Bình luận về Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam

Bình luận về Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam

Sunday 17 June 2012

119 * VIỆN TRỢ CHO VIỆT NAM



Viện trợ quốc tế cho miền Bắc trong chiến tranh 1955 – 1975

 Một hội thảo quy mô tổng kết cuộc chiến tranh ở Việt Nam được tổ chức ở TP. HCM trong hai ngày 14 và 15-4.
Trong số các bài đọc ở hội thảo, các tác giả Trần Tiến Hoạt và Lê Quang Lạng ở Viện lịch sử Quân sự Việt Nam có bài tham luận về nguồn chi viện của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa dành cho nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong cuộc chiến với Mỹ.
Tham luận ghi nhận trong 21 năm chiến đấu, Việt Nam đã “nhận được sự ủng hộ chí nghĩa, chí tình của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới, đặc biệt là Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN anh em.
Bài viết thống kê những con số về vũ khí, đạn dược và trang bị kỹ thuật mà khối XHCN đã viện trợ.
Khối lượng hàng quân sự Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa viện trợ từ năm 1955 đến 1975, qua từng giai đoạn:
Giai đoạn 1955-1960: tổng số 49.585 tấn, gồm: 4.105 tấn hàng hậu cần, 45.480 tấn vũ khí, trang bị-kỹ thuật; trong đó, Liên Xô: viện trợ 29.996 tấn, Trung Quốc viện trợ 19.589 tấn.
Giai đoạn 1961-1964: tổng số 70.295 tấn, gồm: 230 tấn hàng hậu cần, 70.065 tấn vũ khí, trang bị – kỹ thuật; trong đó, Liên Xô: 47.223 tấn: Trung Quốc 22.982 tấn, các nước xã hội chủ nghĩa khác: 442 tấn.
Giai đoạn 1965-1968: tổng số 517.393 tấn, gồm: 105.614 tấn hàng hậu cần, 411.779 tấn vũ khí, trang bị-kỹ thuật; trong đó, Liên Xô: 226.969 tấn, Trung Quốc: 170.798 tấn, các nước xã hội chủ nghĩa khác 119.626 tấn.
Giai đoạn 1969-1972: tổng số 1.000.796 tấn, gồm: 316.130 tấn hàng hậu cần, 684.666 tấn vũ khí, trang bị-kỹ thuật; trong đó, Liên Xô 143.793 tấn, Trung Quốc 761.001 tấn, các nước xã hội chủ nghĩa khác 96.002 tấn.
Giai đoạn 1973-1975: Tổng số 724.512 tấn, gồm: 75.267 tấn hàng hậu cần, 49.246 tấn vũ khí, trang bị – kỹ thuật; trong đó, Liên Xô: 65.601 tấn, Trung Quốc: 620.354 tấn, các nước xã hội chủ nghĩa khác: 38.557 tấn.
Tính tổng cộng qua 20 năm, theo thống kê chính thức của Việt Nam, số viện trợ mà Việt Nam nhận được là 2.362.581 tấn hàng hóa; khối lượng hàng hóa quân sự trên quy đổi thành tiền, tương đương 7 tỉ rúp.
Về chủng loại vũ khí, đạn dược và phương tiện chiến đấu, các tác giả ở Viện lịch sử Quân sự cho biết số liệu:
Súng bộ binh (khẩu): Liên Xô 439.198; Trung Quốc 2.227.677; các nước khác 942.988
Súng chống tăng (khẩu): Liên Xô 5.630; Trung Quốc 43.584; các nước khác 16.412
Súng cối các loại (khẩu): Liên Xô 1.076; Trung Quốc 24.134; các nước khác 2.759
Đạn tên lửa (quả): Liên Xô 10.169
Máy bay chiến đấu (chiếc) Liên Xô 316; Trung Quốc 142
Trong bài viết được báo Quân đội nhân dân trích thuật, các tác giả kết luận: “Thắng lợi của chính sách ngoại giao thời đại Hồ Chí Minh là thắng lợi của đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ; của chính sách ngoại giao trên tinh thần quốc tế vô sản trong sáng, mềm dẻo, có tình, có lý.”
“Chính vì vậy, ở vào thời điểm hai nước Liên Xô và Trung Quốc xảy ra những bất đồng quan điểm, vào lúc cuộc chiến tranh ở Việt Nam được Mỹ đẩy lên tới mức cao nhất, thì sự ủng hộ, giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc cho cách mạng nước ta vẫn được bảo đảm.”
Các số liệu trong bài viết được ghi nhận là tương tự số liệu trong công trình tổng kết “Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước – Thắng lợi và bài học” (NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996).
Theo đánh giá của Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh của Việt Nam đưa ra năm 2000, tổng chi phí Hoa Kỳ bỏ ra từ 1954 – 1975 cho cuộc xung đột ở Việt Nam là hơn 700 tỉ đôla.
Cuốn sách “Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945 – 1975: Thắng lợi và bài học” ghi nhận bình quân mỗi ngày Hoa Kỳ tiêu tốn 77 triệu đôla, và một năm tiêu tốn 700 triệu đôla, bằng 3% thu nhập cả nước Mỹ
Hội thảo do Bộ Quốc phòng Việt Nam phối hợp với Ban Tư tưởng-Văn hóa Trung ương và Thành ủy TP. HCM tổ chức tại hội trường dinh Thống Nhất.
Mang tên “Đại thắng mùa xuân 1975-bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam”, hội thảo tập hợp nhiều tham luận của các sử gia và tướng lĩnh trong quân đội nhân dân Việt Nam.
Sự cạnh tranh Liên Xô – Trung Quốc trong cuộc chiến VN
Trung Quốc và Liên Xô nhìn nhận vấn đề chiến tranh Việt Nam như thế nào?
Trong thời kỳ chiến tranh Lạnh, mối quan hệ giữa hai cường quốc cộng sản này thực tế đầy sóng gió do các mâu thuẫn về tư tưởng và chính sách.
Ở bối cảnh đó, Việt Nam trở thành vấn đề gây ảnh hưởng giữa hai cường quốc này.
Trong một tiểu luận gần đây, Eva-Maria Stolberg, giáo sư ở ĐH Bonn, đã phân tích về mối quan hệ này.
Bài viết in trong tập sách “America, the Vietnam War and the World” do NXB ĐH Cambridge ấn hành tháng Chín 2003.
Cái nhìn từ phía Việt Nam
Theo Eva-Maria Stolberg, đối với Liên Xô và Trung Quốc, việc ủng hộ phong trào giải phóng của Việt Nam phục vụ ba mục đích: nó cho phép hai siêu cường biện minh hoặc chỉ trích các hệ tư tưởng của nhau; đó là một phần trong chiến lược của Liên Xô và TQ đối với Mỹ; và Việt Nam cũng là phương tiện để phục vụ những mục đích, quyền lợi bên trong cơ cấu nội bộ mỗi đảng.
Trong loạt tư liệu nhân kỷ niệm 30 năm kết thúc chiến tranh, chúng tôi xin trích lược giới thiệu nội dung chính của bài viết. Xin lưu ý đây là những phân tích và quan điểm riêng của tác giả.
Ngay từ khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập năm 1949, liên minh Trung Quốc – Liên Xô đã có những chia rẽ mà đã tác động đến hệ tư tưởng, chính sách và chiến lược của cả hai nước trong thời chiến tranh Lạnh. Các quyền lợi quốc gia và quan niệm về an ninh bị định hình bởi quan niệm của lãnh tụ hai nước về cách thức mỗi nước có thể tồn tại trong môi trường toàn cầu khi ấy. Trong hoàn cảnh này, cuộc chiến Việt Nam là chỉ dấu đo đạc mang tính quyết định.
Trong mùa đông 1949-50, khi Stalin và Mao Trạch Đông thương lượng Hiệp ước Trung – Xô, hai người đồng ý việc chia sẻ nhiệm vụ. Đông Dương và Đông Nam Á nằm ngoài quyền lợi của Liên Xô và vì thế trở thành ‘sân chơi’ của Trung Quốc. Khi ông Hồ Chí Minh, trong chuyến thăm Bắc Kinh và Moscow tháng Giêng – Hai 1950, yêu cầu sự hỗ trợ cho cuộc đấu tranh chống Pháp, Stalin nói ông Hồ hãy nói chuyện với Trung Quốc. Các bằng chứng mới từ văn khố Trung Quốc cho thấy Stalin khi đó bác bỏ sự dính líu tới Triều Tiên và Đông Dương.
Khác biệt tư tưởng
Người Trung Quốc khi đó có thái độ ngược lại: Họ sẵn sàng cung cấp vũ khí cho Việt Nam đánh Pháp, và sau đó Trung Quốc gửi cố vấn quân sự do tướng La Quý Ba dẫn đầu, người sau này trở thành đại sứ ở Hà Nội.
Một sự thay đổi trong thái độ của Trung Quốc và Liên Xô đối với vấn đề Đông Dương đã diễn ra sau cái chết của Stalin và sau khi chiến tranh Triều Tiên kết thúc.
Bộ máy lãnh đạo mới ở Moscow giờ đây muốn có giải pháp hòa bình cho xung đột ở Đông Nam Á. Trung Quốc khi đó cũng muốn có sự thỏa hiệp với phương Tây để ngăn sự can thiệp của Mỹ vào Việt Nam. Tại hội nghị Geneva năm 1954, mục đích chính của Trung Quốc là đạt được uy tín quốc tế và quyền lực sau khi nước này bị cô lập vì cuộc chiến trên bán đảo Triều Tiên. Do sự thiếu kinh nghiệm ngoại giao quốc tế, Trung Quốc đã đứng đằng sau Liên Xô.
Chính sách của khối Cộng sản ở Geneva được đánh dấu bằng sự nhất trí. Việt Minh, sau thắng lợi ở Điện Biên Phủ, muốn đuổi Pháp ra khỏi Đông Dương và thống nhất Việt Nam. Nhưng do sức ép của Liên Xô và Trung Quốc, họ phải chấp nhận việc chia đôi đất nước. Tuy vậy, người Cộng sản Việt Nam ngay sau đó yêu cầu Trung Quốc giúp củng cố chính quyền ở miền Bắc, với mục đích sẽ thống nhất đất nước bằng phương tiện quân sự. Tháng Sáu 1955, Bộ trưởng quốc phòng Võ Nguyên Giáp có cuộc họp ở Bắc Kinh với người tương nhiệm, Bành Đức Hoài và một đại diện của nhóm cố vấn quân sự Liên Xô tại Trung Quốc. Cuộc họp, kéo dài đến tháng Mười, liên quan việc hoạch định quân sự.
Lúc này, người lãnh đạo mới của Liên Xô, Nikita Khrushchev, đề ra nguyên tắc ‘cùng chung sống hòa bình’ trong chính trị quốc tế. Trong hoàn cảnh Việt Nam, nguyên tắc này có nghĩa là phía Liên Xô muốn có sự chung sống giữa hai nhà nước Việt Nam và thống nhất thông qua trưng cầu dân ý. Ngược lại, Trung Quốc đề ra nguyên tắc ‘chiến tranh nhân dân’, nói rằng sự dính líu ngày càng tăng của Mỹ tại miền Nam Việt Nam là sự phản bội thỏa thuận Geneva.
Việc Liên Xô rút cố vấn ra khỏi Trung Quốc năm 1960 đánh dấu sự tan vỡ quan hệ giữa hai cường quốc cộng sản.
Lúc này, người cộng sản Bắc Việt tin rằng đã chín muồi cho đấu tranh vũ trang ở miền Nam. Nhưng một quyết định chung cuộc đã bị đình hoãn do sự bất đồng chiến lược trong đảng – một bất đồng phản ánh cuộc tranh cãi lớn hơn giữa Liên Xô và Trung Quốc.
Trong khi tướng Giáp tin rằng cách mạng ở miền Nam sẽ lâu dài và gian khổ, ông Lê Duẩn và Nguyễn Chí Thanh ủng hộ chiến lược tấn công ồ ạt và đồng ý với quan điểm của Trung Quốc.
Mùa xuân 1961, Tổng thống Kennedy chấp thuận gửi 400 cố vấn quân sự đến miền Nam Việt Nam, và Trung Quốc phản ứng. Trong cuộc họp với thủ tướng Phạm Văn Đồng ở Bắc Kinh tháng Sáu năm ấy, Mao ủng hộ cuộc đấu tranh vũ trang, trong lúc Chu Ân Lai thì muốn một con đường linh động hơn, sử dụng biện pháp ngoại giao, chính trị cùng với chiến thuật bí mật ở miền Nam.
Trong chuyến thăm Hà Nội tháng Sáu 1963, chủ tịch Trung Quốc Lưu Thiếu Kỳ tuyên bố trong diễn văn là cuộc đấu tranh giữa phe xét lại (Khrushchev và Liên Xô) với ‘những người Marxist-Leninist chân chính’ (Trung Quốc) trên thực tế xoay quanh câu hỏi “liệu các dân tộc trên thế giới có thực hiện cách mạng hay không’. Ông Hồ Chí Minh đứng về phía ông Lê Duẩn và Nguyễn Chí Thanh, những người ủng hộ chiến tranh ở miền Nam.
Trong những tháng sau đó, có chiến dịch chống phe ‘xét lại’, mà chủ yếu là tướng Giáp, người bị nghi ngờ là ‘bạn của Khrushchev’.
Nếu Chu Ân Lai và người ủng hộ ông đã chiến thắng trong cuộc tranh luận với Mao, thì có lẽ Trung Quốc sẽ chỉ đóng vai trò quan sát viên trong chiến tranh Việt Nam. Quan điểm đối đầu với Mỹ của ông Mao liên quan đến viễn kiến của ông về đấu tranh giai cấp và chiến tranh nhân dân. Quần chúng cần thực hiện viễn kiến đó cả bên trong và ngoài Trung Quốc.
Trong hoàn cảnh đó, mùa hè 1962, Trung Quốc gửi cho nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa súng đạn đủ để trang bị cho 200 tiểu đoàn.
Các đàm phán chi tiết tiếp tục trong các tháng sau đó. Cũng trong năm đó, Bắc Kinh đồng ý gửi tình nguyện quân vào Bắc Việt nếu quân Mỹ vượt qua vĩ tuyến 17. Tính từ 1956 đến 1963, Trung Quốc đã chuyển lượng vũ khí cho miền Bắc ở số lượng trị giá khoảng 320 triệu nhân dân tệ.

