bước thứ ba là y hãm hại bất cứ ai không theo y.
Công cuộc này trở thành một sự nghiệp kinh doanh của Nguyễn Tất Thành và Lâm Đức Thụ. Trong bao năm, Lâm Đức Thụ trở thành giàu có, sống xa hoa, nổi danh là "tay buôn thanh niên".   
Công việc kinh doanh của hai người phát đạt từ 1924 đến khoảng 193 thì có tai họa. 


 Hà Huy Tập – một người cộng sản tiền bối và được đảng cộng sản trọng vọng trong văn bản gửi Quốc tế thứ 3 đề ngày 20-4-1935 như sau:

“Trước và sau đại hội của đảng, một số đồng chí khi nói chuyện với nhau thường bàn về đồng chí Nguyễn Ái Quốc (tức Hồ). Họ cho rằng Quốc chịu trách nhiệm về việc mật thám bắt hơn 100 hội viên đoàn thanh niên, bởi vì:

a) Quốc biết rõ Lâm Đức Thụ là một tên khiêu khích nhưng vẫn làm việc với hắn.

b) Quốc đã phạm sai lầm khi yêu cầu mỗi thanh niên nộp hai bức ảnh, ghi rõ tên thật, địa chỉ, tên cha mẹ, ông bà, cụ kỵ cùng với tên của từ 2 đến 10 người bạn.

c) Ở trong nước, ở Xiêm (Thái Lan) và ở trong tù, người ta vẫn còn bàn tán đến trách nhiệm của Quốc, trách nhiệm mà anh ta không dám chối.”

Theo Hà Huy Tập, Hồ Chí Minh đã sai lầm khi đòi hỏi những người gia nhập tổ chức phải khai rõ lý lịch, nộp hình ảnh và tin cậy Lâm Đức Thụ nên những tài liệu này rơi vào tay mật thám Pháp khiến hàng trăm người đã bị bắt. Việc ông Hồ biết Lâm Đức Thụ là gián điệp nhưng vẫn dung túng để cho ông ta gửi thông tin bắt bớ các đồng chí của mình chính là hành động thể hiện sự đồng mưu bán đứng những người yêu nước trong đó có cụ Phan cho Pháp.( Đặng Chí Hùng,Những sự thật không thể chối bỏ (phần 8) – Ai đã bán đứng cụ Phan Bội Châu? Dân Làm Báo).
Hà Huy Tập là người thành thật nên không rõ độc kế của Nguyễn Tất Thành. Y không phải vô tình tiết lộ tài liệu cho Lâm Đức Thụ, mà chính y và Lâm Đức Thụ cộng tác với nhau trong dịch vụ buôn người, và trong hoạt động phản quốc hại dân.

Sự kiện này cho ta biết rằng lý luận của Tất Thành diệt trừ Phan Bội Châu là loại btrở ngại cho việc phát triển Cộng sản, nhưng lời của y là gian dối, ngụy biện vì y bán cđảng viên cộng sản, những đảng viên không nằm trong hệ thống của y hoặc cứng đầu không tuân lệnh y. 
Y quả là bắt tay với Thực dân Pháp để giết hại các đảng phái quốc gia và những người yêu nước. Việc này y cũng lập lại trong ván Ôn Như hầu năm 1946. Ta có thể nói rằng Nguyễn Tất Thành là một kẻ phản quốc. Đảng cộng sản đã thú nhận tội lổi của họ. Trong quyển  Bác Hồ những năm tháng ở nước ngoài in tại Pháp và nó cũng có trong lời của Hồ Chí Minh thốt ra :

"Vừa nghiên cứu làm việc để sống, ông Nguyễn vẫn ra sức làm việc cho tổ quốc mình. Ông bắt đầu tổ chức đồng bào Việt kiều ở Trung Quốc. Tổ chức này gọi là Hội Việt Nam Thanh Niên Cách mạng Đồng Chí…. Hoạt động của Hội Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí bắt đầu lan vào trong nước. Thực dân Pháp gián tiếp giúp đỡ rất nhiều". Bác Hồ những năm tháng ở nước ngoài – UNESCO. Hà Nội 1999. ( Đặng Chí Hùng,Những sự thật không thể chối bỏ (phần 8) – Ai đã bán đứng cụ Phan Bội Châu? Dân Làm Báo).(24)

Việc y nói rẳng Phan Bội Châu già nua là không đúng vì lúc này Phan Bi Châu mới 58 tuổi là lứa tui chín chắn trên trường chính trị.
Người làm chính trị phải yêu nước thương dân. Đem nước bán cho ngoại quốc,Tàu, đem dân bán lấy tiền, nhất là bán những nhà cách mạng cho kẻ thù là hành động phản quốc, đáng xử tử. 