Năm 1964, Mỹ bắt đầu chuyển hướng sự chú ý từ miền Nam hướng ra miền Bắc, và tuyên bố sẽ không chấp nhận việc tăng chuyển quân và vũ khí từ miền Bắc.
Quyết định của Mỹ gia tốc cuộc xung đột trong tháng Hai 1965 với các cuộc không kích miền Bắc cho thấy nếu Hà Nội muốn thống nhất đất nước bằng quân sự, họ sẽ phải phụ thuộc vào Liên Xô và Trung Quốc.
Tại Liên Xô, Khrushchev đã không còn quan tâm đến Đông Dương trong mùa hè và mùa thu 1964; ông muốn Liên Xô tránh khỏi Đông Nam Á vì sợ một ‘khủng hoảng tên lửa Cuba thứ hai’. Cuộc chiến Việt Nam cũng có lợi cho Liên Xô ở chỗ nó thu hút sự chú ý của hai đối thủ là Mỹ và Trung Quốc; như thế Liên Xô có thể tập trung cho khu vực châu Âu và Viễn Đông.
Tuy vậy, chính sách không can thiệp của Liên Xô lại khiến Bắc Việt hướng nhiều hơn về Trung Quốc. Tháng 12-1964, bộ trưởng quốc phòng TQ thăm Hà Nội và ký hiệp ước hợp tác quân sự. Việc này cần được nhìn trong bối cảnh tranh chấp Xô – Trung: sự miễn cưỡng của Liên Xô được diễn giải như là cơ hội cho Trung Quốc đưa Việt Nam vào quỹ đạo của mình.
Cũng thời điểm đó, Khruschev bị hạ bệ và Leonid Brezhnev lên thay. Trung Quốc hy vọng sẽ có cải thiện trong quan hệ và trông chờ Brezhnev từ bỏ chính sách cùng chung sống hòa bình với phương Tây. Nhưng Anastas Mikoyan, thành viên trong Bộ Chính trị, sau đó tuyên bố Brezhnev sẽ tiếp tục chính sách chung sống này.
Trung Quốc ban đầu hứa gửi phi công sang Bắc Việt, nhưng sau đó họ rút lại vì lo ngại ưu thế hơn hẳn của không quân Mỹ. Bộ binh trở thành lựa chọn tốt hơn và sau đó một số lượng đáng kể nhân viên quân sự Trung Quốc được gửi sang miền Bắc.
Gần 320.000 người Trung Quốc đã có mặt tại miền Bắc từ tháng Sáu 1965 đến tháng Ba 1968. Họ không có nhiệm vụ trực tiếp chiến đấu mà giúp xây sửa cầu đường, đường ray xe lửa. Ngoài ra, Trung Quốc xây một cảng bí mật ở Hải Nam, để từ đó vũ khí được chuyển cho Mặt trận Giải phóng Dân tộc ở miền Nam.
Chính sách ngoại giao của Mao Trạch Đông lúc này cũng cần được hiểu thông qua những quan ngại của ông về đối nội. Mao lo ngại về tương lai TQ, đặc biệt trong trường hợp ông qua đời và một bộ máy mới lên.
Ông cảm thấy các nguyên tắc của cách mạng TQ sẽ bị phản bội và hệ thống chính trị trong tay lớp trẻ hơn rồi sẽ đưa TQ mở cửa với phương Tây.
Vì thế, Mao sử dụng cuộc chiến Việt Nam khơi gợi tinh thần chống đế quốc trong nhân dân TQ để chống lại những người ‘xét lại’ trong bộ máy và để bảo đảm vị trí của ông trong lịch sử. Đây là mục đích chính của chiến dịch ‘Ủng hộ Việt Nam và chống Mỹ’ tại Trung Quốc. Có một sự liên hệ trực tiếp giữa cuộc chiến tại Đông Dương và sự cực đoan ngày càng tăng trong chính trị nội địa tại TQ.
Thái độ Liên Xô thay đổi
Đầu năm 1965, tân thủ tướng Liên Xô, Kosygin, thăm Bắc Kinh, Hà Nội, Bình Nhưỡng như một cách đánh dấu sự khôi phục chính sách châu Á của Liên Xô. Hoạt động ngoại giao con thoi này nhằm hai mục đích: hàn gắn quan hệ Xô – Trung và ngăn chặn hoạt động quân sự của Mỹ ở Việt Nam.
Trong chuyến thăm Hà Nội, tháp tùng Kosygin có các chuyên viên tên lửa. Và ngày 10-2-1965, Liên Xô và Bắc Việt ký hiệp ước hỗ trợ kinh tế và quân sự.

Điều này đáng chú ý vì chỉ mới vào tháng 12-1964, Bắc Việt đã tuyên bố sẽ không hoan nghênh các chuyên viên dân sự và quân sự Liên Xô. Rõ ràng, Hà Nội đã dùng sự hỗn độn quanh diễn biến thay đổi lãnh đạo tại Liên Xô và việc củng cố quyền hành của Brezhnev để gây sức ép cho người Nga. Bắc Việt cảm thấy họ đang được cả hai thế lực cộng sản tìm cách chinh phục.
Sự hố̃ trợ quân sự to lớn của Liên Xô từ sau 1965 cũng có mục đích chung là giảm bớt mối liên hệ của TQ tại Việt Nam.
Nhưng điều này không có nghĩa là Hà Nội giờ đây đứng về phía Moscow trong cuộc tranh chấp Xô – Trung. Thực tế, họ tìm cách nhận được hỗ trợ tối đa từ cả hai bên.
Về cơ bản, có một sự khác biệt quan trọng trong thái độ của Liên Xô và TQ đối với vấn đề Việt Nam. Người Sô viết nghĩ rằng một nước XHCN như VN có quyền tồn tại và thống nhất đất nước, đặc biệt khi bị thế lực phương Tây đe dọa. Nhưng việc bảo vệ của một cường quốc XHCN, dù là Liên Xô hay TQ, chỉ có trong khuôn khổ cùng chung sống hòa bình.
Ngược lại, Trung Quốc xem cuộc xung đột VN là một phần trong phong trào đấu tranh chống đế quốc tại Đông Nam Á – ở Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan.
Tiến trình đi tìm một giải pháp hòa bình về câu hỏi VN diễn ra chậm chạp. Sự thay đổi trong tam giác Mỹ – Liên Xô – Trung Quốc diễn ra vào năm 1972 sau khi tổng thống Nixon thăm TQ.
Đến giữa tháng Sáu, chủ tịch Liên Xô Podgorny thăm Hà Nội và thúc giục Bắc Việt đàm phán. Một phần lý do là viện trợ quân sự cho Bắc Việt đã gây tiêu cực cho kinh tế Liên Xô, nhất là khi người Sô viết coi vấn đề VN không liên hệ trực tiếp về an ninh cho Liên Xô.
Trung Quốc lúc này cũng muốn có giải pháp hòa bình. Lý do quan trọng nhất là nhờ chuyến thăm của Nixon, TQ giờ đây có thể dùng Liên Xô đối chọi với Mỹ. Ngoài ra, lúc ấy họ hy vọng giải quyết vấn đề Đài Loan, nhưng buộc phải có sự hợp tác của Mỹ.
Lúc này, sự thay đổi chính sách của Liên Xô và Trung Quốc là cú đánh tâm lý cho Bắc Việt. Họ cảm thấy bị bỏ rơi và phản bội.
Moscow và Bắc Kinh có đủ lý do để hòa hoãn với Mỹ và ủng hộ một giải pháp ngừng bắn và chính trị tại Việt Nam. Các hội nghị thượng đỉnh Xô – Mỹ và Trung – Mỹ trong năm 1972 cho thấy rằng cả Liên Xô và Trung Quốc đều không muốn hy sinh quyền lợi quốc gia của họ, tức là cải thiện quan hệ với Mỹ.
Ngày 27-1-1973 khi hiệp định Paris được ký kết, nó phản ánh một trật tự thế giới mới mà sẽ không thể có nếu thiếu sự hòa hoãn Mỹ-Xô-Trung năm 1972.
Cuộc chiến Việt Nam cho thấy quan hệ tam giác Moscow – Hà Nội – Bắc Kinh rất khác với ngôn từ tuyên truyền chính thức về ‘tình hữu nghị quốc tế’.
Mỗi bên đi theo một chính sách quốc gia riêng, tạo nên sự nghi ngờ lẫn nhau mà đã đóng góp vào việc kéo dài cuộc xung đột. Ngoài ra, trong suốt lịch sử, cả ba nước này thể hiện một thái độ yêu – ghét về nhau. Và sự khác biệt văn hóa giữa TQ và VN cũng góp thêm vào sự phức tạp trong tam giác này.http://taducvuong.wordpress.com/2011/05/19/vie%CC%A3n-tr%C6%A1%CC%A3-quo%CC%81c-te%CC%81-cho-mie%CC%80n-ba%CC%81c-trong-chie%CC%81n-tranh-1955-1975/