IV. KẾT LUẬN

Những điều trình bày trên đây cho chúng ta thấy rõ ràng là Lý Thụy và Lâm Đức Thđã bán Phan Bi Châu đlấy tiền. Lý Thụy là  chánh phạm còn Lâm Đức Thụ là tòng phạm. 
Tất Thành phạm nhiều tội. Y là tên trộm cướp chuyên nghiệp. Tại Pháp, y đã trộm tên Nguyễn Ái Quốc và các tác phẩm cách mạng của nhóm  Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường...Tại Trung Quốc, y trộm tên Hồ Chí Minh và danh hiệu Việt Nam Độc Lập Đồng Minh hội của nhà cách mạng Hồ Học Lãm. Tại Trung Quốc, y cũng cướp sự tự do, đời hoạt động và các tổ chức của  Phan Bội Châu.  Y phạm tội bán Phan Bội Châu, các nhà cách mạng quốc và cả các đảng viên cộng sản mà y thù ghét và lo ngại. Tội trạng của y như thế, chắc chắn khó thoát viên đạn tử hình trong cuộc đại thanh trừng của Stalin.
Nguyễn Tất Thành không yêu nước, yêu dân, yêu đảng cộng sản của y. Y chỉ yêu tham vọng của y.



____ 

 (1). Phan Bội Châu Niên Biểu, Nhóm Nghiên Cứu Sử Địa, Saigon, 1973, 211- 212)
 (2). Nguyễn Thượng Huyền là con trai của Nguyễn Thượng Hiền, nhà cách mạng đồng chí của Phan Bội Châu. Cụ Nguyễn Thượng Hiền (1868-1925) tên tự: Đỉnh Nam, Đỉnh Thần, tên hiệu: Mai Sơn còn được gọi là Ông nghè Liên Bạt, sinh năm 1868 tại làng Liên Bạt, tỉnh Hà Đông. Ông là con rể quan Phụ chính Đại thần Tôn Thất Thuyết, cha ông là Hoàng giáp Nguyễn Thượng Phiên. 
(3). Nhượng Tống. Ai bán đứng Cụ Phan Bội Châu ?Nam Đồng Thư Xã, Hà Nội, 1928.Minh Võ. Hồ Chí Minh- Nhận Định Tổng Quát.  chương. 45 http://xoathantuong2.tripod.com/minhvo/mv_45.htm 
(4). Lâm Đức Thụ (1890-1947) là người hoạt động cách mạng chống Pháp rồi trở thành chỉ điểm cho mật thám Pháp, người được cho là đã bán đứng Phan Bội Châu cho thực dân Pháp và cũng là người mai mối Tăng Tuyết Minh cho Nguyễn Ái Quốc. Lâm Đức Thụ tên thật là Nguyễn Công Viễn, còn có biệt danh là Trương Béo hoặc bí danh là Hoàng Chấn Đông, quê ở Thái Bình, con trai cụ tú tài Nguyễn Hữu Đàn và là cháu nội nhà nho yêu nước Nguyễn Mậu Kiến. Lâm Đức Thụ thi đỗ đầu xứ, nên còn gọi là Đầu xứ Viễn. Năm 1912, Lâm Đức Thụ gia nhập Việt Nam Quang phục Hội của cụ Phan Bội Châu. Năm 1923, do bất mãn với tư tưởng bảo thủ của cánh già, Lâm Đức Thụ cùng với một số thanh niên như : Lê Hồng Phong, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, Phạm Hồng Thái, Nguyễn Giảng Khanh, Đặng Xuân Hồng...đã ly khai Việt Nam Quang phục Hội lập một đoàn thể cấp tiến hơn gọi là Tâm Tâm Xã. Năm 1925, Lâm Đức Thụ và một số đồng chí sáng lập Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội, tổ chức cách mạng thoát thai từ tổ chức Tâm tâm xă. Lâm Đức Thụ có một người vợ Trung quốc tên là Lý Huệ Quần (có tài liệu gọi là Lương Huệ Quần). Ngôi nhà của gia đình Lý Huệ Quần tại đường Văn Minh, Quảng Châu là nơi thế hệ cách mạng đầu tiên của Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội trú ngụ và huấn luyện lý thuyết cách mạng, công tác vận động quần chúng. Năm 1947,  Lâm Đức Thụ bị dân quân giết tại quê hương làng Vũ Trung, huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình. 
(5). Vietnam, a dragon embattled – Joseph Buttinger, Tome I, tr. 153 