Những nguồn chi viện lớn cho cách mạng Việt Nam




Tài liệu trích từ đề tài nghiên cứu của các tác giả ở Viện lịch sử Quân sự sẽ tham luận tại Hội thảo khoa học "Đại thắng mùa xuân 1975 Bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam", tổ chức tại TP Hồ Chí Minh ngày 14 và 15/4.
Nhung nguon chi vien lon cho cach mang Viet Nam


Tên lửa SAM 2 góp phần quan trọng trong chiến dịch Điện Biên phủ trên không tháng 12/1972.
... Sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta là sự nghiệp chính nghĩa nên được các nước xã hội chủ nghĩa, đứng đầu là Liên Xô và Trung Quốc, đồng tình ủng hộ.
Sự kiện đoàn đại biểu Chính phủ ta do Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đầu thăm ba nước Liên Xô, Trung Quốc và Mông Cổ trong vòng một tháng (22-6 đến 22-7-1955), đã mở đầu thời kỳ các nước xã hội chủ nghĩa và nhân dân yêu chuộng hòa bình và công lý trên thế giới ủng hộ và giúp đỡ sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta.
Đánh giá về ý nghĩa quan trọng của sự ủng hộ, giúp đỡ từ bên ngoài đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: "10 năm trước đây (1945 - tác giả), chúng ta hầu như cô đơn, chỉ nhờ sức mạnh đoàn kết mà cách mạng thắng lợi. Ngày nay, nhân dân ta lại có đại gia đình gồm 900 triệu anh em từ Á sang Âu và nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới ủng hộ. Cho nên cuộc đấu tranh chính trị để thực hiện hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ trong cả nước tuy nhiều khó khăn, nhưng chúng ta nhất định sẽ thắng lợi".
Tuy nhiên, Người cũng đồng thời nêu rõ: "Phương châm của ta hiện nay là: tự lực cánh sinh là chính, việc các nước bạn giúp ta là phụ. Các nước bạn giúp ta cũng như thêm vốn cho ta. Ta khéo dùng cái vốn ấy để bồi bổ lực lượng của ta, phát triển khả năng của ta. Song nhân dân và cán bộ ta tuyệt đối chớ vì bạn ta giúp nhiều mà đâm ra ỷ lại".

Ngay sau chuyến thăm, theo thỏa thuận giữa Chính phủ ta với Chính phủ Liên Xô, Trung Quốc và Mông Cổ, về kinh tế, trong hai năm Liên Xô giúp ta các thiết bị máy móc, kỹ thuật trị giá 306 ngàn triệu đồng (ngân hàng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) để khôi phục và phát triển 25 xí nghiệp; Trung Quốc giúp ta khôi phục hệ thống đường sắt, bến tàu, tu sửa cầu đường, xây dựng nhà máy dệt, nhà máy thuộc da, nhà máy giấy..., trị giá 1.224 ngàn triệu đồng trong 5 năm; Mông Cổ giúp ta 500 tấn thịt và một số bò và cừu để lập một nông trường chăn nuôi. Đến cuối năm 1962, Liên Xô đã giúp ta 1.400 triệu rúp, giúp xây dựng 34 nhà máy lớn, 19 nông trường và cải tạo 27 nông trường, một số trường đại học, một bệnh viện lớn...

... Khối lượng hàng quân sự Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa (bao gồm Tiếp Khắc, Ba Lan, Hung-ga-ri, Bun-ga-ri, Ru-ma-ni, CHDC Đức, CHDCND Triều Tiên và Cu-ba) viện trợ từ năm 1955 đến 1975, qua từng giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1955-1960: tổng số 49.585 tấn, gồm: 4.105 tấn hàng hậu cần, 45.480 tấn vũ khí, trang bị-kỹ thuật; trong đó, Liên Xô: viện trợ 29.996 tấn, Trung Quốc viện trợ 19.589 tấn.

Giai đoạn 1961-1964: tổng số 70.295 tấn, gồm: 230 tấn hàng hậu cần, 70.065 tấn vũ khí, trang bị - kỹ thuật; trong đó, Liên Xô: 47.223 tấn: Trung Quốc 22.982 tấn, các nước xã hội chủ nghĩa khác: 442 tấn.

Giai đoạn 1965-1968: tổng số 517.393 tấn, gồm: 105.614 tấn hàng hậu cần, 411.779 tấn vũ khí, trang bị-kỹ thuật; trong đó, Liên Xô: 226.969 tấn, Trung Quốc: 170.798 tấn, các nước xã hội chủ nghĩa khác 119.626 tấn.

Giai đoạn 1969-1972: tổng số 1.000.796 tấn, gồm: 316.130 tấn hàng hậu cần, 684.666 tấn vũ khí, trang bị-kỹ thuật; trong đó, Liên Xô 143.793 tấn, Trung Quốc 761.001 tấn, các nước xã hội chủ nghĩa khác 96.002 tấn.

Giai đoạn 1973-1975: Tổng số 724.512 tấn, gồm: 75.267 tấn hàng hậu cần, 49.246 tấn vũ khí, trang bị - kỹ thuật; trong đó, Liên Xô: 65.601 tấn, Trung Quốc: 620.354 tấn, các nước xã hội chủ nghĩa khác: 38.557 tấn.

Như vậy, qua 20 năm, Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa anh em đã viện trợ cho Việt Nam tổng khối lượng hàng hóa là 2.362.581 tấn; khối lượng hàng hóa quân sự trên quy đổi thành tiền, tương đương 7 tỉ rúp.

... Đối với hàng hóa phục vụ quân sự, từ năm 1955 đến 1975, Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa chi viện cho ta gồm nhiều chủng loại vũ khí, đạn dược và phương tiện chiến đấu, cụ thể theo bảng số liệu sau:
Phân loạiĐơn vị tính
Liên Xô
Trung Quốc
Các nước XHCN khác
Súng bộ binhkhẩu
439.198
2.227.677
942.988
Súng chống tăngkhẩu
5.630
43.584
16.412
Súng cối các loạikhẩu
1.076
24.134
2.759
Pháo hỏa tiễnkhẩu
1.877
290
Pháo mặt đấtkhẩu
789
1.376
263
Pháo cao xạkhẩu
3.229
614
Bộ điều khiểnbộ
647
Bệ phóng tên lửachiếc
1.357
Đạn tên lửaquả
10.169
Tên lửa SA 75Mquả
23
Đạn tên lửa VT 50vquả
8.686
Tên lửa Hồng Kỳe
1 trung đoàn
Tên lửa S125e
2 trung đoàn
Đạn tên lửa K681quả
480
480
Máy bay chiến đấuchiếc
316
142
Tàu chiến hải quânchiếc
52
30
Tàu vận tải hải quânchiếc
21
127
Xe tăng các loạichiếc
687
552
10
Xe vỏ thépchiếc
601
360
Xe xích kéo pháochiếc
1.332
322
758
Xe chuyên dùngchiếc
498
6.524
2.502
Phao cầubộ
12
15
13
Xe máy công trìnhchiếc
100
3.430
650
Ống dẫn dầubộ
56
11
45
Thiết bị toàn bộbộ
37
36
3







... Thành quả của cách mạng Việt Nam trong xây dựng đất nước, trong chiến tranh giải phóng Tổ quốc không tách rời sự ủng hộ, giúp đỡ trên tinh thần quốc tế vô sản của các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là Liên Xô, Trung Quốc. Sự ủng hộ, giúp đỡ có hiệu quả đó của các nước trong phe XHCN nói riêng, của bầu bạn khắp nơi trên thế giới nói chung bắt nguồn từ tính chính nghĩa của cuộc kháng chiến, từ đường lối, chính sách ngoại giao, đường lối quốc tế đúng đắn, sáng tạo của Đảng ta, với ảnh hưởng và uy tín của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Thắng lợi của chính sách ngoại giao thời đại Hồ Chí Minh là thắng lợi của đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ; của chính sách ngoại giao trên tinh thần quốc tế vô sản trong sáng, mềm dẻo, có tình, có lý. Chính vì vậy, ở vào thời điểm hai nước Liên Xô và Trung Quốc xảy ra những bất đồng quan điểm, vào lúc cuộc chiến tranh ở Việt Nam được Mỹ đẩy lên tới mức cao nhất, thì sự ủng hộ, giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc cho cách mạng nước ta vẫn được bảo đảm.
Theo QĐND
Việt Báo (Theo_VietNamNet)