(6). Minh Võ. Hồ Chí Minh- Nhận Định Tổng Quát bản điện tử. Chương.45  Việt Thường. . Đào Trinh Nhất, Một bí mật chưa từng được tiết lộ. Cải Tạo (Hà Nội), 30 tháng 10 năm 1948; P. J. Honey, North Vietnam 
(7). Đào Văn Hội. Ba Nhà Chí Sĩ Họ Phan first edition, Sài Gòn 1951; 2nd ed.1990 . Văn Sử . San José, tr. 127. 
(8).– Phạm Văn Sơn  Phạm Văn Sơn. Việt Sử Tân Biên  – Sàigòn 1972 – Q.7, tr. 254, 229. Đặng Chí Hùng.Những sự thật không thể chối bỏ (phần 8) – Ai đã bán đứng cụ Phan Bội Châu?Dân Làm Báo.
(9).Vương Thúc Oánh. Tự thuật, Hà Nội, 1962 . Minh Võ, Hồ.Hồ Chí Minh,ồ ch.45)ồôồ Chi
 (9). Hoàng Văn Chí .Từ Thực Dân đến Cộng sản, From Colonialism to Communism Nhà xuất bản Chân Trời Mới, Sài Gòn 1964; bản dịch tiếng Việt Từ Thực dân đến Cộng sản của Mạc Định) 
(10). Trịnh Vân Thanh. Thành ngữ điển tích danh nhân từ điển .NXB. Hồn Thiêng, Sài Gòn, 1966. 
(11). Cường Để. Cuộc đời Cách Mạng –Hồi ký ( Life of Aa Revolutionary ),  Saigon 1968, tr. 121 - Vĩnh Sính, "Mối liên hệ giữa Phan Bội Châu và Nguyễn Ái Quốc ở Trung Quốc, 1924-1925 – (The Ralationship between Phan Bội Châu and Nguyễn Ái Quốc in China from 1924 to 1925), Văn Nghệ, HCM city, 2001. tr. 242). 
(12). Tưởng Vĩnh Kính. Hồ Chí Minh in China. Minh  Võ
(13).J.P Honey, North Việt Nam Today – tr. 4; Minh Võ. Hồ Chí Minh. Nhận định Tổng Quát Chương 23: P. J.Honey. 
(14). Phillip B. Davidson. VIETNAM AT WAR,>1946-1975. Oxford University Press, 1988, p.4  (Hoàng Văn Chí. From Colonialism to Communism, New York: Frederick Praeger.1964 p.18)   
(15).Nixon . "No More Vietnams". Abba House, New York. 1985,p.33 
(16). Wikipedia wrote:At the start of 1921, Phan studied Socialism and the Soviet Union in the hope of gaining assistance from the Soviet Union or socialist groups.  (Wikipedia-English)
(17) Ra tù, Phan Bội Châu lại tiếp tục hoạt động cách mạng. Năm 1922, phỏng theo Quốc dân Đảng của Tôn Trung Sơn, ông cải tổ Việt Nam Quang phục Hội thành Việt Nam Quốc dân Đảng. Được Nguyễn Ái Quốc (lúc này đang làm Ủy viên Đông phương bộ, phụ trách Cục phương Nam của Quốc tế cộng sản) góp ý, Phan Bội Châu định thay đổi đường lối theo hướng xã hội chủ nghĩa, nhưng chưa kịp cải tổ thì ông bị bắt cóc ngày 30 tháng 6 năm 1925.(Wikipedia , tiếng Việt, chú 9: Theo Từ Điển Bach Khoa Toàn Thư Việt Nam)
The bibliography of Ho Chí Minh published by Sự Thật, Hà Nội, 1987, .http://tennguoidepnhat.net/2012/01/13/ng%C6%B0%E1%BB%9Di-sang-l%E1%BA%ADp-d%E1%BA%A3ng-c%E1%BB%99ng-s%E1%BA%A3n-vi%E1%BB%87t-nam/
Trích Chủ tịch Hồ Chí Minh tiểu sử và sự nghiệp, NXB Sự thật, 1987)
(18). Tên người Nga trưởng đoàn Du Hoa Đoàn có thể là Iurine Voitinski, tên Nga của viên tham tán (được gọi là Lạp tiên sinh) là Khodorov và tên đại sứ Nga lúc đó là Karakhan. Chú của Phan Bội Châu Toàn Tập - Nxb Thuận Hóa, Huế 1990 – Tập 6, tr. 271-273.
(19). Tự Phán . 206.
(20). Trần Dân Tiên. 6 
(21). Bác Hồ những năm tháng ở nước ngoài – UNESCO … Hà Nội 1999, tr. 96-98
(22). Sở giáo dục Hà Nam. “Bác Hồ với Cụ Phan Bội Châu – Bức thư Phan Bội Châu gửi Lý Thụy (Nguyễn Ái Quốc)”
( http://phuly.edu.vn/bacho/chuyen110.htm ).
(23). Đặng Chí Hùng. Những sự thật không thể chối bỏ (phần 8) – Ai đã bán đứng cụ Phan Bội Châu?Dân Làm Báo.
(24). Trần Dân Tiên, 39.