Viện trợ của Trung Quốc đối với cuộc kháng chiến chống Pháp của Việt Nam
QĐND - Thứ Sáu, 01/05/2009, 0:7 (GMT+7)
Tóm tắt: Từ năm 1950, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nước ta đã nhận được viện trợ từ các nước XHCN, trong đó có Trung Quốc. Trung Quốc là nước viện trợ cho Việt Nam tích cực nhất, nhiều nhất lúc đó. Trong bối cảnh thực dân Pháp được Mỹ giúp sức muốn nhanh chóng giành thắng lợi, kết thúc chiến tranh còn thế và lực của quân ta chưa thực sự lớn mạnh, viện trợ này có ý nghĩa hết sức quan trọng. Bài viết tập trung trình bày viện trợ của Trung Quốc cho cuộc kháng chiến chống Pháp của Việt Nam từ năm 1950-1954.
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược nước ta lần thứ 2 bắt đầu từ năm 1946, khi đó nước CHND Trung Hoa chưa ra đời và hai nước Việt-Trung chưa thiết lập quan hệ ngoại giao. Vì vậy, Trung Quốc chưa có điều kiện giúp đỡ, viện trợ cho Việt Nam. Ngược lại, trong những năm 1948-1949, nước ta đã giúp lương thực, thực phẩm và súng đạn cho biên khu Điền Quế (Vân Nam – Quảng Tây), phối hợp với Quân giải phóng Trung Quốc mở rộng khu giải phóng biên khu Việt Quế (Quảng Đông – Quảng Tây), giúp in tiền. Viện trợ của Trung Quốc cho cuộc kháng chiến chống Pháp của Việt Nam thực sự bắt đầu sau khi nước CHDC Trung Hoa ra đời và hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao. Trong bài viết này, chúng tôi tập trung trình bày viện trợ trực tiếp của Trung Quốc phục vụ cho các chiến dịch kháng chiến chống thực dân Pháp của Việt Nam từ năm 1950, khi hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao đến năm 1954.
1. Bối cảnh lịch sử
Trên thế giới: Đây là thời kỳ cuộc chiến tranh lạnh giữa hai hệ thống xã hội TBCN và XHCN đã triển khai toàn diện thông qua mạng lưới các liên minh quân sự và căn cứ quân sự của mình ở châu Âu và châu Á. Với việc Liên Xô thử thách công bom nguyên tử năm 1949 khiến Mỹ mất độc quyền về hạt nhân và nước CHND Trung Hoa do ĐCS lãnh đạo ra đời, Mỹ mở rộng chiến lược ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản từ châu Âu sang châu Á. Ở châu Á, Mỹ tập trung vào Đông Nam Á vì ở đây phong trào cách mạng phát triển mạnh và đây cũng là nơi chịu ảnh hưởng sâu rộng của cạch mạng Trung Quốc. Đầu thập kỷ 50, Mỹ đã xây dựng tuyến bao vây quân sự thông qua các hiệp ước với hầu hết các đồng minh ở châu Á như “Hiệp định viện trợ quân sự Thái Lan – Mỹ” (17-10-1950), “Hiệp ước phòng thủ chung Mỹ Philippin” (30-8-1951), “Hiệp ước phòng thủ chung Hàn – Mỹ” (1-10-1953), “Hiệp định viện trợ phòng thủ chung Mỹ –Nhật” (8-3-1954), “Hiệp ước phòng thủ chung Mỹ – Đài” (2-12-1954). Cùng với sự có mặt của thực dân Pháp ở Việt Nam, những hiệp ước này uy hiếp an ninh quốc gia của các nước XHCN, đặc biệt là Trung Quốc.
Hệ thống XHCN thế giới hình thành từ châu Âu sang châu Á và phát triển ngày càng mạnh mẽ bất chấp chính sách ngăn chặn của Mỹ. Nếu như trong 30 năm từ 1917 đến năm 1945 chỉ có Liên Xô là nước XHCN duy nhất trên thế giới, thì từ năm 1945 đến năm 1950 có hàng loạt nước XHCN dưới sự lãnh đạo của ĐCS ra đời như Việt Nam, các nước Đông Âu, Triều Tiên và Trung Quốc. Sau khi kết thúc chiến tranh chống phát xít, chỉ trong mấy năm, Liên Xô đã nhanh chóng khôi phục nền kinh tế quốc dân. Hệ thống XHCN, đứng đầu là Liên Xô, đã trở thành chỗ dựa vững chắc của phong trào cách mạng trên thế giới, là lực lượng đối trọng lớn nhất đối với các nước đế quốc trong sự nghiệp chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình.
Ở Việt Nam: Trải qua 4 năm kháng chiến trong điều kiện bị cô lập hoàn toàn, tương quan lực lượng giữa quân ta và địch thây đổi theo hướng có lợi cho quân ta. Quân ta đã chuyển dần từ bị động sang chủ động, từ cầm cự sang chuẩn bị tổng phản công. Trong hai năm cầm cự 1948, 1949, quân ta liên tiếp mở nhiều chiến dịch và giành chủ động trong từng chiến dịch.
Sau thất bại ở Việt Bắc năm 1947, thực dân Pháp thực hiện nhiều kế hoạch nhằm củng cố lực lượng. Một mặt, Pháp chủ trương khóa chặt biên giới Việt – Trung để tiếp tục cô lập lực lượng kháng chiến, mặt khác tập trung quân lực chiếm đóng vùng trung du và củng cố hành lang Đông – Tây, càn quét, đánh chiếm thêm các vùng đồng bằng để vơ vét người và của. Để thực hiện kế hoạch trên, quân số Pháp đã tăng lên 10 lần so với khi bắt đầu cuộc chiến. Điều này cho thấy mức độ khốc liệt của chiến tranh cũng như khó khăn của chúng ta tăng gấp bội.
Về chính sách đối ngoại, Đảng ta nhấn mạnh nhiệm vụ giúp đỡ và đoàn kết với cuộc kháng chiến của nhân dân hai nước Miên, Lào, đồng thời phải củng cố tình thân thiện giữa nước ta và các nước bạn, giữa nhân dân ta và nhân dân các nước trên thế giới. Chính sách đối ngoại đúng đắn này đã góp phần phá thế cô lập nước ta của Pháp.
Ngày 18-1-1950, Trung Quốc chính thức công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với nước ta. Trung Quốc trở thành nước đầu tiên trên thế giới công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam, tiếp sau đó là Liên Xô và các nước Đông Âu. Đây là một thắng lợi chính trị to lớn và “Sẽ là cái đà cho những thắng lợi quân sự sau này”(1). Chỉ thị về việc tuyên truyền chính sách ngoại giao của Chính phủ ngày 18-1-1950 đã khẳng định: “Từ nay, chúng ta công nhiên đứng trong hàng ngũ dân chủ thế giới do Liên Xô lãnh đạo, chống phe đế quốc chủ nghĩa do Mỹ cầm đầu. Sự giúp đỡ của các nước bạn đối với ta, về tinh thần cũng như về vật chất sẽ thiết thực hơn. Trước hết là Trung Quốc, rồi đến các nước bạn khác…(2) Cùng với chiến thắng Biên giới cuối năm 1950, cuộc kháng chiến của nhân dân ta đã thoát khỏi thế bị bao vây, cô lập.
Sau khi Trung Quốc, Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân trong hệ thống XHCN công nhận, đặt quan hệ ngoại giao với Chính phủ ta và Pháp bị suy yếu ở Đông Dương, đế quốc Mỹ đã ráo riết can thiệp nhằm đẩy dần ảnh hưởng của Pháp, muốn biến Việt Nam thành một “vành đai an toàn” chống cộng sản. Mỹ tích cực viện trợ quân sự, kính tế cho Pháp và coi cuộc chiến của Pháp ở Đông Dương nằm trong chiến lược chống cộng của mình. Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta đã trở thành nơi tập trung thể hiện của cuộc đối đầu giữa hai hệ thống xã hội. Việt Nam đã trở thành tiền đồn của mặt trận quốc tế chống chủ nghĩa đế quốc ở khu vực. Thắng lợi hay thất bại của cuộc chiến không chỉ có ý nghĩa đối với dân tộc ta mà còn có ý nghĩa đối với cả phe XHCN, đối với hòa bình thế giới. Vì vậy, trách nhiệm của Đảng, quân và dân ta cũng nặng nề hơn, khó khăn cũng lớn hơn.
Ở Trung Quốc, sau khi trải qua nhiều năm chiến tranh, nền kinh tế Trung Quốc bị đình trệ, lạc hậu, đời sống nhân dân hết sức khó khăn. Vì vậy, sau khi nước CHND Trung Hoa ra đời, Chính phủ Trung Quốc đã coi công cuộc khôi phục kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm của đất nước. Chính phủ Trung Quốc đã tiên hành khối phục kinh tế (1950-1952) nhằm khắc phục tình trạng lạm phát, ổn định giá cả, khôi phục sản xuất nông nghiệp, điều chỉnh công thương nghiệp tư bản một cách hợp lý. Năm 1953, Trung Quốc bắt đầu thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất với hai nhiệm vụ chủ yếu là cải tạo XHCN đối với nông nghiệp, thủ công nghiệp, công thương nghiệp TBCN.
Trong thời kỳ này, Trung Quốc thực hiện chính sách ngoại giao “nhất biên đảo”, ngả về phe XHCN do Liên Xô đứng đầu, trực tiếp đối đầu với Mỹ, coi Mỹ là kẻ thù nguy hiểm nhất, cần phải đoàn kết với Liên Xô, với các nước trong phe XHCN để chống lại sự uy hiếp của Mỹ. Vì vậy, mặc dù trong điều kiện còn rất nhiều khó khăn nhưng Trung Quốc đã tích cực ủng hộ và đưa quân tình nguyện tham chiến ở Triều Tiên chống Mỹ, giúp đỡ Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp.
2. Viện trợ của Trung Quốc đối với cuộc kháng chiến chống Pháp của Việt Nam
Sau khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, mặc dù còn khó khăn về mọi mặt nhưng Trung Quốc đã dành cho cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta viện trợ thiết thực. Cuối tháng 1-1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh bí mật sang Trung Quốc qua đường biên giới Cao Bằng. Người đi Bắc Kinh gặp gỡ lãnh đạo Trung Quốc để bàn về vấn đề viện trợ Việt Nam kháng chiến chống Pháp, sau đó đi Matxcova gặp gỡ Stalin và Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai đang ở thăm Liên Xô. Trong buổi làm việc với Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nguyên soái Stalin, Chủ tịch Mao Trạch Đông đã khẳng định viện trợ cho Việt Nam: “Việt Nam cần trang bị 10 đại đoàn để đánh thắng Pháp, trước mắt hãy trang bị cho 6 đại đoàn có mặt ở miền Bắc. Việt Nam có thể đưa ngay một số đơn vị sang nhận vũ khí trên đất Trung Quốc. Tỉnh Quảng Tây sẽ là hậu phương trực tiếp của Việt Nam”. Qua hội đàm giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh với lãnh đạo Trung Quốc sau khi từ Matxcova trở lại Bắc Kinh, Trung Quốc đồng ý để Quảng Tây là nơi tiếp nhận viện trợ, chữa trị thương binh và mở trường đào tạo cho Việt Nam. Từ đó, viện trợ của Trung Quốc đã một góp phần không nhỏ trong việc làm thay đổi cục diện chiến tranh ở nước ta. Archimedes Patti, một nhà quan sát Mỹ, trong hồi ký viết: “Đến năm 1950, Mao đã ở trong thế có thể giúp đỡ ông Hồ qua đường biên giới phía Bắc Việt Nam. Ông Hồ không còn bị cô lập như trước, ông đã có rất nhiều đồng minh, trước hết là Trung Quốc và sau đó là Liên Xô, một sân bóng mới đã bắt đầu”.
Theo thỏa thuận trên, ngay tháng 4-1950, hai Trung đoàn của Đại đoàn 308 sang Mông Tự, Vân Nam, tiếp đó một Trung đoàn của Đại đoàn 312 sang Hoa Đồng, Quảng Tây nhận vũ khí. Trung Quốc cũng nhanh chóng chở vũ khí sang Cao Bằng để trang bị tiếp cho hai trung đoàn khác đang phải đối phó với quân địch trên chiến trường. Để giải quyết đảm bảo hậu cần của bộ đội Việt Nam trên đất Trung Quốc và tăng cường công tác vận chuyển vật tư viện trợ Việt Nam, ngày 6-8-1950, Tổng cục Hậu cần Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc đã thành lập văn phòng ở Nam Ninh. Ngoài ra, còn có hai Tiểu đoàn công binh và trường sĩ quan lục quân sang học tập, huấn luyện tại Trung Quốc. Những đơn vị sang Trung Quốc ngoài việc trang bị lại vũ khí còn được huấn luyện thêm về chiến thuật, đặc biệt là kỹ thuật đánh bộc phá. Theo hồi ký của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, các chiến sĩ đã luyện tập ở Trung Quốc ba tháng, được bắn đạn thật nên tiến bộ rất nhanh.
Nhờ có sự giúp đỡ của Trung Quốc, trang bị vũ khí của quân đội ta được cải thiện đáng kể. “Những năm qua, mỗi chiến sĩ chỉ mơ ước có một khẩu súng trong tay. Bây giờ không chỉ có súng mà đạn được cũng khá dồi dào. Sức mạnh hỏa lực của trung đoàn bộ binh ta đã hoàn toàn thay đổi so với trước”. Tính đến tháng 6-1950, số cán bộ sang Trung Quốc học tập là 3.100 người (trong đó 650 cán bộ học bổ túc trung và sơ cấp, 1.200 học đào tạo, chỉ huy bộ binh sơ cấp, còn lại học về binh chủng như pháo binh, công binh...
Theo thống kê của Việt Nam, cho đến hết năm 1950, chúng ta đã tiếp nhận của Trung Quốc 3.983 tấn hàng viện trợ, trong đó có 1.020 tấn súng đạn (kể cả số súng đạn các đơn vị bộ đội Việt Nam sang Trung Quốc huấn luyện rồi đem về nước), 161 tấn quân trang, 20 tấn thuốc và dụng cụ quân y, 71 tấn hàng quân giới, 30 xe vận tải Mô lô tô va, 2.634 tấn gạo. Số hàng viện trợ này tuy chỉ chiếm 18,5% tổng số vật chất mà quân ta sử dụng trong năm 1950 nhưng đã góp phần trang bị và làm tăng sức mạnh chiến đấu của một số đơn vị chủ lực trên chiến trường chính Bắc Bộ. Tuy nhiên, viện trợ vũ khí cho ta gặp nhiều khó khăn do Trung Quốc đã đưa quân tình nguyện sang chiến đấu ở Triều Tiên. Nguồn vũ khí của quân ta lúc này một phần dựa vào Trung Quốc nhưng phần chủ yếu vẫn là lấy của địch và trong nước tự sản xuất.
Trong hai năm 1951-1952, viện trợ của các nước XHCN, trong đó có Trung Quốc cho Việt Nam được duy trì thường xuyên và tương đối đều đặn. Từ tháng 7-1952 đến tháng 1-1953, Trung đoàn 45, Trung đoàn pháo binh hạng nặng đầu tiên của quân đội ta được huấn luyện ở Mông Tự (Vân Nam, Trung Quốc); Trung đoàn pháo cao xạ 367 thành lập ngày 1-4-1953, sau 6 tháng huấn luyện ở Tân Dương (Quảng Tây, Trung Quốc), cuối năm 1953 được điều tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Liên Xô giúp trang bị vũ khí, Quân Giải phóng Trung Quốc đảm nhiệm về đào tạo cán bộ, nhân viên kỹ thuật, huấn luyện cho hai trung đoàn này.
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, chúng ta cũng nhận được sự giúp đỡ quý báu của Trung Quốc. Trung Quốc đã chi viện cho chiến dịch 3.600 viên đạn pháo 105 ly, đó là số đạn đi theo 24 khẩu pháo viện trợ đưa về Việt Nam từ cuối năm 1953, chiếm 18% tổng số đạn pháo sử dụng trong chiến dịch. Sau chiến tranh Triều Tiên, đạn pháo 105mm của Trung Quốc cũng khan hiếm song trước yêu cầu cấp bách của chiến dịch, Trung Quốc đã chuyển thêm cho quân ta 7.400 viên đạn 105mm, vì điều kiện vận chuyển khó khăn, số đạn này không kịp đưa vào phục vụ chiến dịch. Trong những ngày cuối chiến dịch Điện Biên Phủ, Trung Quốc còn giúp thêm một tiểu đoàn DKZ 75mm và 12 dàn hỏa tiễn (cachiusa) 6 nòng. Đây là hỏa lực mạnh nhất mà ta có được lúc bấy giờ và kịp thời tham gia đợt tổng công kích cuối cùng diễn ra chiều ngày 6-5-1954, phát huy tác dụng rất lớn.
Viện trợ lương thực của Trung Quốc cũng góp phần giải quyết khó khăn về lương thực cho các chiến dịch của ta. Trong những năm 1949, 1950 khi nhân dân Trung Quốc ở vùng Hoa Nam còn đói kém, Đảng và Chính phủ Trung Quốc đã nuôi dưỡng hàng chục ngàn cán bộ, chiến sĩ Việt Nam trên đất nước mình, viện trợ cho Việt Nam 2.634 tấn gạo. Tuy nhiên, từ năm 1951 trở đi, nước ta đã cố gắng huy động lương thực trong nước để giảm dần lượng gạo viện trợ. Từ cuối năm 1950 đến giữa năm 1953, Trung Quốc phải dốc sức tham gia kháng Mỹ viện Triều. Vì vậy, trong chiến dịch Điện Biên Phủ, lương thực chủ yếu được huy động từ trong nước, chúng ta chỉ còn nhờ Trung Quốc giải quyết 1.700 tấn gạo, chiếm 6,52% tổng nhu cầu.
Ngoài trang bị vũ khí, giúp đỡ huấn luyện, viện trợ lương thực, Trung Quốc còn cử đoàn cố vấn quân sự và chính trị sang Việt Nam. Để giữ bí mật, đoàn cố vấn quân sự lấy tên là Đoàn công tác Hoa Nam gồm 79 người do đồng chí Vi Quốc Thanh làm trưởng đoàn. Ngày 9-8-1950 đoàn khởi hành từ Nam Ninh, ngày 12-8 đến Quảng Uyên, Cao Bằng. Đây là lần đầu tiên ĐCS Trung Quốc cử một đoàn cố vấn quân sự ra nước ngoài. Trước khi đoàn lên đường, các đồng chí lãnh đạo như Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Đức đã gặp gỡ, đưa ra chỉ thị, tư tưởng chỉ đạo đối với đoàn là phải phát huy tinh thần chủ nghĩa quốc tế, phải đoàn kết với các đồng chí Việt Nam, phải xuất phát từ thực tế của Việt Nam, phải giúp Việt Nam theo con đường tự lực cánh sinh, phải phát huy tính thần gian khổ phấn đấu. Đảng Cộng sản Trung Quốc giao cho đoàn 2 nhiệm vụ: Một là, giúp đỡ Việt Nam đánh thắng trận, đuổi thực dân Pháp xâm lược; hai là, giúp đỡ Việt Nam xây dựng quân đội chính quy. Chủ tịch Mao Trạch Đông nhấn mạnh: “Toàn thể các đồng chí trong đoàn cố vấn phải coi sự nghiệp giải phóng của nhân dân Việt Nam là sự nghiệp của chính mình”... Ngoài đoàn cố vấn quân sự, Trung Quốc còn cử động chí Trần Canh (nguyên Phó Tư lệnh cánh quân Tây Nam, Tư lệnh quân khu Vân Nam) cùng một số cán bộ quân sự, trực tiếp làm cố vấn trong chiến dịch Biên giới Thu Đông năm 1950.
Thực hiện nhiệm vụ của Đảng, Chính phủ Trung Quốc giao phó, các cố vấn quân sự Trung Quốc đã sát cánh cùng quân ta trong suốt cuộc kháng chiến. Trong khoảng giữa năm 1953-1954, khi Bộ Chính trị BCH Trung ương Đảng ta chọn Tây Bắc, theo sát chiến trường, kịp thời cố vấn trong các vấn đề chuẩn bị hậu cần, chuẩn bị chiến trường. Cố vấn quân sự Trung Quốc đã giúp quân đội ta về công tác chỉ huy tham mưu, về huấn luyện quân sự và truyền đạt những kinh nghiệm của Quân giải phóng Trung Quốc. Trên cơ sở những kinh nghiệm này, vận dụng và phát triển sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của chiến trường nước ta, quân đội ta đã thực hiện một cách thành công chiến thuật “đánh điểm diệt viện” mà tiêu biểu là trong chiến dịch Biên giới 1950, các giải pháp đảm bảo hậu cần...
Mặc dù có lúc, có công việc chưa giải quyết phù hợp với thực tế, vận dụng một số kinh nghiệm của cách mạng Trung Quốc chưa linh hoạt do chưa nắm hết tình hình Việt Nam, nhưng đoàn cố vấn Trung Quốc đã đóng góp không nhỏ vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp. Ghi nhận công lao này, ngày 2-9-1953, Hồ Chủ tịch dẫn đầu đoàn lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước ta đến nơi ở của đoàn cố vấn Trung Quốc để trao Huân chương Hồ Chí Minh cho các đồng chí Vi Quốc Thanh, La Quý Ba, biểu dương tinh thần quốc tế vô sản của các đồng chí trong đoàn cố vấn, cảm ơn sự giúp đỡ mà Đảng Cộng sản, Chính phủ Trung Quốc đã dành cho Việt Nam.
3. Một vài nhận xét
Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1950 trở đi đã nhận được sự giúp đỡ, ủng hộ trực tiếp từ Liên Xô, Trung Quốc và các nước anh em. Tổng số viện trợ (súng đạn, lương thực, hàng quân y, quân trang…) từ tháng 5 năm 1950 đến tháng 6 năm 1954 là 21.517 tấn, trị giá 34 triệu rúp. Trong đó ngoài ô tô vận tải, pháo cao xạ, hỏa tiễn sáu nòng, tiểu liên K50 là của Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu, còn các vũ khí bộ binh, pháo 105 ly, 75 ly và lương thực là do Trung Quốc giúp đỡ. Số viện trợ nói trên chiếm khoảng 20% tổng số vật chất quân ta sử dụng trên chiến trường Bắc Bộ trong thời gian này (13).
Theo thống kê sơ bộ của Trung Quốc, từ tháng 4 đến tháng 9-1950, Trung Quốc đã viện trợ cho Việt Nam 14.000 súng trường và súng lục, 1.700 súng máy và tiểu liên, 150 súng cối, 60 khẩu pháo, 300 bazooka, cùng đạn dược, thuốc, quần áo và 2.800 tấn lương thực (14). Riêng chiến dịch Điện Biên Phủ, Trung Quốc đã viện trợ cho Việt Nam tổng cộng hơn 200 ô tô, hơn 10.000 thùng dầu, hơn 3.000 khẩu súng các loại, 2.400.000 viên đạn, hơn 100 khẩu pháo các loại, hơn 60.000 viên đạn pháo và đạn hỏa tiễn, 1.700 tấn lương thực, ngoài ra còn một lượng lớn thuốc men, khí tài, thuốc nổ (15). Cũng theo cuốn sách này, Trung Quốc đã viện trợ cho Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp là 155.000 khẩu súng các loại, 57.850.000 viên đạn, 3.692 khẩu pháo, hơn 1.080.000 quả đạn pháo, hơn 840.000 quả lựu đạn, 1.231 ô tô, hơn 1.400.000 bộ quân phục, hơn 140.000 tấn lương thực và thực phẩm phụ, hơn 26.000 tấn dầu và một lượng lớn thuốc men và vật tư quân dụng khác (16). Tuy có sự khác biệt khá lớn giữa số liệu thống kê của Trung Quốc và của Việt Nam nhưng chúng ta vẫn có thể khẳng định, viện trợ này có ý nghĩa to lớn trong hoàn cảnh và điều kiện của Việt Nam cũng như của Trung Quốc lúc đó. Nó đã góp phần làm mạnh thêm thế và lực của quân ta trong cuộc chiến với thực dân Pháp được Mỹ giúp sức, để chúng ta có điều kiện liên tiếp mở những chiến dịch lớn trên chiến trường chính Bắc Bộ và đi tới thắng lợi cuối cùng.
Trong hoàn cảnh đất nước còn rất nhiều khó khăn, lại đang viện trợ Triều Tiên chống Mỹ, Trung Quốc vẫn tích cực viện trợ cho cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta. Viện trợ này vừa xuất phát từ lợi ích quốc gia nhằm đảm bảo an ninh ở phía Nam, tạo điều kiện để Trung Quốc phát triển kinh tế, nâng cao vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế. Ngay trong cuộc gặp gỡ và nói chuyện với đoàn cố vấn quân sự chuẩn bị sang Việt Nam, Lưu Thiếu Kỳ đã nói rõ: “Trung Quốc và Việt Nam là láng giềng đều là thân thích của nhau. Trước những khó khăn của họ liệu chúng ta có thể phủi tay đứng ngoài nhìn? Liệu có ngồi nhìn mà không cứu? Giả dụ Việt Nam bị Pháp đánh chiếm, biên giới của chúng ta liệu có yên ổn được không? Họ bị chinh phục, chúng ta sẽ bị uy hiếp trực tiếp. Bởi vậy, viện trợ cho Việt Nam vừa là nghĩa vụ quốc tế, cũng là để củng cố thắng lợi của chúng ta(17)… “Nếu chúng ta không giúp Việt Nam để cho địch đóng ở đó, khó khăn của chúng ta sẽ lớn hơn, rắc rối cũng lớn hơn(18). Sự thống nhất giữa lợi ích quốc gia và chủ nghĩa quốc tế hay sự gặp gỡ về lợi ích của hai dân tộc cũng được Mao Trạch Đông khẳng định: “Thực dân Pháp xâm lược là kẻ thù của nhân dân Việt Nam, cũng là kẻ thù chung của nhân dân Trung Quốc, là kẻ thù chung của nhân dân Trung Quốc, là kẻ thù chung của nhân dân hai nước Trung-Việt; Trung Quốc giúp Việt Nam đánh bại thực dân Pháp, khôi phục hòa bịnh ở Việt Nam. Còn Việt Nam đánh bại, đuổi thực dân Pháp ra khỏi Việt Nam, biên giới phía Nam của Trung Quốc cũng loại bỏ được uy hiếp của thực dân Pháp, đây lại là Việt Nam giúp đỡ Trung Quốc. Không thể nói Trung Quốc đã giúp đỡ Việt Nam, nên nói là Việt Nam đã giúp đỡ lẫn nhau (19). Quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa hai nước trong giai đoạn này đã được xây dựng trên nền tảng của sự thống nhất đó.
Trong bối cảnh chiến tranh lạnh, viện trợ của Trung Quốc cho Việt Nam cũng một phần sự phân công quốc tế của phe XHCN, đứng đầu là Liên Xô. Vì vậy, sự viện trợ này vừa thể hiện tinh thần quốc tế vô sản, vừa mang màu sắc đối kháng giữa hai hệ thống chính trị. Trước khi nước CHND Trung Hoa ra đời, tháng 7-1949, Lưu Thiếu Kỳ thăm Liên Xô, trong buổi nói chuyện với Stalin, Stalin đã có sự phân công: “Mong rằng Trung Quốc từ nay về sau nên gánh vác thêm sự giúp đỡ về phương diện phong trao cách mạng dân tộc dân chủ ở địa bàn thuộc địa và các quốc gia phụ thuộc. Bởi vì, bản thân cách mạng và kinh nghiệm cách mạng của Trung Quốc có thể có những ảnh hưởng tương đối lớn với họ, có thể tham khảo và hấp thụ. Về phương diện này, Liên Xô sẽ không có tác dụng và ảnh hưởng bằng Trung Quốc. Điều này thật rõ ràng, cũng như Trung Quốc khó có thể có ảnh hưởng ở châu Âu giống như Liên Xô được… Các đồng chí phải làm việc ở phương Đông và các quốc gia thuộc địa và nửa thuộc địa… Chúng tôi sẽ gánh vác nhiều nghĩa vụ đối với phương Tây, làm nhiều nghĩa vụ đối với phương Tây, làm nhiều việc hơn nữa. Nói tóm lại, đây là nghĩa vụ quốc tế mà chúng ta không được phép chối từ (20). Đúng như sự phân công ấy, Trung Quốc đã tích cực thực hiện nghĩa vụ quốc tế đối với Việt Nam, một tiền đồn chống chủ nghĩa đế quốc trong khu vực. Vì vậy, thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp của Việt Nam không chỉ là thắng lợi của riêng dân tộc ta mà còn là thắng lợi của cả phe XHVN. Thắng lợi này đã góp phần làm tăng sức mạnh của phe XHCN, nâng cao vị trí và uy tín của Trung Quốc trên đường quốc tế.
Có thể nói, viện trợ, giúp đỡ Việt Nam kháng chiến chống Pháp của Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh Liên Xô, Trung Quốc và các nước trong phe XHCN đoàn kết chống lại những âm mưu của Mỹ, lợi ích quốc gia hài hòa với tinh thần quốc tế vô sản. Điều này khiến mối quan hệ Việt-Trung giai đoạn 1950-1954 đi vào lịch sử hiện đại của quan hệ hai nước với nét đặc thù “vừa là đồng chí, vừa là anh em”.
Theo tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc (THS. NGUYỄN PHƯƠNG HOA, Viện Nghiên cứu Trung Quốc)

No comments:

Post a Comment